Danh sách các bài báo đăng trên tạp chí PCSR số 02 năm 2012  7/4/2012 2:16:47 PM

.

1. GIÁM SÁT DỊCH TỄ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ SỨC KHOẺ CHO QUÂN VÀ DÂN TRONG VÙNG SỐT RÉT LƯU HÀNH 

 Lý Văn Ngọ1, Nguyễn Mạnh Hùng1, Nguyễn Công Sinh2, Phạm Quang Huy2, Lê Hải Đăng2, Nguyễn Văn Thu3, Nguyễn Văn Đối4, Hoàng Đình Ngọc5, Nguyễn Đức Thao1 

1Viện SR- KST - CT TƯ

2 Ban Quân-Dân Y Bộ Y tế

3 Phòng quân y Bộ tư lệnh Biên Phòng

4TTPCSR tỉnh Lai Châu

5TTPCSR tỉnh Nghệ An

 
Tóm tắt
 
Hoạt động kết hợp quân dân y trong phòng chống sốt rét (PCSR) đã góp phần đáng kể vào công tác bảo vệ sức khoẻ cho quân và dân đặc biệt là ở những khu vực vùng sâu vùng xa . Qua điều tra các bệnh dịch bệnh truyền nhiễm ở các nơi thuộc vùng sốt rét lưu hành thì bệnh sốt rét vẫn bệnh chiếm đa số. Kết quả điều tra tại 2 điểm ở 2 tỉnh Lai Châu và Nghệ An cho thấy: Tình hình SR tại các điểm điều tra đánh giá  không có bệnh nhân sốt rét nặng và tử vong do SR, điều tra vector truyền bệnh sốt rét đều thấy sự có mặt của vector chính An.minimus với mật độ từ 0,08 đến 1,1 (con/ chuồng/đêm). Hiện tượng dân di cư tự do lẻ tẻ từng hộ, giao lưu biên giới còn chưa kiểm soát hết được, quản lý các đối tượng trên còn ở mức hạn chế.
 
 - Tuyên truyền giáo dục truyền thông giáo dục sức khoẻ là một trong biện pháp quan trọng trong công tác PCSR cần đuợc tăng cường trong công tác kết hợp Quân – Dân y.
 - Công tác kết hợp Quân - Dân y đã thực sự đóng góp và mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khoẻ cho quân và dân tại các khu vực sốt rét lưu hành, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn.
   - Cần bổ sung các biện pháp( Cấp thuốc tự điều trị, tẩm màn  cho các đối tượng làm nuơng ngủ rẫy, bộ đội đi công tác giã ngoại) choquân và dân vùng biên giới cùng với  các biện pháp phòng chống sốt rét của dự án quốc gia PCSR.
Download bản full tại đây :

2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ NHIỄM SỐT RÉT  TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC GIA RAI Ở BA THÔN BIÊN GIỚI: THEO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KHÁNG THỂ KHÁNG SỐT RÉT TRONG HUYẾT THANH 

Nguyễn Xuân Xã1, Koen Peeters2, Annette Erhart2, Lê Xuân Hùng1, Nguyễn Mạnh Hùng1, Ngô Đức Thắng1, Phan Gia Công3, Alexandro D’ Umberto2, Marcooseman 2 và cộng sự 

1Viện Sốt rét KST-CT TƯ

2Viện Y học Nhiệt đới Bỉ

3 Trung tâm PCSR tỉnh Gia Lai         

Tóm tắt
Giới thiệu: Mặc dù tỷ lệ mắc và chết do sốt rét giảm đáng kể do sự nỗ lực của công tác phòng chống trong suốt 20 năm qua kể từ năm 1990, nhưng bệnh sốt rét vẫn hiện diện ở Việt nam. Các nhóm nguy cơ sốt rét là các nhóm dân tộc thiểu số, di dân và những người sống trong các khu vực rừng núi. Nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ lây truyền sốt rét, thực hiện tại 3 thôn biên giới Việt Nam - Campuchia, huyện Đức Cơ, Gia Lai.
Phương pháp: 1537 cá thể trong 3 thôn nghiên cứu được lấy máu trên giấy thấm và phỏng vấn hộ gia đình với bộ câu hỏi đóng Sử dụng phân tích tuyến tính, CART và biểu đồ biển diễn đường biểu diễn tỷ lệ hiện mắc kháng thể kháng sốt rét với tuổi trong khu vực nghiên cứu.
 
Kết quả: Kết quả phân tích đơn và đa biến cho thấy: tỷ lệ hiện mắc kháng thể kháng sốt rét P.falciparum cao (33%), sốt rét P.vivax và phối hợp (36,8%), hầu hết các ca sốt rét không có sốt. Nhóm tuổi ³ 16 mắc sốt rét cao hơn 10 lần so với các nhóm khác, p<0,001; dân tộc Gia Rai, làm rẫy mắc sốt rét cao hơn, p< 0,05. Người nghèo, sử dụng màn không đúng cũng mắc sốt rét cao hơn các nhóm khác, p<0,05. Qua lai biên giới làm rẫy, thăm thân cũng có liên quan có ý nghĩa thống kê. Phân tích hồi qui và phân loại cho thấy: tỷ lệ hiện mắc theo chẩn đoán kháng thể sốt rét có liên với tuổi và các yếu tố  .
Bàn luận: Tỷ lệ mắc kháng thể kháng sốt rét cao và không biểu hiện các triệu chúng lâm sàng. Nhóm tuổi, làm rẫy là nguy cơ quan trọng; sử dụng màn và ngủ rẫy có liên quan rõ rệt với bệnh sốt rét. Hầu hết các ca sốt rét tập trung trong nhóm dân tôc Gia Rai, nghèo. Qua lại biên giới làm rẫy, thăm thân có nguy cơ nhiễm sốt rét cao.
Kết luận, khuyến nghị: Tỷ lệ mắc kháng thể kháng sốt rét cao và không biểu hiện các triệu chứng lâm sàng. Các yếu tố nguy cơ mắc sốt rét: tuổi và nghề nghiệp là yếu tố nguy cơ nhiễm sốt rét quan trọng nhất; sử dụng màn và ngủ rẫy với mắc sốt rét có liên quan rõ rệt; nhóm dân tộc, loại nhà và cấu trúc nhà cũng như điều kiện kinh tế, qua lại biên giới thăm thân, làm rẫy cũng là những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê. Để tăng cường nhận thức và cải thiện hành vi PCSR cho người dân trong khu vực, đặc biệt nhóm dân tộc Gia Rai, công tác TTGDSK/PCSR phải thường xuyên để người dân hiểu biết sâu về hành vi nguy cơ hàng ngày của họ, đây là chìa khóa để công tác PCSR thành công hơn.
3. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THUỐC CHỐNG  NHIỄM  TRÙNG TẠI MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM NĂM 2011

Nguyễn Thị Minh Thu, Tạ Thị Tĩnh, Nguyễn Mạnh Hùng, Bùi Thị Sáu,

Lê Minh Đạo, Phạm Thị Minh Thịnh và cs

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương 

Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3-10/2011 tại 11 tỉnh của Việt Nam, gồm: Hà Giang, Điện Biên, Thanh Hóa, Quảng Trị, Bình Định, Cao Bằng, Bắc Kạn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Bình Phước. Tổng số 589 mẫu thuốc chống lây nhiễm đã được thu thập tại các cơ sở y tế Nhà nước và tư nhân, trong đó có 307 mẫu thuốc sốt rét, 210 mẫu kháng sinh, 59 mẫu thuốc chống lao và 13 mẫu thuốc kháng virus.
Tất cả các mẫu thu thập đã được kiểm tra, đánh giá sàng lọc chất lượng (về cảm quan, độ tan rã và sắc ký lớp mỏng) tại các điểm sentinel và tại Viện Sốt rét - KST - CT TƯ bằng bộ kít GPHF-minilab. Từ đó, phát hiện mẫu CV artecan 96R1.10 không đạt chỉ tiêu về cảm quan và độ tan rã.
Mẫu CV artecan (96R1.10) và 5% (ngẫu nhiên) số mẫu thu được đã được kiểm tra lại về chất lượng tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, phát hiện thêm mẫu Mekofan 380R1.10 (sulfadoxin + pyrimethamin) không đạt chỉ tiêu về độ hòa tan của pyrimethamin.
Kết luận: Có 2 mẫu thuốc sốt rét (CV artecan và Mekofan) được kết luận là thuốc kém chất lượng, chiếm 0,34% (2/589) tổng số mẫu và 0,65% (2/307) số mẫu thuốc sốt rét thu được. Trong đó, CV artecan 96R1.10 kém chất lượng do được bảo quản chưa tốt.
4. NGUY CƠ NHIM ST RÉT CÁC SINH CNH KHÁC NHAU TẠI TNH NINH THUN    

Hồ Đình Trung, Nguyễn Đình Lựu và CTV

Viện Sốt rét-KST-CT TƯ 

Tóm tắt
 Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 7/2005 đến tháng 7/2006 ở khu dân cư, khu bìa rừng và trong rừng tại các thôn: Do,  Hạ Dài,  Tà Nôi (xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn) và các thôn: Gia É, Bô Làng, Hành Rạc 1, Bậc Rây 1, Bậc Rây 2 (xã Phước Bình, huyện Bác Ai).
Véc tơ sốt rét chính (An. dirus, An. minimus) và véc tơ phụ (An. aconitus, An. maculatus) đều có mặt ở khu dân cư, bìa rừng và trong rừng, nhưng mật độ khác nhau: Mật độ An. dirus đốt người trong rừng (0,600 con/người/đêm) cao hơn 1,3 lần so với bìa rừng (0,469 con/người/đêm) và 7,9 lần so với khu dân cư (0,076 con/người/đêm). Mật độ An. minimus Trong rừng (0,109 con/người/đêm) cao hơn 1,3 lần so với bìa rừng (0,083 con/người/đêm) và 3,1 lần so với khu dân cư (0,035 con/người/đêm). An. maculatus là loài ưu thế ở cả 3 sinh cảnh, với mật độ đốt người trong rừng (3,172 con/người/đêm) cao hơn 1,2 lần so với bìa rừng (2,583 con/người/đêm) và 2,7 lần so với khu dân cư (1,178 con/người/đêm).
Chưa phát hiện thấy muỗi Anopheles thu thập ở khu dân cư trong thời gian nghiên cứu nhiễm ký sinh trùng sốt rét (KST SR). Khu bìa rừng, tỷ lệ nhiễm KST SR của An. dirus là 1,1%, của An. maculatus là 0,6%. Trong rừng, tỷ lệ nhiễm  KST SR của An. dirus là 1,3%, của An. maculatus là 0,4%. Chỉ số lan truyền côn trùng năm (AEIR) ở khu dân cư là 0, khu bìa rừng là 7,7 và trong rừng là 7,3. Kết quả này một lần nữa khẳng định nguy cơ lan truyền sốt rét khu bìa rừng và trong rừng cao hơn nhiều so với khu dân cư.
Download bản full tại đây:

5. XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN ĐIÊM TRÊN GEN PFCRTPLASMODIUM FALCIPARUM  LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH KHÁNG THUỐC CHLOROQUIN TẠI MỘT VÙNG SỐT RÉT LƯU HÀNH NẶNG CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC BẰNG KỸ THUẬT PCR-RFLP

Phạm Nguyễn Thúy Vy, Trịnh Ngọc Hải,Nguyễn Thị Minh Châu, Hoàng Thị Mai Anh.

Viện Sốt rét KST CT TP Hồ Chí Minh

Tóm tắt
Việc sử dụng rộng rãi Chloroquin (CQ) trong nhiều thập kỷ · làm xuất hiện hiện tượng kháng CQ của P. falciparum, loài ký sinh trùng có khả năng gây bệnh nặng và tử vong cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây, cã nhiều báo cáo ghi nhận tỷ lệ P. falciparum kháng CQ giảm, hoặc tỷ lệ điều trị thành càng tăng trở lại. Chúng tôi đặt ra mục tiêu nghiên cứu xác định tỷ lệ nhậy của P. falciparum th«ng qua vị tri đột biến điểm 76 trên gen Pfcrt. Phân tích 26 mẫu nhiễm P. falciparum đơn thuần, kết quả cho thấy  có 9 mẫu mang gen kháng đột biến (nhạy với chloroquin) chiếm tỷ lệ l 34,6% và 17 mẫu mang gen đột biến kháng (kháng với chloroquin) chiếm tỷ lệ 65,4%. Kết quả này bước đầu góp phần đánh giḠlại tình trạng kháng chloroquin hiện nay tại một vùng sốt rét 1ưu hành nặng ở Việt nam.
Download bản full tại đây:

6. ĐỘ NHẠY CẢM VỚI HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG CỦA MỘT SỐ LOÀI MUỖI CULICINAE Ở LAI CHÂU VÀ SƠN LA, 2011

Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Văn Tuấn, Hồ Đình Trung

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương


Tóm tắt:
Độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của một số loài muỗi Culicinae có vai trò truyền bệnh được tiến hành tại sau điểm thuộc hai tỉnh Lai Châu và tỉnh Sơn La vào tháng 6 và tháng 10 năm 2011 cho thấy:
Loài muỗi Ae. albopictus vẫn còn nhạy cảm với 5 hóa chất dùng đẻ thử nghiệm: alphacypermethrin, deltamethrin, lambdacyhalothrin, permethrin và malathion (tỷ lệ chết
99-100%).
Loài muỗi Cx. quinquefasciatus đã kháng với 4 hóa chất thuộc nhóm pyrethroid: alphacypermethrin, deltamethrin, lambdacyhalothrin, permethrin (tỷ lệ chết 60-76,6%), nhưng còn nhạy cảm với malathion (tỷ lệ chết 100%).
Loài muỗi Cx. tritaeniorhynchus tại các điểm nghiên cứu đã kháng với các hóa chất thử nghiệm, tỷ lệ chết dao động từ 13-67%)
Loài muỗi Cx. vishnui đã kháng với 4 hóa chất nhóm pyrethroid thử nghiệm: alphacypermethrin, lamdacyhalothrin, deltamethrine, permethrin (tỷ lệ chết từ 14,4-76%), trừ điểm xã Hố Mít – huyện Tân Uyên (Lai Châu), loài muỗi này tăng sức chịu đựng với các hóa chất thử nghiệm: alphacypermethrin, deltamethrine, lamdacyhalothrin, permethrin, malathion (tỷ lệ chết 92-96%).
Download bản full tại đây:

7. ĐỘ NHẠY CẢM VỚI MỘT SỐ HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG CỦA MUỖI AEDES AEGYPTIAEDES ALBOPICTUS Ở MỘT SỐ ĐIỂM TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ TỈNH QUẢNG NINH, NĂM 2011

Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Văn Châu, Hồ Đình Trung và cs

Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương 

Tóm tắt:
Đánh giá độ nhạy cảm của muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue với một số hóa chất diệt côn trùng đã được tiến hành  tại 14 điểm của Thành phố  Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh trong năm 2011. Kết quả thử nghiệm cho thấy:
Muỗi Aedes albopictus ở Quảng Ninh còn nhạy cảm với các loại hoá chất hiện đang sử dụng (alphacypermethrin (30mg/m2), deltamethrin (0,05%), lambdacyhalothrin (0,05%), permethrin (0,75%), malathion (5%), cyfluthrin (0,15%), Etofenprox (0,5%)) trong chương trình phòng chống SXHD quốc gia.
 Ở Hà Nội, Aedes albopictus đã kháng với DDT ở tất cả các điểm nghiên cứu, nhưng nhạy cảm với malathion và tăng sức chịu đựng với hầu hết các hóa chất khác,
Muỗi Aedes aegypti ở Hà nội kháng với tất cả các hóa chất diệt côn trùng, trừ hoá chất malathion.
Từ khoá: Sốt xuất huyết, Aedes albopictus và Aedes aegypti
Download bản full tại đây:

8. ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CHÂN ĐỐT Y HỌC VÀ XÁC ĐỊNH ĐỘ NHẠY CẢM CỦA MUỖI AEDES AEGYPTI VÀ AEDES LBOPICTUS VỚI HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG Ở PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG TRONG NĂM 2010 VÀ 2011

Nguyễn Văn Châu, Hồ Đình Trung và CTV.

Vi ện Sốt rét KST -CT T Ư

Tóm tắt
Điều tra thành phần loài chân đốt y học và đánh gía độ nhạy cảm của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên giang được tiến hành trong năm 2010 và 2011. Đã thu thập  được 7.365 cá thể thuộc 7 nhóm chân đốt y học. Đã xác định được 163 loài chân đốt y học, thuộc 47 giống, 12 họ, hai lớp (lớp côn trùng Insecta và lớp hình nhện Arachnida). Trong đó bọ chét (Siphonaptera): 4 loài, 2 giống, 2 họ; ve (Ixodidae): 7 loài, 3 giống, 1 họ; mò (Trombiculidae): 17 loài, 5 giống 1 họ; liên họ mạt (Gamasoidea): 15 loài, 4 giống 4 họ; muỗi (Culicidae) gồm 74 loài, 12 giống, 1 họ; ruồi gần nhà (Muscoidea): 64 loai, 18 giống 3 họ.
Quần thể Aedes aegypti tại thị trấn An Thới đã kháng với các loại hóa chất là: alpha-cypermethrin, lamdacyhalothrin, permethrin, deltamethrin, etofenprox, cyfluthrin, DDT và có thể kháng với malathion; tại thị trấn Dương Đông đã kháng với 4 loại hóa chất là: lamdacyhalothrin, permethrin, deltamethrin và DDT; còn nhạy với malathion.
      Quần thể Aedes albopictus tại thị trấn Dương Đông đã kháng với lamda-cyhalothrin, permethrin, deltamethrin và DDT, còn nhạy với malathion; tại xã Hàm Ninh có thể kháng với permethrin, deltamethrin; nhưng còn nhạy với alpha-cypermethrin.
Download bản full tại đây:

9. NGHIÊN CỨU MÔ TẢ VỀ KIẾN THỨC, HÀNH VI VÀ TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH SẢN Ở PHỤ NỮ NÔNG THÔN TẠI HUNCHUN, TRUNG QUỐC

Chunyu Li1, Hae-Ra Han2, Jong-Eun Lee3, Myungken Lee4, Youngja Lee5, Miyong T.Kim6

1Giáo sư, Khoa Cộng đồng, Đại học Điều dưỡng, Đại học Yanbian, Jilin, Trung Quốc

2 Giáo sư,  Đại học Điều dưỡng, Đại học Johns Hopkins, Baltimore, Mỹ

3 Giảng viên chính, Đại học Điều dưỡng, Đại học Catholic Hàn Quốc, Seoul, Hàn Quốc

4 Giáo sư, Đại học Y tế Công Cộng, Đại học Johns Hopkins, Baltimore, Mỹ

5 Nghiên cứu viên, Đại học Điều dưỡng, Đại học Yonsei, Seoul, Hàn Quốc

6 Giáo sư, Đại học Điều dưỡng, Đại học Johns Hopkins, Baltimore, Mỹ 

Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ mắc, kiến thức và hành vi về nhiễm khuẩn đường sinh sản của phụ nữ nông thôn Trung Quốc tại Hunchun.
Phương pháp: Đây là nghiên cứu sử dụng thiết kế điều tra cắt ngang và chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu 190 phụ nữ, được nhận hỗ trợ một khoản kinh phí nhỏ. Các cán bộ nghiên cứu đã qua tập huấn thu thập số liệu thông qua , họ phỏng vấn trực tiếp và khám cho các đối tượng
Kết quả: Cứ khoảng  1 trên 5 đối tượng nghiên cứu (20.3%) đã mang thai  trên 5 lần và 26,7% đã từng phá thai từ 3 lần trở lên. Hơn 1 nửa (57.3%) số đối tượng nghiên cứu đang bị nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKĐSS) , và và 92.3% được thấy có ít nhất 1 triệu chứng NKĐSS. Gần 1 nửa (49.6%) số phụ nữ có triệu chứng của NKĐSS không sử dụng bất cứ một dịch vụ chăm sóc sức khỏe nào. Tuổi, số lần mang thai, kiến thức và hành vi về NKĐSS, và thực hành phòng chống NKĐSS được thấy là có mối tương quan có ý nghĩa trong nghiên cứu này.
Kết luận: Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn đường sinh sản trong nhóm phụ nữ Trung Quốc có thu nhập thấp cực kỳ cao, chỉ ra nhu cầu cấp thiết của việc giáo dục SKSS có hiệu quả, đặc biệt hướng tới nhóm dân cư nghèo tại nông thôn.
Download bản full tại đây:
 
 
   
 

Thống kê truy cập

Đang online: 115

Số lượt truy cập: 22,755,425