1. ĐIỀU TRỊ PRIMAQUINE LIỀU CAO CHỐNG SỐT RÉT PLASMODIUM VIVAX TÁI PHÁT
Srivicha Krudsood, Noppadon Tangpukdee, Polrat Wilairatana, Nantapron Phophak, J.Kevin Baird, Gary M. Brittenham, vµ Sornchai Looareesuwan.
Phòng Vệ sinh nhiệt đới, phòng Y học lâm sàng nhiệt đới, Khoa Y học nhiệt đới - Đại học tổng hợp Mahidol, Bangkok, Thái Lan. Quỹ ALERT châu Á, Jakarta, Indonesia. Khoa Y học và Nhi khoa, Hội Nội khoa và Ngoại khoa, Đại học Columbia, New York.
Tóm tắt
Sốt rét nguyên nhân do P.vivax không gây tử vong thường gặp ở châu Á và Nam Mỹ. Việc điều trị chống tái phát sau khi điều trị cắt cơn hiệu quả bằng Primaquine với liều điều trị chuẩn (uống hàng ngày) thời gian điều trị 14 ngày. Với liều điều trị này có hiệu quả chống tái phát < 90% ở Thái Lan và đã được quan tâm rộng rãi đối với những trường hợp tái phát do điều trị liều thấp dài ngày. Chúng tôi đã đánh giá hiệu lực, độ an toàn và khả năng dung nạp thuốc bằng đường uống với nhiều phác đồ lựa chọn kết hợp Primaquine với Artesunate trong số 399 bệnh nhân nhiểm P.vivax với triệu chứng cấp tính rõ rệt. Tất cả bệnh nhân nhiểm P.vivax được chia ngẫu nhiên làm 6 nhóm điều trị: các bệnh nhân đều được uống Artesunate liều 100mg/1lần/ngày trong 5 ngày. Các nhóm 1-5 được uống thêm primaquine liều 30mg với thời gian điều trị khác nhau: 5, 7,9,11 và 14 ngày. Tương tự, nhóm thứ 6 được điều trị với primaquine liều 30mg uống 2 lần/ngày trong 7 ngày. Tỷ lệ sạch KST sau 28 ngày theo dõi điều trị là 85%,89%,94%,100% và 96%.
Điều trị sốt rét P.vivax với Artesunate trong 5 ngày và primaquine liều cao, 30mg uống 2 lần/ngày trong 7 ngày tương đương nhưng mạnh hơn liều điều trị chuẩn 14 ngày, nhưng hiệu lực chống tái phát cao và bệnh nhân dung nạp thuốc tốt.
-
CHLOROQUIN ĐANG QUAY TRỞ LẠI ?
Carla Cerami Hand và Steven R. Meshnick
Khoa Dịch tễ học, Trường Y tế công cộng toàn cầu Gillings, Đại học Bắc Carolina, Đồi Chapel, Bắc Carolina
(The Journal of Infectious Diseases, 2011, 203: 11-12)
Chloroquin trở thành thuốc được ưu tiên lựa chọn trong điều trị sốt rét từ năm 1946, cùng năm ngôi sao nhạc rock Cher chào đời. Cũng giống Cher, chloroquin được dùng phổ biến nhất trong những năm đầu thập kỷ 1960. Cher đã vài lần gây tiếng vang trở lại. Hiện chloroquin đã quay trở lại ?
Trong nhiều thập kỷ, chloroquin là một thuốc sốt rét có hiệu quả cao, an toàn và giá thành hợp lý. Tin tưởng vào hiệu quả của chloroquin đã khiến các chuyên gia y tế công cộng dự đoán về khả năng thanh toán sốt rét trước năm 2000. Trước năm 1979, mỗi năm có khoảng > 500 triệu viên chloroquin được đưa vào sử dụng. Đáng tiếc là Plasmodium falciparum đã dần dần trở nên kháng với chloroquin. Sau sự xuất hiện kháng lần đầu tiên tại Đông Nam Á và Nam Mỹ vào cuối thập kỷ 1950, kháng chloroquin đã lan rộng sang châu Phi vào những năm đầu thập kỷ 1980. Trong khi đó, tất cả các thuốc sốt rét thay thế đều có giá thành cao hơn và nhiều nước vẫn tiếp tục sử dụng chloroquin mặc dù đã có bằng chứng thuốc này không còn hiệu quả. Tổ chức Y tế thế giới và Ngân hàng thế giới đã có những cáo buộc về sự sơ suất này và khuyến cáo thay thế chloroquin bằng các thuốc phối hợp có thành phần cơ bản là dẫn xuất của artemisinin có hiệu quả hơn.
Liệu chloroquin có thể quay trở lại ? Nghiên cứu từ Malawi cho thấy, kháng chloroquin giảm đi sau một thập kỷ không được sử dụng và có sự phục hồi hiệu quả lâm sàng của thuốc. Ngoài ra, nghiên cứu của Ursing và cộng sự cũng cho thấy, ngay cả khi có hiện tượng kháng chloroquin, việc thay đổi chế độ liều điều trị cũng cải thiện được hiệu quả của thuốc.
-
SỐT RÉT DO P. KNOWLESI Ở VIỆT NAM
Janet Cox-Singh1,2
1 Khoa Y học tế bào và phân tử, Trung tâm Truyền nhiễm, Đại học St George’s London, Granmer Terrace, London SW17 ORE, Anh 2 Trung tâm Nghiên cứu sốt rét, Đại học Sarawak Malaysia, Malaysia (Malaria Journal, 2009, 8:269, 2 pgs)
Tóm tắt
Ký sinh trùng sốt rét Plasmodium knowlesi ở khỉ được lan truyền trong các khu rừng của Đông Nam Á. Sốt rét knowlesi (ký sinh trùng ở động vật) có triệu chứng trên người đã lan rộng trong khu vực và liên quan đến tiền sử sống trong rừng nhiệt đới của những bệnh nhân này. Tuy nhiên, nhiều vùng sinh cảnh thuận lợi cho knowlesi truyền sang người vẫn chưa được phát hiện. Công bố gần đây về nhóm dân tộc Raglai ở phía Nam miền Trung Việt Nam mắc sốt rét knowlesi là một ví dụ góp phần giải thích thêm về vấn đề này.
4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA XÀ PHÒNG KHÁNG KHUẨN TRONG CHĂM SÓC PHÙ CHÂN VOI Ở LEOGANE, HAITI
David G. Addiss1, Marie-Carmel Michel2, Antoine Michelus2, Jeane Radday1, Ward Billhilmer3, Jacky Louis-Charles2, Jacquelin M. Roberts1, Kathy Kramp3, Benjamin A Dahl1, Bruce Keswick3
1: Khoa Bệnh Ký sinh trùng, Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ. Mailstop F-22, 4700 Buford Highway, NE, Atlanta, GA, 30333, USA.
2: Bệnh viện Ste. Croix, Leogane, Haiti
3: Công ty Procter and Gamble, Hoa Kỳ. 8700 Mason Montgomery road, Mason OH 45040.
Tóm tắt
Tại các vùng dịch tễ bệnh giun chỉ bạch huyết, sự tiến triển của phù voi liên quan với nhiễm trùng cấp tính mạch bạch huyết (ADLA). Vai trò của xà phòng kháng khuẩn đối với viêm cấp tính bạch mạch vẫn chưa được biết. Trong một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng làm mù kép ngẫu nhiên tại Leogane Haiti, các bệnh nhân phù chân voi đã rửa chân bị phù với xà phòng kháng khuẩn (n=97) hoặc xà phòng thường (n=100). Tỷ lệ viêm cấp mạch bạch huyết (hồi cứu) trước khi tiến hành nghiên cứu là 1,1 lần/người/năm trong khi tỷ lệ đó là 0,4 trong 1 năm nghiên cứu. Những đợt tái viêm cấp có liên quan chặt chẽ với tuổi, mù chữ và với giai đoạn của phù voi tuy nhiên không có liên quan với loại xà phòng. Rửa chân bằng xà phòng, không nhất thiết xà phòng kháng khuẩn có thể giảm tỷ lệ viêm cấp tính mạch bạch huyết.
5. ĐẶC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG CỦA ENTAMERBA HISTOLYTYCA VÀ ENTAMERBA DISPAR TRONG PHÂN TƯƠI BẰNG KỸ THUẬT PCR
Ehsan Nazenalhossein Mojarad, Zahra Nochi, Navid Sahebekhtiari, mohammad Rostami Nejad, Hossein dabirid, AliHaghighi
1. Khoa Ký sinh trùng và Phòng nấm Trường Đại học Y, Tehran, Iran.
2. Phòng Khoa học cơ bản, nhánh nghiên cứu cơ bản Azad Tehran. Trường Đại học Tehran, Iran.
3. Phòng Vi sinh vật học, Trường Đại học Khoa học cơ bản Islamic Azat Tehran, Iran..
4. Phòng Vi sinh vật học, Trường Đại học Y Tehran, Iran.
Tóm tắt
Mục đích: Mục đích của nghiên cứu này phân biệt E.dispar với Entamerba histolytica trực tiếp từ phân tươi bằng kỹ thuật PCR .
Tổng quan: Kính hiển vi không phân biệt được Entamerba dispar với Entamerba histolitica. Có vài phương pháp dựa trên kỹ thuật PCR được mô tả và sử dụng thành công cho mục đich này, nhưng các kỹ thuật tách chiết ADN thường mất nhiều thòi gian và chứa các chất ức chế bởi các yếu tố lẫn trong phân.
Bệnh nhân và các phương pháp: Trong tổng số 1700 mẫu phân được thu thập và xét nghiệm bằng kính hiển vi, 22 mẫu (1,3 %) dương tính với Entamerba histolytica và E. dispar. ADN của các mẫu được tách chiết trực tiếp từ phân tươi và PCR được thực hiện với hai cặp mồi đặc hiệu loài trên đoạn lặp lại ngắn(STR) trong locus D - A.
Kết quả: Đã phân tích 22 mẫu trong đó có 21 mẫu (95,45%) được chẩn đoán E.dispar và chỉ có một mẫu(4,55%) được tìm thấy E.histolytica. Trong nghiên cứu này với việc cải tiến tách chiết ADN từ phân tươi. Chúng tôi có thể phân biệt được giữa E.histolytica và E.dispar
Kết luận: Để tránh điều trị sai cho các bệnh nhân không nhiễm E.histolytica, sự phát triển hữu hiệu của các kỹ thuật như là tách chiết ADN trực tiếp từ phân là phù hợp.
Từ khóa: Entamerba histolytica, Entamerba dispar, phân tươi, PCR, locus D - A
Gastroenterology và hepatology from Bed to bench 2010; 3(1);37- 41.
6. MÔ HÌNH LÂY TRUYỀN SỐT XUẤT HUYẾT DEGUE: GIÁM SÁT BỆNH LIÊN TỤC, ỔN ĐỊNH
Líliam César de Castro Medeiros,1* César Augusto Rodrigues Castilho,2 Cynthia Braga,3 Wayner Vieira de Souza,4 Leda Regis,5 and Antonio Miguel Vieira Monteiro6 Centro de Ciência do Sistema Terrestre, Instituto Nacional de Pesquisas Espaciais, INPE, São José dos Campos, Brazil Journal: PLoS Negl Trop Dis. 2011 January; 5 (1) : e942.
Tóm tắt
Tổng quan
Sốt xuất huyết là một bệnh phức tạp, do sự tương tác giữa con người, muỗi và các chủng vi rút khác nhau cũng như các chiến lược can thiệp vector hiệu quả. Như vậy, sự hiểu biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của căn bệnh này là một một thách thức cho các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách. Mục đích của nghiên cứu này là điều tra ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau liên quan đến con người và vector trong việc duy trì truyền virus trong thời gian dài.
7. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM THEO NGUỒN THỰC PHẨM TẠI CÁC CƠ SỞ TRỒNG TRỌT VÀ CHĂN NUÔI TẠI NAM ĐỊNH
Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Duy Bắc, Trần Ngọc Anh*
* Học viện quân y
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả tại các cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Nam Định từ tháng 6/2009 đến 10/2010 cho thấy: Tình trạng sử dụng phân bón trong trồng trọt và chăn nuôi còn nhiều bất cập, với 10,0% cơ sở trồng trọt sử dụng phân bắc chưa ủ để tưới, bón rau xanh, 26,7% cơ sở nuôi trồng thủy sản sử dụng phân bắc tươi. Tình trạng sử dụng thuốc phát dục và chất kích thích tăng trưởng gia tăng rất nhanh: 28,0% cơ sở sử dụng chất kích thích tăng trưởng và 36,0% sử dụng thuốc phát dục. Có khoảng 1/2 mẫu rau xét nghiệm nhiễm phát hiện có nhiễm E.coli, Salmonella và thể Coli. Xét nghiệm 22,2% mẫu rau sống có trứng giun đũa. Ô nhiễm thuốc trừ sâu trong rau quả tươi còn xảy ra khá phổ biến. Các loại rau, quả có tỷ lệ ô nhiễm thuốc trừ sâu cao nhất là đậu đũa (33,3%), dưa chuột (36,1%), dưa lê (25,0%). Có 16,7% mẫu cá trắm và 8,3% mẫu cá chép có dư lượng thuốc kháng sinh.
8. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SÁN DÂY TRƯỞNG THÀNH GÂY BỆNH TRÊN NGƯỜI
Hồ Sỹ Triều, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Đề
Viện Sốt rét KST-CT TƯ
Tóm tắt
Theo dõi 227 bệnh nhân bi nhiễm sán dây trưởng thành tại khoa khám bệnh Viện Sốt rét KST-CT TƯ từ năm 2007 đến 2010 cho kết quả:
- Xét nghiệm 1358 mẫu phân, 62 mẫu tìm thấy đốt sán dây, 41 mẫu tìm thấy trứng sán dây.
- Xét nghiệm 131 mẫu đốt sát bò ra hậu môn có 124 mẫu được xác định đốt sán dây.
- Điều trị 227 bệnh nhân có trứng sán dây, đốt sán dây trong phân và đốt sán dây bò ra hậu môn, 222 bệnh nhân khỏi bệnh, 1 bệnh nhân cấp cứu tỉ lệ 1/227 = 0,4%
9. HIỆU QUẢ CỦA TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỚI
NGƯỜI DÂN VỀ BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN TẠI THÍ ĐIỂM CAN THIỆP THUỘC TỈNH QUẢNG NAM, 2010- 2011
Nguyễn Văn Văn1, Nguyễn Mạnh Hùng2, Lê Xuân Hùng2, Nguyễn Thanh Thảo1 và CS.
1. Trung tâm PCSR Quảng Nam
2. Viện Sốt rét KST-CT TƯ
Tóm tắt
Sau một năm thực hiện các hoạt động truyền thông- giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) cho người dân tại xã Can thiệp (Bình Chánh) thuộc huyện Thăng Bình,tỉnh Quảng Nam chúng tôi nhận thấy nhận thức, thái độ và thực hành (K.A.P) của người dân liên quan đến bệnh SLGL đã thay đổi đáng kể so với trước can thiệp và với xã Đối chứng (Bình Quý):
-Nhận thức đúng về bệnh : nguyên nhân gây nên bệnh sán lá gan lớn (SLGL), tăng (86,9% so với 57,8% và 62,4%); các đường lây nhiễm bệnh SLGL, tăng, HQCT từ 13% đến 64,7%; tác hại của bệnh SLGL, tăng (97,1% so với 31,7% và 92,3%; phòng ngừa bệnh SLGL, tăng (89,7% so với 69,3% và 69,6%); Bệnh SLGL có thể điều trị khỏi, tăng (95,4% so với 73,9% và 87,8%). Thái độ đúng: đến bệnh viện tỉnh/TW khi bị mắc bệnh, tăng (72% so với 21,7% và 57,5%); tỷ lệ ăn RTS bình thường giảm (19,4% so với 47,2% và 22,1%); tăng tỷ lệ đồng ý với từng biện pháp phòng chống, HQCT từ 7,4% đến 16,7%. Thực hành đúng: tỷ lệ không uống nước lã, rất cao, từ 98,9% đến 100% ở 2 xã và không ăn RTS, tăng (13,7% so với 7,8% và 11%), HQCT 1,3 lần.
Những thay đổi về K.AP. liên quan đến bệnh SLGL của người dân xã Đối chứng là không đáng kể.
10. THỰC TRẠNG CÁC ĐIỂM KÍNH HIỂN VI TRONG CÔNG TÁC PHÁT HIỆN KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT TẠI YÊN BÁI
Trần Đình Đạo1, Hoàng Ngọc Thư 2, Nguyễn Hồng Phúc1, Nguyễn Trọng Phú2,
Lưu Tường Vi2, Phạm Thị Minh2, Nông Thị Hương2, Đặng Việt Dũng1
1. Viện Sốt rét KST CT TƯ
2. Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh Yên Bái
Tóm tắt
Công tác phát hiện ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) của của hệ thống kính hiển vi tại mỗi địa phương đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả phát hiện bệnh chẩn đoán sớm điều trị sớm bệnh sốt rét. Qua điều tra các điểm kính phạm vi tỉnh Yên Bái cho kết quả
Về lý thuyết xét nghiệm KSTSR các Xét nghiệm viên (XNV) đã nắm được các kiến thức cơ bản trong kỹ thuật làm tiêu bản, nhuộm và soi lam. Tỷ lệ sai sót chung chiếm 17,88 % so với tổng lam soi kiểm tra trong đó tỷ lệ nhầm chủng loại và sót thể thường cao hơn tỷ lệ soi sai (28,57 %). XNV tại các trung tâm y tế (TTYT) huyện và các bệnh viện có tỷ lệ sai sót thấp hơn các điểm kính xã và phòng khám khu vực ( 12,1% so với 17,88%).
Để duy trì hoạt động điểm kính có chất lượng cần thay thế phụ tùng cho các kính hỏng, bổ sung XNV cho các điểm kính có XNV đã chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc thị lực kém…. Tiếp tục đào tạo nhắc lại cho các XNV về kỹ thuật xét nghiệm, nhận biết hình thể KST và tăng dần độ khó của lam kiểm tra.