Danh sách các bài báo đăng trên tạp chí PCSR số 02(91) năm 2016  6/20/2016 11:27:54 AM

1.  ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC XUA MUỖI VÀ SỰ CHẤP NHẬN CỦA CỘNG ĐỒNG VỚI NẾN XUA MUỖI TẠI XÃ AN THỚI ĐÔNG, HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vũ Đức Chính1, Bùi Lê Duy1, Nguyễn Trần Bích Diệp1,
Nguyễn Thị Liên Hương2 và cs
1Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
2Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành trên diện hẹp tại xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh nhằm đánh giá hiệu lực xua muỗi của nến xua muỗi Insecticandel được công ty Candelax Sdn.Bhd., Malaysia sản xuất. Đồng thời đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng dân cư với nến xua muỗi. Kết quả cho thấy số lượng muỗi đốt người của muỗi An. epiroticus và Cx. vishnui ở nhóm thử nghiệm nến thấp hơn nhóm đối chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01), điều này cho thấy nến có tác dụng xua muỗi và hạn chế muỗi đốt người. Hiệu lực phòng chống muỗi trung bình 6 giờ dùng nến với An. epiroticus là 71,92% và Cx. vishnui là 76,36 %. Tỷ lệ hộ dùng nến cao (98%), chưa thấy tác dụng không mong muốn khi sử dụng nến xua muỗi. Tuy nhiên, có một số ít hộ (11,22%) cảm thấy có mùi khó chịu khi dùng.
Từ khóa: Nến xua muỗi, thực địa, hiệu lực xua muỗi.

Abstract
           A study was carried out in An Thoi Dong commune, Can Gio district of Ho Chi Minh city with the objective of evaluating the efficacy of Insecticandel, a product of Candelax Sdn.Bhd. In addition, the acceptance of communities to this mosquito repellent candle was investigated. The results revealed that the number of An. epiroticus and Cx. vishnui mosquito bites in the experimental group was lower than that in the control group, the difference was statistically significant (p <0.01). This showed the effectiveness of these repellent candles against mosquitoes. The efficacy of insecticandel in 6 hours against An. epiroticus was 71.92% and against Cx. vishnui was 76.36%.  The rate of households using candles was as high as 98% without unwanted effects. However, unpleasant smell was reported in a small number of households (11.22%) when using the product.

Keywords: insecticandel, field, efficacy 


2.  THỰC TRẠNG NHIỄM SÁN LÁ GAN NHỎ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI CÁC XÃ HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH  HOÀ BÌNH (2013-2014)
Nguyễn Thu Hương1, Lê Ngọc Tuyến2, Nguyễn Thị Liên Hương3 và cs.
1Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương
2Bệnh viện Răng –Hàm- Mặt Trung ương Hà Nội
3Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế 
 
Tóm tắt
Điều tra cơ bản mô tả thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người và can thiệp cộng đồng bằng điều trị kết hợp truyền thông giáo dục sức khỏe được tiến hành năm xã của  huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, từ 5/2013 đến 12/2014. Tổng số 1.000 người sống tại địa phương độ tuổi từ 10 - 65 được xét nghiệm phân bằng kỹ thuật Kato-Katz và trả lời phỏng vấn thái độ thực hành phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ tại các xã huyện Kỳ Sơn Hòa Bình là 27,40%. Sau can thiệp điều trị ca bệnh và tuyên truyền một năm tỷ lệ giảm còn 15,53%,chỉ số hiệu quả can thiệp đạt 43,3. Tỷ lệ nhiêm cao nhất tại xã Hợp Thành (58,0%), tiếp theo là Phú Minh (44,0%), Yên Quang (16,5%), Dân Hạ (13,5%), thấp nhất tại Phúc Tiến (4,5%); Tuổi nhiễm sán lá gan nhỏ trung bình là 40,69 + 10,48 đến 41,34 + 10,50 tuổi. Nhiễm sán lá gan nhỏ tỷ lệ thuận với tuổi, nhiễm cao nhất từ 60 tuổi trở lên (33,33%), tiếp theo là nhóm 30-59 tuổi; 29,32%-29,73%, thấp nhất lứa tuổi dưới 30 tuổi 16,86%; Tỷ lệ nhiễm SLGN nam cao hơn nữ 3,3 – 5,7 lần, tương ưng trước và sau can thiệp là 44,40% và 24,69% so với 13,58% và 4,32%. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ như hiểu biết và ý thức phòng bệnh của người dân;  thói quen và thực hành ăn gỏi cá; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; hoạt động truyền thông phòng chống bệnh tại địa phương chưa đạt hiệu quả cao trong cộng đồng. Cần nâng cao hơn nữa tuyên truyền ý thức người dân về phòng bệnh sán lá gan nhỏ.
Từ khóa: Sán lá gan nhỏ, Kỳ Sơn, Hòa Bình, ăn gỏi cá.

Abstract

An intervention study was conducted in five communes of Ky Son district, Hoa Binh province from May 2013 to December 2014 targeting to describe the situation of liver fluke infection in humans and some related factors. Community-based interventions were used in combination with health communication and education. A total of 1,000 local people aged 10-65 years old we examined by Kato-Katz technique and were interviewed about their attitude and practice in liver fluke prevention and control. The results revealed that the prevalence of liver fluke infection in Ky Son was 27.40%. This rate dropped to 15.53% after one-year intervention; the effectiveness of interventions reached 43.3. The highest infection rate was in Hop Thanh commune of 58.0%, followed by Phu Minh of 44.0%, Yen Quang of 16.5%, Dan Ha of 13.5%, and Phuc Tien of 4.5%. The average age of patients was 40.69 + 10.48 to 41.34 + 10.50 years old. The older they were, the more they got infected; specifically the group aged 60 years old or older were most attacked (33.33%), followed by those aged 30-59 (29.32%-29.73%), and least those under 30 (16.86%). The prevalence in males was 3.3 to 5.7 times higher than that in females (44.40% vs. 24.69% and 13.58% vs. 4.32% before and after interventions, respectively). Some factors related to liver fluke infections were people's knowledge and awareness about disease prevention; habits and practice of eating raw fish; use of sanitary latrines; and ineffective communication activities in the community. Thus, It’s necessary to improve knowledge and awareness of habitant in community on liver fluke control programme.

Keywords: small liver fluke, Ky Son, Hoa Binh, eating raw fish. 


3.  ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT TẠI HUYỆN ĐÀ BẮC TỈNH HÒA BÌNH TRƯỚC KHI TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HUYỆN LOẠI TRỪ SỐT RÉT 2012 - 2014
 
Trần Thanh Dương1, Ngô Đức Thắng1, Lê Ngọc Tuyến2, Đinh Sơn Hà1
1Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
2Bệnh viện Răng-Hàm -Mặt Trung ương Hà Nội               
Tóm tắt
Nghiên cứu hồi cứu công tác phòng chống sốt rét tại huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình 3 năm giai đoạn 2011 – 2014 cho thấy Công tác phòng chống sốt rét tại Đà Bắc đã có hiệu quả rõ rệt, các biện pháp phòng chống sốt rét thường qui vẫn đạt hiệu quả cao khi đảm bảo độ bao phủ. Các điểm kính được nâng cao, thường xuyên có các lớp tập huấn mới và tập huấn lại về kỹ năng phát hiện ký sinh trùng sốt rét giúp cho việc chẩn đoán và điều trị sốt rét kịp thời.Giai đoạn 2012 – 2014, trung bình có 2.662 lam máu được xét nghiệm trong năm. Công tác giám sát dịch tễ sốt rét được duy trì hàng năm, tình hình sốt rét trong huyện thời gian gần đây ổn định, có khả năng phát hiện những ca ký sinh trùng và điều trị kịp thời nhằm cắt đứt lây truyền tại chỗ. Trong hai năm 2013-2014, toàn huyện không có ký sinh trùng nội địa.Công tác phòng chống sốt rét có sự phối hợp với các ban ngành đoàn thể, tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống sốt rét dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú để người dân hiểu, cộng đồng tích cực tham gia. Số lượt người được truyền thông trung bình 6.483 người/năm, hoạt động phòng chống véc tơ được duy trì với hai phương pháp phun và tẩm, bảo vệ cho trung bình hơn 9.000 dân trong huyện/năm. Tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét trung bình 3 năm/1.000 dân của huyện đạt tỷ lệ dưới 1, có thể bắt đầu tiến hành các biện pháp để loại trừ sốt rét trên địa bàn huyện trong những năm tới.
         Từ khóa: Ký sinh trùng sốt rét, loại trừ sốt rét

Abstract

A retrospective study on malaria control and prevention was conducted in Da Bac district of Hoa Binh province from 2011 to 2014. The results showed that the malaria control program in Da Bac was markedly effective. Regular malaria control measures remained effective while ensuring the coverage of the measures. The quality of microscopy points was improved and maintained. New training and re-training courses on plasmodium detection helped for the timely diagnosis and treatment of malaria from the primary care level. In the period 2012 – 2014, there wasan average of 2,662 smears tested per year. Epidemiological surveillance of malaria was maintained every year in spite of the stable malaria situation in the district, prompt detection of parasitic cases, and timely treatment to cut off local transmission. There were no domestic parasites in the district during 2 years 2013-2014. The socialization of malaria prevention was focused bythe engagementof government agencies, and other organizations. An average of 6,483 residents was involved in health education communication on malaria prevention each year. Vector control activities were maintained in combination with alternative spray and impregnation, protecting more than 9,000 residents in the district each year. The average rate of plasmodium of 3 years per 1,000 populations was less than one. It is possible to start conducting elimination measures for the district in the coming year.    

Keywords: Plasmodium, malaria elimination. 


4.  THIẾU GLUCOSE-6- PHOSPHATE  DEHYDROGENASE TẠI MỘT SỐ TỈNH  SỐT RÉT LƯU HÀNH  NĂM 2015
Tạ Thị Tĩnh1, Nguyễn Thị Lan Hương2, Phạm Thu Hoài1,  Phạm Thị  Minh Thịnh1,
Võ Như Phương1 và cs
.
1Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương
2Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt
Điều tra cắt ngang được tiến hành từ tháng 10/2015 đến 12/2015 tại 36 xã, 12 huyện, 6 tỉnh Bình Phước, Đăk Nông, Ninh Thuận, Gia lai, Kon Tum, Quảng Nam trên các đối tượng nam và nữ từ trên 6 tháng tuổi để xác định thiếu G6PD bằng bộ  kit phát hiện thiếu G6PD của hãng Trinity Biotech. Kết quả cho thấy: tỷ lệ thiếu G6PD thấp nhất  ở Gia Lai: tại Kon Chro là 2,4%, Krong Pa là  3,1%, cao nhất tại Đăk Nông: Ở Tuy Đức là  9,6% và Cư Jut là 10,1%. Các huyện còn lại như Bắc Ái, Ninh Sơn ( Ninh Thuận), Nam Trà My, Tây Giang (Quảng Nam),  Bù Đăng, Bù Gia Mập (Bình Phước),  Ngọc Hồi, Đăk Glei (Kon Tum) có tỷ lệ thiếu G6PD tương ứng là 6,0%; 4,4%; 4,3%; 5,0%; 4,6%’ 4,3%; 7,6% và 5,0%.  Tỷ lệ thiếu G6PD gặp cao nhất ở nhóm dân tộc H’mông 10,6% (tại Tuy Đức, Đăk Nông)và thấp nhất ở nhóm dân tộc Gia Rai và Ba Na, tương ứng là 3,2% và 2,6%. Tiếp đến nhóm dân tộc Tày, Nùng, Mường, Dao (sống tại Đăk Nông, Bình Phước và Kon Tum) có tỷ lệ từ thiếu từ 8,9% đến 9,9%. Các nhóm dân tộc Kinh, Chăm, Cơ Ho, Xơ Đăng, Raglai, M’nông, Xtiêng, Cơ Tu, Gié Chiêng có tỷ lệ thiếu từ  4,4% đến 6,8%.
Từ khóa: thiếu G6PD, sốt rét.

Abstract

A cross sectional survey on people aged over 6 months old was conducted from October 2015 to December 2015 in 36 communes of 12 districts in 6 provinces of Binh Phuoc, Dak Nong, Ninh Thuan, Gia Lai, Kon Tum and Quang Nam to identify G6PD deficiency with the test kits manufactured by Trinity Biotech. The results showed that the lowest rate of G6PD deficiency was in Gia Lai (2.4% in Kon Chro, 3.1% in Krong Pa), and the highest in Dak Nong (9.6% in Tuy Duc and 10.1% in Cu Jut). The other districts such as Bac Ai, Ninh Son (Ninh Thuan), Nam Tra My, Tay Giang (Quang Nam), Bu Dang, Bu Gia Map (Binh Phuoc), Ngoc Hoi, Dak Glei (Kon Tum) shared respective rates of 6.0%, 4.4%, 4.3%,5.0%,4.6%, 4.3%,7.6% and 5.0%. The rate of G6PD deficiency was the highest in Hmong ethnic group with 10.6% (in Tuy Duc and Dak Nong), followed by Tay, Nung, Muong, Dao (living in Dak Nong, Binh Phuoc, and Kon Tum) with 8.9% to 9.9%. The G6PD deficiency in Kinh, Cham, Coho, Xo Dang, Raglai, M'nong, Xtieng, Co Tu, Gie Chieng was from 4.4% to 6.8%. Gia Rai and Ba Na people were found to have the lowest deficiency rate of 3.2% and 2.6%, respectively.

Keywords: 


5.  ĐIỂM PHÁT HIỆN, ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ CA BỆNH CHO NHÓM DÂN DI BIẾN ĐỘNG TẠI MỘT SỐ XÃ SỐT RÉT LƯU HÀNH NẶNG TỈNH ĐĂK NÔNG NĂM 2015
 
Nguyễn Quý Anh1, Trần Thanh Dương1, Lê Ngọc Tuyến2, Lê Xuân Hùng1
1Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng Trung ương
2Bệnh viện răng- Hàm -Mặt Trung ương
Tóm tắt
Nhằm tăng cường công tác phát hiện ca bệnh chủ động, điều trị triệt để ngăn chặn nguồn lây và truyền thông thay đổi hành vi về phòng chống sốt rét cho nhóm dân di biến động, một mô hình điểm phát hiện, điều trị và quản lý ca bệnh được thực hiện tại tỉnh Đăk Nông. Sau 4 tháng triển khai hoạt động, cán bộ điểm đã tiếp cận theo dõi được 221 lượt đối tượng thường xuyên đi rừng và 1.489 lượt người thường xuyên ngủ rẫy. Thực hiện truyền thông 993 lần bằng hình thức đến thăm hộ gia đình và tuyên truyền cho 1.699 lượt người. Lấy lam, thử test cho 304 người có sốt và nghi ngờ sốt rét, phát hiện được 3 trường hợp có ký sinh trùng sốt rét ở nhóm ngủ rẫy chiếm 27,27% tổng số ký sinh trùng của 2 xã can thiệp trong 4 tháng. Điều trị và theo dõi quá trình điều trị cho 3 bệnh nhân có ký sinh trùng phát hiện, hỗ trợ y tế xã các hoạt động khác trong thôn quản lý. Cấp 350 chiếc màn tẩm hóa chất tồn lưu dài cho dân đi rừng, ngủ rẫy.
Từ khóa: Dân di biến động; điểm phát hiện, điều trị và quản lý ca bệnh (điểm sốt rét).

Abstract

In order to strengthen active case detection, curative treatment to prevent transmission source, and behavior change communication on malaria control for mobile populations, a model of detection, treatment and case management post was implemented in Dak Nong province. After 4 months of implementation, 221 frequent visits to the forest and 1,489 times of field sleeping were recorded. In addition, 993 household visits were conducted and 1,699 residents were involved in health education communication. A total of 304 people with fever and suspected malaria had blood smears taken and tested, resulting in 3 cases infected with malaria parasites. They were the villagers who usually slept in the field, sharing 27.27% of total parasites in two intervention communes in 4 months. Treatment and follow-up was also given to the 3 patients. Especially, 350 long lasting insecticide-treated nets were provided to forest goers and those sleeping in the field.

Keywords: Mobile population; malaria post. 


6.  ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT TOÀN DÂN BẰNG THUỐC ARTERAKIN TẠI XÃ IA DRẾH, HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI
Nguyễn Mạnh Hùng, Ngô Đức Thắng, Nguyễn Thanh Bình,
Vũ Thị Ánh Tuyết, Trương Trung Kiên, Nguyễn Duy Thức, Đinh Sơn Hà.
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
Tóm tắt
Nghiên cứu áp dụng biện pháp điều trị sốt rét (SR) toàn dân được triển khai tại xã Ia Drếh huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai năm 2015. Kết quả đánh giá được cơ cấu ký sinh trùng (KST) của xã giai đoạn 2011- 2015 KST P.falciparum 11,2%, P.vivax 88,7%, xã Ia Drếh năm 2015 xã có 154 người mắc sốt rét, KST có ở tất cả các tháng trong năm, số người mắc sốt rét tăng cao từ tháng 11 kéo dài đến tháng 3 năm sau, người mắc SR nam > nữ người dân tộc Gia rai, mắc chủ yếu ở lứa tuổi >15, đối tượng chủ yếu là đi rừng ngủ rẫy.Tỷ lệ hiện mắc sốt rét thấp 0,49% so với số xét nghiệm. Tỷ lệ uống thuốc sốt rét toàn dân đạt 53,6%. Số người uống thuốc đủ liều 410/410 đạt 100%,  không có trường hợp nào có tác dụng phụ của thuốc .
Từ khóa: Ký sinh trùng sốt rét, arterakin

Abstract

A mass drug administration using arterakin was implemented in Ia Dreh commune, Krong Pa district of Gia Lai province in 2015. The results showed that the occurrence of malaria in Ia Dreh was consistent with that in Krong Pa district and Gia Lai province. The number of infected cases was 154, and the disease occurred all the year round with the peak from November to March. The malaria incidence was as low as 0.49%. Only 53.6% of the total populations were involved in the mass drug administration program. 100% of people took adequate doses of arterakin (410/410) and no side effects were detected.

Keywords: Malaria, mass drug administration, arterakin 


7.  THỰC TRẠNG MẮC SỐT RÉT Ở NHÓM DÂN DI BIẾN ĐỘNG TẠI MỘT SỐ XÃ VÙNG SỐT RÉT LƯU HÀNH NẶNG TỈNH ĐĂK NÔNG NĂM 2015
 
Nguyễn Quý Anh1, Trần Thanh Dương1, Lê Ngọc Tuyến2, Lê Xuân Hùng1
1Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương
2Bệnh viện Răng-Hàm -Mặt Trung ương
Tóm tắt
Để xác định thực trạng sốt rét ở nhóm dân di biến động tại vùng sốt rét lưu hành nặng tỉnh Đăk Nông, một cuộc điều tra cắt ngang được thực hiện tại 4 xã Đăk Wil, Cư Knia huyện Cư Jút và xã Quảng Trực, Đăk Buk So huyện Tuy Đức trong tháng 10 năm 2015. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hiện mắc sốt là 0,13%. Tỷ lệ người dân biết về bệnh sốt rét là 78% và nguồn thông tin chủ yếu là từ cán bộ y tế. Hiểu biết về muỗi truyền bệnh sốt rét chiếm tỷ lệ 67,24%, biết ngủ màn để phòng bệnh sốt rét là 56,71%. Khi bị sốt, sốt rét có 80,0% chọn đến Trạm y tế xã để được khám và điều trị. Tỷ lệ ngủ màn thường xuyên là 74,87% nhưng số người ngủ màn đêm trước điều tra là 85,53%.
            Từ khóa: Dân di biến động, sốt rét, hiểu biết, ngủ màn.

Abstract

To identify the malaria infection situation among mobile populations in high malaria endemic areas of Dak Nong, a cross-sectional survey was conducted in 4 communes which are Dak Wil, Cu Knia commune of Cu Jut district and Quang Truc, Dak Buk So commune of Tuy Duc district in October 2015. The survey results showed that the prevalence of malaria is 0.13%. The proportion of people know about malaria was 78% and source of information mainly comes from health staff. The proportion of people understand malaria mosquitoes was proportion 67.24%, know how to use bed net to prevent malaria was 56.71%. 80.0% of people decided to go to CHC for examination and treatment when they have fever, malaria. The propotion of frequent bed net user was 74.87%, but the number of people used bed net before the survey was 85.53%.

            Key words: Mobile population, malaria, knowledge, bednet used. 

8.  CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT THƯỜNG GẶP TRUYỀN QUA ĐẤT
 
Phạm Ngọc Minh1, Nguyễn Thị Liên Hương2
1Trường Đại học Y Hà Nội
2Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế
Tóm tắt
Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đường ruột thường gặp truyền qua đất ở công nhân xây dựng Thủy điện Lai Châu, năm 2015. Có mối liên quan thuận giữa nhóm tuổi càng cao nhiễm giun nhiều hơn. Mối liên quan nghịch giữa trình độ học vấn và người nhiễm giun, một số hiểu hết và có các biện pháp phòng chống giun đi chân đất, tẩy giun định kỳ, rửa tay và người nhiễm giun.
Từ khóa: Yếu tố liên quan, bệnh giun, nhiễm giun

Abstract

A study was conducted in Lai Chau Hydropower Project in 2015 to analyse some factors influencing the helminthiasis infestation among workers at the study site. The results showed that the older workers were, the more they got infected. The workers with higher education had a lower risk of infection because they had knowledge about the disease and control measures such as de-worming and not going barefoot. Thus, it is necessary to educate workers about these factors to prevent the helminthiasis infestation. 

Key words: related factors, helminthiasis, infestation

9.  THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH SẢN Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM NĂM 2015
Lưu Thị Kim Oanh, Cao Bá Lợi, Nguyễn Thu Hương, Lê Minh Giáp
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương.
Tóm tắt
Nhiễm khuẩn đường sinh sản là một bệnh khá phổ biến và gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản. Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành trên 308 phụ nữ tuổi sinh đẻ 18 – 49 tuổi tại một số xã thuộc huyện Kim Bảng, Hà Nam từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 61,7% phụ nữ nhiễm khuẩn đường sinh sản do các tác nhân và vị trí tổn thương khác nhau. Tỷ lệ viêm âm hộ đơn thuần là 1,3%, viêm âm đạo đơn thuần là 4,9%, viêm cổ tử cung đơn thuần là 40,9%, viêm phối hợp là 14,6%. Tỷ lệ nhiễm nấm Candida sp.là 13,6%, nhiễm T. vaginalis là 0,97%, nhiễm vi khuẩn là 59,2%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu khá cao. Do đó, cần có các giải pháp can thiệp thích hợp để làm giảm tỷ lệ và tăng cường công tác phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản và tăng sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nói chung.
Từ khóa:  Nhiễm khuẩn đường sinh sản, Kim Bảng, Hà Nam, Candida sp., T.vaginalis, vi khuẩn

Abstract

Reproductive Tract Infection (RTI) is a common health problem with serious impacts on reproductive health. A descriptive cross-sectional study on 308 women at the age of child bearingwas conducted in some communes in Kim Bang district, Ha Nam province from May to July 2015. The objective of the study is to describe the current status of reproductive tract infections among women at study sites. The results showed that the percentage of infected women was 61.7% with various factors and lesion locations. Simple vulvitisaccounted for 1.3%, vaginitis took 4.9%, while cervicitis was responsible for the highest rate of 40.9%, and 14.6% was ofmixed infections. Candida sp. was responsible for 13.6% of cases, 0.97% wererelated to T.vaginalis, and 59.2% were caused by bacteria. Thus, the rate of reproductive tract infections in women at the study sitewas rather high. Therefore, it is necessary to have appropriate interventions to reduce the infectionrate and strengthen the prevention of reproductive tract infections and increase the reproductive health of women in general.

Keywords: reproductive tract infections, Kim Bang, Ha Nam, Candida sp., vaginalis, bacteria

10.  XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG LAMBDACYHALOTHRIN TRÊN MÀN TẨM TAY SỬ DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ KHỐI PHỔ
Nguyễn Thị Hoàng Yến¹, Đặng Minh Dược², Nguyễn Thị Dung¹,
Lê Trung Kiên¹, Nguyễn Anh Tuấn¹, Hồ Đình Trung¹
1Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương
2Công ty Intelligent Insect Control tại Hà Nội
Tóm tắt
Hiện nay, Chương trình Quốc gia phòng chống sốt rét chưa có quy trình chuẩn nào để đánh giá chất lượng và dư lượng các hóa chất diệt côn trùng trên màn bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xây dựng quy trình chuẩn và ứng dụng quy trình đã xây dựng để xác định dư lượng hóa chất diệt côn trùng trên màn dùng trong Chương trình Quốc gia phòng chống sốt rét. Màn được tẩm ICON 2,5CS (Lambdacyhalothrin, hàm lượng 20 mg/m2), sau đó tiến hành phương pháp thử sinh học đồng thời cùng phương pháp thử hóa học sau 24 giờ, 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng. Cho ra phương pháp được xây dựng có hiệu suất thu hồi mẫu tốt (95%), dư lượng hóa chất trên màn sau khi tẩm 24 giờ giảm dần đến 5 tháng (20,29-19,21 mg/m2), kết quả này tương ứng với kết quả thử sinh học (tỷ lệ muỗi chết sau 5 tháng là 80%). Đã xây dựng được quy trình chuẩn xác định dư lượng Lambdacyhalothrin bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ.
Từ khóa: GC-MS, Lambdacyhalothrin

Abstract

Currently, the National Program to prevent malaria of Viet Nam don't have any Standard Operating Procedures to evaluate the quality and residues of insecticides on the net that use gas chromatography mass spectrometry. The objective of this study was to construct SOP and applications to identify residues of insecticides used in net in the National Programme of malaria control. Net is impregnated with ICON 2,5CS (Lambdacyhalothrin, concentration 20 mg/m2), then conducting bioassay test methods and chemical methods after 24 hours, 1 week, 1 month, 2 months, 3 months, 4 months, 5 months. The method was built with the recovery good (95%), the residue of insecticide in the net after 24 hours impregnation decreasing to 5 months (20.29 – 19.21 mg/m2), this result corresponds to the bioassay results (the mortality after 5 months was 80%). The research built the Standard Operating Procedures to determined residue Lambdacyhalothrin by gas chromatography mass spectrometry

11.  NHÂN TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ U WARTHIN TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT
Lê Ngọc Tuyến
 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Hà Nội
Tóm tắt
U Warthin là một khối u lành tính phổ biến thứ hai của tuyến mang tai sau u đa hình. U chiếm khoảng 15% các khối u của tuyến mang tai. Các khối u Warthin có tiên lượng tốt do tỷ lệ tái phát thấp sau khi phẫu thuật điều trị. Tỷ lệ chuyển dạng ác tính chiếm ít hơn 1% các trường hợp. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một trường hợp lâm sàng u Warthin được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật lấy bỏ u.
Từ khóa: U tuyến mang tai.

Abstract

Warthin’s tumor is the second most common benign neoplasm of the parotid after pleomorphic adenoma. The tumor accounts for about 15% of all parotid tumors. Warthin’s tumor has an excellent prognosis due to the low rate of recurrence after surgical treatment. Malignant transformation occurs in less than 1% of cases. In this report, we present a case of Warthin’s tumor treated by surgical method.

Keywords: Warthin’s tumor, parotid tumors

12.  TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU ĐỢT ĐIỀU TRỊ  VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nguyễn Thị Thịnh và cs
 Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
 
Tóm tắt  
Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 96 người bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) điều trị nội trú tại khoa AM3, Bệnh viện Quân Y 103, từ 12/2014 - 5/2015. Nghiên cứu mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu. Kết quả cho thấy, có sự khác biệt về tỷ lệ suy dinh dưỡng (SGA) ở người bệnh COPD giữa nhập khoa với xuất khoa (p < 0,001). Tỷ lệ SGA-B khi xuất khoa thấp hơn so khi nhập khoa (53,12% so với 58,33 %). Tuy nhiên tỷ lệ SGA-C khi xuất khoa lại cao hơn khi nhập khoa (16,66% so với 11,45%).  Có thể nhận biết sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh COPD trong thời gian nằm viện dựa vào sự thay đổi về: triệu chứng hệ tiêu hóa, giảm khẩu phần ăn, giảm cân nặng, giảm khả năng chức năng, hiện tượng teo cơ và mất lớp mỡ dưới da. Một mối liên quan giữa thời gian nằm viện, số lượng Lympho bào và chỉ số khối cơ thể (BMI) với tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh COPD khi nhập khoa (SGA) với p<0,05, RR từ 0,43 - 0,83. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan gữa giới tính, tiền sử hút thuốc, bệnh kèm theo, paCO2, CPR-hs, tuổi, nồng độ Albumin với tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh COPD khi nhập khoa (SGA) với p>0,05.

Từ khóa: SGA, COPD, paCO2, CPR-hs, BMI.

Abstract

The study of 96 patients with chronic obstructive pulmonary inflammatory had inpatient treatment at the Department of AM3 of  Military Hospital 103, from 12/2014 - 5/2015, on a number of factors related to nutritional status , showed:There is a relationship between length of hospitalizedtime, number of lymphocytes and body mass index (BMI) with nutritional status in patients with COPD when admission with p<0.05, RR was 0, 43 to 0.83. No association found between original gender, smoking history, coexisting illnesses, paCO2, CPR-hs, age, albumin levels with nutritional status in patients with COPD when admission (SGA) with p>0 , 05. There was a difference in the rate of malnutrition in COPD patients between admission time to the time of abortion (p <0.001): Percentage SGA-B of abortion is lower than the admission time (53,12% against 58.33%); However SGA-C ratio is higher when entering the department (16.66% versus 11.45%). It could be identified the changes in the nutritional status of patients during hospitalization for COPD based on changes in: digestive symptoms, reducing diet, weight loss, reduced functional capacity, currently muscle atrophy and loss of subcutaneous fat. 

Key word: SGA, COPD, paCO2, CPR-hs, BMI. 

13.  PHÂN TÍCH LIÊN QUAN GIỮA NHIỄM GIUN MÓC/MỎ (Ancylostoma duodenal/Necator americanus) VỚI THIẾU MÁU, THIẾU KẼM VÀ THỂ CHẤT CỦA PHỤ NỮ CÓ THAI  TẠI DIỄN CHÂU, NGHỆ AN (2014 – 2015)
                                                Trần Thị Kiều Anh1,Cao Bá Lợi2, Lê Ngọc Tuyến³ và cs
1 Đại học Y khoa Vinh, Nghệ An;
 2Viện Sốt rét – Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương
3 Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt Trung ương
 
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả có phân tích và can thiệp được thực hiện từ năm 2014 đến 2015 tại Diễn Châu, Nghệ An. Tổng số 216 phụ nữ có thai đã được khám, xét nghiệm tìm trứng giun móc/mỏ trong phân, lấy máu định lượng Hemoglobin (Hb), định lượng kẽm (Zn) huyết thanh và khám thể lực đánh giá chỉ số Body Mass Index (BMI). Kết quả: Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ là 35,0% (76/216). Cường độ nhiễm trung bình (< 999 trứng/1 gram phân) là 359 ± 9 trứng/1 gram phân). Tỷ lệ phụ nữ có cường độ nhiễm nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 92,11%.
Tỷ lệ thiếu máu (Hb) rất thấp 8,33%, trong khi tỷ lệ thiếu Zn huyết thanh rất cao 43,0%. Tỷ  lệ suy dinh dưỡng (BMI < 18,5) là 26,4% (57/216), suy dinh dưỡng độ I chiếm tỷ lệ cao nhất 52,63%, tiếp đến là độ II (35,09%), độ III chiếm tỷ lệ thấp (12,28%). Có liên quan giữa tình trạng nhiễm giun móc/mỏ với thiếu Zn huyết thanh ở đối tượng nghiên cứu với r = 0,38 (> 0,33, p < 0,05) và (OR = 2,43, p < 0,05). Chưa tìm thấy liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ với thiếu máu (thiếu Hb), với r = 0,25 (< 0,33, p > 0,05).
Từ khóa: Giun móc/mỏ, thiếu máu, thiếu kẽm

Abstract

A descriptive study with analysis and intervention was conducted in Dien Chau, Nghe An from 2014 to 2015. A total of 216 pregnant women had stools tested for identification of hookworm eggs, and had blood tested for quantification of Haemoglobin (Hb) and zinc in serum, as well as BMI measured. The results showed that the prevalence of hookworm infections was 35.0% (76/216). The average intensity of infection was as light as 359 ± 9 eggs per gram of feces (<999 eggs per gram of feces). Most of the cases were of light intensity infections (92.11%). The prevalence of anemia (Hb) was low (8.33%), while zince deficiency in serum was very high (43.0%). The rate of malnutrition (BMI <18.5) was 26.4% (57/216), in which grade 1 malnutrition shared the highest proportion of 52.63%, followed by grade 2 (35.09%) and grade 3 (12.28%). There was a link between hookworm infection and zinc deficiency in serum with r = 0.38 (> 0.33, p <0.05) and (OR = 2.43, p <0.05). No association between hookworm infection and anemia (Hb) was found with r = 0.25 (<0.33, p> 0.05).

Keywords: hookworms, Ancylostoma duodenal, Necator americanus

14.  NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA HỘI CHỨNG  CHUYỂN HÓA VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ, NĂM 2012
 
 Trịnh Kiến Trung1, Nguyễn Thị Thịnh2, Cao Bá Lợi 3
1Trường Đại học Y – Dược Cần Thơ
2Trường Cao Đẳng Y tế Hà Đông
3 Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương
Tóm tắt
 Đề tài nghiên cứu mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa với một số yếu tố nguy cơ trên 1185 đối tượng ≥ 40 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hội chứng chuyển hóacác nhóm trên 60 tuổi, giới nữ, không hút thuốc và phụ nữ mãn kinh cao hơn nhóm ≤ 60 tuổi, giới nam, hút thuốc và phụ nữ còn kinh nguyệt có ý nghĩa với p < 0,05; tần suất hội chứng chuyển hóa ở nhóm trên 60 tuổi,phụ nữ mãn kinh lần lượt cao gấp 1,57 1,86 lần nhóm ≤ 60 tuổi,phụ nữ còn kinh nguyệt. Không thấy sự khác biệt giữa nhóm kinh tế khá giả và không khá giả, có uống rượu và không uống rượu với p > 0,05. Hội chứng chuyển hóa trong cộng đồng dân cư thành phố Cần Thơ có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như người > 60 tuổi; giới nữ; không hút thuốc; mãn kinh.
Từ khóa: hội chứng chuyển hóa; yếu tố nguy cơ.

Abstract

A study on 1185 patients ≥ 40 years of age was conducted in Can Tho city to identify the association between metabolic syndrome and some risk factors. They had blood tested to measure triglycerid, HDL-C, and glucose. Then the association between these results and other factors including age, gender, economic status, smoking, alcohol drinking, menopause (female), waist measurement, and blood pressure was analyzed. The results showed that the rate of metabolic syndrome in the group of > 60 years old, female, non-smoking, and menopause was higher than that in the group of ≤ 60 years old, male, and smoking with the significant difference p < 0.05. The frequency of metabolic syndrome in the group > 60 years of age, menopause was 1.57 and 186 times higher than that in the group ≤ 60 years old still menstruating. There was no difference between the rich and the poor, alcohol drinking and no drinking with p > 0.05. It can be concluded that metabolic syndrome in the community of Can Tho City was related to some risk factors such as age, gender, smoking, and menopause.

Keywords: metabolic syndrome, risk factors 

Thống kê truy cập

Đang online: 591

Số lượt truy cập: 21,364,224