Danh sách các bài báo đăng trên tạp chí PCSR số 05 năm 2012  1/24/2013 9:00:40 AM

  
1.     THỰC TRẠNG BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN FASCIOLIASIS TẠI VIỆT NAM 
Nguyễn Văn Đề  
Đại học Y Hà Nội
 
Tóm tắt
Bệnh sán lá gan lớn mặc dầu được ghi nhận từ đầu thế kỷ 20 nhưng chưa được quan  tâm nên bệnh bị chẩn đoán nhầm với “u gan” và chỉ từ thập kỷ 90 đến nay mới quan tâm chẩn đoán, điều trị và bệnh càng ngày càng được phát hiện nhiều hơn. Đến năm 2011 đã phát hiện trên hơn 20.000 bệnh nhân tại 52 tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt bệnh gặp nhiều ở các tỉnh miền Trung-Tây nguyên.
Download bản full tại đây:
 
 
2.     LƯU HÀNH CỦA VIRUS CHIKUNGUNYA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI  
Vũ Xuân Nghĩa1, Nguyễn Khắc Lực 
Học viện Quân y
 
Tóm tắt
Để phát hiện sự lưu hành của virus Chikungunya trên địa bàn thành phố Hà Nội, 1023 muỗi Ae.aegypti và 885 Ae.albopictus bắt từ 6 quận huyện thành phố Hà Nội cùng 200 bệnh nhân sốt xuất huyết từ 2 viện 103 và Bạch Mai được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả cho thấy, tỉ lệ lưu hành CHIKV trên cả hai loại muỗi là 0%, trong khi đó tỉ lệ phát hiện vật chất di truyền RNA của CHIKV trên bệnh nhân sốt xuất huyết tại viện 103 và Bạch mai lần lượt là 8% và 0%. Tỉ lệ phát hiện này cho thấy, ngoài DENV là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sốt xuất huyết còn có CHIKV gây bệnh tương tự trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Download bản full tại đây :
 
 
3.      TÌNH HÌNH NHIỄM CÁC BỆNH GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI TỈNH CAO NGUYÊN LÂM ĐỒNG 
Nguyễn Thu Hương1, Nguyễn Lương Tình 
Viện Sốt rét-KST-CT.TƯ  
 
Tóm tắt :
Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại 5 trường tiểu học của 5 xã thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Có 367 học sinh tiểu học tham gia xét nghiệm phân để phát hiện trứng giun sán đường ruột. Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu là Kato – Katz. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm (TLN) giun chung là 27,2%. Trong đó TLN: Giun đũa là 5,7%, giun tóc là 1,3%, giun móc/mỏ là 21,2%, giun kim là 1%. 100% học sinh nhiễm giun với cường độ nhiễm (CĐN) nhẹ. Không có trường hợp nào nhiễm sán. Có 3 trường hợp nhiễm phối hợp giữa giun đũa và giun móc/mỏ (0,8%). Không có sự khác biệt về TLN giun giữ nam và nữ. Yếu tố dân tộc cũng có liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun.
Từ khóa: Giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ, giun kim, học sinh tiểu học, HSTH, dân tộc.
Download bản full tại đây:

4.       THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT CHO TRẺ TRƯỚC TUỔI ĐI HỌC TỪ 24 - 60 THÁNG TUỔI, NĂM 2007-2010. 
Nguyễn Thu Hương1, Đặng Thị Cẩm Thạch, Nguyễn Mạnh Hùng và CS
Viện Sốt rét-KST-CT.TƯ
 
Tóm tắt
Một mô hình tẩy giun hàng loạt bằng Albendazole 400mg cho trẻ 24 -60 tháng tuổi đã được triển khai và áp dụng tại 14 tỉnh từ năm 2007-2010. Tiến hành tẩy giun hàng loạt mỗi năm 1 lần cho trẻ tại cộng đồng và các trường nhà trẻ, mầm non. Điều tra tình hình nhiễm giun truyền qua đất trước và sau 3 năm áp dụng mô hình tẩy giun hàng loạt, tỷ lệ nhiễm giun chung giảm 71,0%. Cường độ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ ở lứa tuổi này giảm đáng kể, chủ yếu là nhiễm nhẹ. Sau 3 năm tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm 73,2% và giun tóc giảm 57,8%, giun móc/mỏ giảm xuống 23,5%. Cường độ nhiễm giảm xuống mức nhẹ 100%. Nhận thức, thái độ, hành vi của cha mẹ trẻ thay đổi đáng kể sau can thiệp. Mô hình được sự ủng hộ tham gia của cha mẹ  trẻ, giáo viên các trường mầm non, các cấp chính quyền địa phương. Tỷ lệ trẻ được uống thuốc tẩy giun cao đạt tỷ lệ chung khoảng 96% (từ 71-99%). Tác dụng không mong muốn do thuốc tẩy giun là thấp. Mô hình phòng chống các bệnh giun truyền qua đất dựa trên cơ sở nhà trường có tính hiệu quả, tính thực tiễn và khả năng áp dụng rộng rãi để phòng chống các bệnh giun sán, trước hết cần ưu tiên cho trẻ tuổi học đường. Mô hình có hiệu quả thiết thực trong công tác phòng chống giun cho trẻ em trước tuổi đi học 
 
Từ khóa: các bệnh giun truyền qua đất, tẩy giun hàng loạt, trẻ 24-60 tháng
Download bản full tại đây:
 
5.     ÁP DỤNG KỸ THUẬT PHẢN ỨNG CHUỖI POLYMERASE (PCR) ĐỂ PHÂN BIỆT ẤU TRÙNG GIUN MÓC VỚI ẤU TRÙNG GIUN MỎ  TẠI MỘT XÃ MIỀN NÚI TỈNH PHÚ THỌ  
Hoàng Văn Tân1, Nguyễn Thị H­ương Bình, 
Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Nguyễn Hồng Hạnh, 
Nguyễn Thị Hiền, Vũ Thị Lâm Bình và CS.
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ­ương.
 
Tóm tắt
Sau khi nuôi cấy 33 mẫu phân có trứng giống với trứng giun móc, giun mỏ. Sau 7- 10 ngày chúng tôi thu hồi ấu trùng cho vào tube 1,5ml để  tiến hành tách chiết ADN của từng mẫu và sử dụng kỹ thuật PCR để giám định ấu trùng giun móc và ấu trùng giun mỏ. Kết quả điện di sản phẩm PCR cho thấy ấu trùng giun móc có kích thước băng bằng 690bp, giun mỏ có kích thước băng bằng 870 bp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định được 28/33 trường hợp nhiễm giun mỏ đơn thuần(chiếm 84,84%)  và 5 trường hợp nhiễm phối hợp giun móc với giun mỏ (chiếm 15,16%), không gặp bệnh nhân nào nhiễm giun móc đơn thuần.
Download bản full tại đây :

6.      THỰC TRẠNG BỆNH PEMPHIGUS CỦA NHỮNG BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
Cao Bá Lợi1, Cấn Xuân Lương, Trần Lan Anh và CS
 
Tóm tắt:
Nghiên cứu hồi cứu được tiến hành năm 2012 tại Viện Da liễu Trung ương, nhằm mục đích đánh giá tình trạng bệnh Pemphigus ở những bệnh nhân điều trị các bệnh về da liễu kết quả cho thấy:
Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh Pemphigus trung bình trong 1năm/Tổng số bệnh nhân điều trị các bệnh về da liễu là 3,6%, trong đó: Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 2,9%, ở nữ giới 4,3%. Tỷ lệ các thể bệnh Pemphigus: Thông thường 65,5%, da mỡ 32,1%, sùi 1,1%, vảy lá 1,7%. Vị trí tổn thương đầu tiên khi khởi phát thường gặp là ở đầu mặt cổ, chi trên, chi dưới, ngực bụng rất cao từ 71,0% đến 95,0%. Độ tuổi trung bình khi phát bệnh là 50,2 ± 16,30. Số bệnh nhân trung bình nhập viện vào mùa đông thấp hơn các mùa xuân, hạ và mùa thu, với các giá trị: 11,2 ±2,3 bệnh nhân  so với  16,6 ±2,7 bệnh nhân  và  16 ±2,4  bệnh nhân với p < 0,01. Tỷ lệ mắc bệnh Pemphigus cao nhất ở nông dân (50,0%). Các đối tượng khác có tỷ lệ mắc thấp hơn như: Cán bộ 15,5%, công nhân 10,4%, học sinh – sinh viên 15,0%, nghề tự do 9,2%.
Download bản full tại đây:

7.  MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT                                                          
PGS.TS. Nguyễn Văn Châu 
 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một số lĩnh vực nghiên cứu ký sinh trùng, côn trùng và động vật liên quan đến y học rất cần đến phân loại động vật và danh pháp động vật. Thực tế hiện nay, có  nhiều người tham gia nghiên cứu về lĩnh vực này ở các Viện nghiên cứu thuộc ngành y tế, các Trung tâm y tế thuộc khối y học dự phòng, nhưng phần lớn được đào tạo ở nhiều trường khác nhau, nhiều chuyên ngành khác nhau ngoài ngành Sinh học, nên trong nghiên cứu, cập nhật tài liệu, hoặc biên soạn tài liệu và viết báo cáo khoa học liên quan đến ký sinh trùng, côn trùng, động vật còn gặp khó khăn khi viết các tên khoa học của động vật hay danh pháp động vật.
Bài này không ngoài mục đích lược ghi lại một số nội dung liên quan đến sự phân loại học (classcification) và “các quy tắc danh pháp động vật” được đề cập trong “Luật danh pháp động vật quốc tế” (International Code of Zoological Nomenclatura” do Hội nghị Động vật học quốc tế lần thứ XV thông qua tại Luân Đôn, tháng 7 năm 1958 [4].
Download bản full tại đây:
 
 
8.     HANTAVIRUS NHIỄM Ở NGƯỜI VÀ THÚ Ở TRUNG QUỐC
YONG-ZHEN ZHANG, YANG ZOU, ZHEN F.FU, AND ALEXANDER PLYUNIN 
(Dịch từ tài liệu: Hantavirus Infections in Humans and Animals, China
Emerging Infectious Diseasea. www.cdc.gov/eid. Vol. 16, No. 8, August 2010)

Tóm tắt
Sốt xuất huyết với hội chứng thận (Hemorrhagic fever with renal syndrome - HFRS) là một vấn đề nghiêm trọng y tế công cộng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Mặc dù 7 loại huyết thanh / kiểu gen của hantaviruses đã được tìm thấy ở các loài gặm nhấm, chỉ Hantaan vi rút (có ở chuột Apodemus agrarius) và Seoul virus (ở chuột cống Rattus norvegicus) đã gây bệnh ở người. Trong thời gian 1950-2007, tổng cộng 1.557.622 trường hợp HFRS ở người và 46.427 trường hợp tử vong (3%) đã được báo cáo ở Trung Quốc. HFRS đã được phát hiện tại 29 trong 31 tỉnh ở Trung Quốc. Sau khi thực hiện các biện pháp toàn diện dự phòng, bao gồm cả tiêm chủng, trong thập kỷ qua ở Trung Quốc, tỷ lệ mắc HFRS đã giảm đáng kể, chỉ có 11.248 HFRS trường hợp đã được báo cáo trong năm 2007. Tỷ lệ tử vong cũng giảm từ mức cao nhất 14,2% trong năm 1969 1% ≈ trong thời gian 1995-2007. Tuy nhiên, số lượng người mắc HFRS và tử vong ở Trung Quốc vẫn là cao nhất thế giới.
Trong thập kỷ qua, hantaviruses đã đạt được sự chú ý trên toàn thế giới như là nổi lên các tác nhân gây bệnh truyền từ động vật sang người (1-3). Hantaviruses thuộc họ Bunyaviridae, giống Hantavirus, có sợi đơn RNS, gồm ba đoạn RNA.. Hantavirus lan truyền giữa các loài gặm nhấm và từ gặm nhấm sang người thường xảy ra do hít phải không khí từ chất thải của gậm nhấm (4). Trong tự nhiên vật chủ nhiễm chúng (loài gặm nhấm thuộc họ Muridae và Cricetidae), hantaviruses thiết lập một sự nhiễm trùng dai dẳng, không gây hại rõ ràng (5). Ở người, hantaviruses gây ra 2 bệnh: sốt xuất huyết với hội chứng thận (HFRS) tại Âu Á, và hội chứng hantavirus (tim) phổi ở Bắc và Nam Mỹ (6). Mỗi năm trên toàn thế giới có 60.000-100.000 HFRS trường hợp được báo cáo, chủ yếu là từ Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc (7).
Đến nay, 7 loại huyết thanh / kiểu gen của hantaviruses đã được xác định ở Trung Quốc (8). Trong số này, chỉ Hantaan virus (HTNV), được phân lập từ chuột đồng Apodemus agrarius, và Seoul virus (SEOV), từ chuột cống Rattus norvegicus, gây ra HFRS (8-11). Mặc dù các biện pháp tập trung thực hiện trong 3 thập kỷ qua, HFRS vẫn còn là một vấn đề sức khỏe công cộng ở Trung Quốc (10).
Download bản full tại đây:
 
 
9.     NHỮNG ĐIỀU CẦN QUAN TÂM ĐỂ GIÁM SÁT LOẠI TRỪ SỐT RÉT 
Người dịch:  Nguyễn Trần Bích Diệp
Kho­a Côn trùng
 
Tóm tắt
Giám sát thường xuyên và hệ thống giám sát bệnh sốt rét đã được nhấn mạnh là điều quan trọng để loại trừ bệnh sốt rét. Không có sự giám sát và hệ thống giám sát chặt chẽ có thể đã làm bùng phát dịch vào thời gian mà các nỗ lực toàn cầu gần đây nhất để tiêu diệt bệnh sốt rét bị thất bại. Ngày nay, những kỹ thuật hiện đại có thể cho phép phát hiện nhanh chóng các ổ dịch trọng điểm, cải thiện trang thiết bị để chẩn đoán và điều trị cho các khu vực cần thiết. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh các hoạt động phổ biến (ví dụ, phân phối phòng chống vector và thuốc men, cũng như việc triển khai các chiến dịch thay đổi hành vi, thói quen) đòi hỏi các mạng lưới khác nhau để quản lý, tìm hiểu, đánh giá các dữ liệu và nhiều tổ chức cùng phối hợp hoạt động can thiệp. Hệ thống giám sát có thể thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin, từ các cộng đồng tới cấp quốc gia, trong một hệ thống tập trung, rộng rãi, sẽ cho phép cải thiện những nỗ lực giám sát và can thiệp. Các phương thức khác nhau gây ra những phản ứng khác nhau sẽ có hiệu quả khác nhau tùy thuộc bối cảnh, địa phương, địa lý hoặc văn hóa - xã hội. Các kỹ thuật giám sát được thiết kế cẩn thận, xây dựng một hệ thống đa chức năng và năng động, sẽ giúp cải thiện các nỗ lực loại trừ bệnh sốt rét nhờ cải thiện được sự hợp tác, thời gian độ bao phủ và triển khai kỹ thuật.

Thống kê truy cập

Đang online: 57

Số lượt truy cập: 21,487,157