DANH SÁCH CÁC BÀI BÁO ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ PCSR TẬP 59 SỐ 02 NĂM 2011  1/6/2012 11:46:35 AM

1.      TIẾN BỘ TRONG LỒNG GHÉP MỘT PHẦN HOẠT ĐỘNG
PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT VÀO CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH CÔN TRÙNG TRUYỀN Ở MIỀN BẮC, THÁI LAN
ThS. Nguyễn Quý Anh
WannapaSuwonkerd,RobertVryheidNantawanSuwannachote
Dịch từ: SOUTHEASTASIANJ TROPMEDPUBLICHEALTH
 
Tóm tắt
Thái Lan đã lồng ghép một phần chương trình phòng chống sốt rét (PCSR) vào hệ thống tuyến tỉnh và hệ thống y tế công cộng bằng cách đưa chương trình vào hệ thống phòng chống các bệnh côn trùng truyền từ năm 2003 và chuyển giao một số hoạt động cho Cục Y tế công cộng. Nghiên cứu này đánh giá kết quả chuyển giao tại 8 huyện có tỷ lệ mắc sốt rét (SR) cao ở tỉnh Mae Hong Son và Chiang Mai. Các chỉ số được đo lường ở tất cả bệnh viện cộng đồng, Phòng phòng chống bệnh côn trùng truyền, trung tâm y tế, phòng khám sốt rét và điểm chăm sóc sốt rét trong 2 năm 2003 và 2004 là khoảng thời gian đầu của tiến trình hòa nhập. Số lượng nhân viên Cục phòng chống bệnh côn trùng truyền giảm 1,8-3% và kinh phí hoạt động giảm 25%. Cán bộ phòng phòng chống bệnh côn trùng truyền thực hiện tất cả các hoạt động như phun tồn lưu, tẩm màn, điều tra côn trùng, số lượng lam máu lấy được chiếm 80,6%, điều trị cho 72% bệnh nhân trong khi hệ thống Y tế công cộng thực hiện số còn lại. Tỷ lệ ký sinh trùng (KST) mắc mới hàng năm (API) là 1-10/10.000 và độ bao phủ bằng phun tồn lưu (88-100%) còn lại tương xứng ở hầu hết các nơi khác trong năm đầu sau khi hòa nhập nhưng tỷ lệ mắc mới KST tăng 31,6-57,6/1.000 ở một số vùng dân cư. Phần trăm độ bao phủ bằng tẩm màn thì phù hợp ở Mae Hong Son (95,4%) nhưng không phù hợp ở Chiang Mai (52,2%). Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời (4-23 ngày), báo cáo bệnh viện cho thấy có sự gián đoạn thuốc SR (3 trong số 7 bệnh viện), Tuy nhiên vẫn còn 9% trạm y tế không có đủ dụng cụ cần thiết, tập huấn phục vụ cho chẩn đoán bệnh và thuốc SR,. Nếu chương trình bị thu hẹp lại, sốt rét có thể lan rộng trở lại trong các cộng đồng dân cư. Sự hòa nhập các hoạt động liên quan đến SR vào hệ thống Y tế công cộng chỉ thành công một phần. Chúng tôi đề nghị tiến trình lồng ghép và kết quả của nó cần phải được theo dõi và đánh giá để tìm ra và làm giảm bớt các vấn đề nẩy sinh và diều chỉnh tiến trình này nếu cần thiết.
2.      MỘT NGHIÊN CỨU SO SÁNH GIỮA PCR ĐỊNH LƯỢNG, TEST CHUẨN ĐOÁN NHANH VÀ SOI KÍNH HIỂN VI NHẰM PHÁT HIỆN BỆNH SỐT RÉT TRONG TRUYỀN MÁU
TS. Nguyễn Thị Hương Bình
Độ nhạy của các phương pháp phát hiện sốt rét trong truyền máu.
Gholamrez Hassanpour; Mehdi Mohebali - Ahmad Raeisi - Hassan Abolghasemi-Hojjat Zeraati - Mohsen Alipour - Ebrahim Azizi - Hossein Keshavarz.
 
Tóm tắt
Bệnh sốt rét lan truyền qua đường truyền máu là một trong những bệnh truyền nhiễm bị lan truyền hàng đầu theo cách này trên thế giới. Việc lan truyền bệnh sốt rét qua đường truyền máu có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bởi nhiễm KST P.falciparrum có thể dẫn đến tử vong một cách nhanh chóng. Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh các phương pháp PCR định lượng (real time PCR) với test chuẩn đoán nhanh và kính hiển vi thường để phát hiện các loài Plassmodium trong truyền máu cả ở vùng sốt rét lưu hành và không lưu hành ở Iran. Lựa chọn ngẫu nhiên hai lô mẫu máu mỗi bộ 50 mẫu. Một lô mẫu được thu thập từ những mẫu máu của ngân hàng máu Bandar Abbas, một thành phố thuộc vùng sốt rét lưu hành, và lô kia là từ vùng Tehran vùng không có sốt rét lưu hành. Các mẫu máu đều được kiểm tra bằng các phương pháp soi kính hiển vi thường cả lam máu giọt mỏng và giọt dày, Test chuẩn đoán nhanh và PCR định lượng và so sánh kết quả với nhau. Các kết quả kiểm tra với lam máu giọt mỏng, giọt dày cũng như test chuẩn đoán nhanh đều là âm tính với các loài Plasmodium. Chỉ có hai mẫu máu ở vùng sốt rét lưu hành cho kết quả dương tính khi kiểm tra bằng phương pháp PCR định lượng. Kết quả này dường như cho thấy PCR định lượng có độ nhạy cao và có thể là phương pháp hữu dụng để khảng định máu nhiễm sốt rét ở những đơn vị của các tổ chức truyền máu đặc biệt là ở những vùng sốt rét lưu hành là những vùng chính có thể xảy ra khả năng ký sinh trùng sốt rét được truyền theo đường này.
3.      CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI VÀ HÀNH VI NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN MẮC BỆNH SỐT RÉT Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
TS. Nguyễn Thị Hương Bình
Elsie R. Honrado, M.D.1 và Wijitr Fungladda, M.D2
1 Đại học Y khoa Cebu, đại lộ Osmeña, thành phố Cebu, Philippin
 2. Đơn vị nghiên cứu Kinh tế -Xã hội, Bộ môn Y học nhiệt đới, Khoa y học nhiệt đới,
Đại học Tổng hợp Mahidol, Bang Cốc, Thái Lan
 Tóm tắt
Thực hiện tóm tắt và xem xét lại một số yếu tố xã hội và hành vi nguy cơ được chứng minh là có liên quan sốt rét ở các nước Đông Nam Á. Nguồn số liệu hiện tại là cơ sở cho việc phác họa khuôn khổ khái niệm cho sự định hình các khuyến cáo cho việc đổi mới các biện pháp và nhu cầu nghiên cứu. Kết quả nay này sẽ dẫn đến sự cải thiện việc thực hiện và/hoặc tối ưu hóa hiệu quả của các chương trình PCSR của mỗi quốc gia trong khu vực. Các nghiên cứu cho thấy các yếu tối nguy cơ này được phân chia chung thành 3 nhóm: (1) các yếu tố xã hội và hành vi nguy cơ tạo thuận lợi làm tăng lây truyền và nhiễm bệnh, thí dụ điều kiện nhà ở kém, các cuộc di dân, không sử dụng màn hay sử dụng màn không thường xuyên, phun hóa chất DDT chỉ một phần hoặc không đúng phương pháp…vv. (2) các yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng đến sốt rét nặng và các tính (chưa biết rõ nguyên nhân có thể là do việc điều trị chậm trễ); (3) các yếu tố hành vi nguy cơ có liên quan đến sự xuất hiện của kháng thuốc.
4.      ĐỘ NHẠY CẢM VỚI MỘT SỐ HOÁ CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG CỦA MUỖI AEDES AEGYPTIAEDES ALBOPICTUS Ở THÁI LAN
Th.S. Nguyễn Văn Dũng
Alongkot ponlawat, Jeffrey G. Scott, and Laura C. Harrington
Khoa Côn trùng, Đại học Cornell, Ithaca, New York 14853
J. Med. Entomol. 42(5): 821-825 (2005)
Tóm tắt
Aedes aegypti (L.) và Aedes albopictus (Skuse), hai vectơ chính truyền sốt xuất huyết và sốt xuất huyết dengue, được thu thập từ Mae Sot, Nakhon Sawan, Nakhon Ratchasima, Surat Thani, và Phatthalung ở Thái Lan, từ tháng Bảy năm 2003 đến tháng Tư năm 2004. Sử dụng temephos, malathion, và permethrin để xác định độ nhạy cảm của bọ gậy hai loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus với các hoá chất trên. Ae. aegypti ở tất cả các điểm nghiên cứu đã kháng với permethrin, nhưng còn nhạy cảm với malathion. Tất cả các chủng Ae. aegypti đã kháng với temephos, ngoại trừ chủng Ae. aegypti ở Nakhon Ratchasima. Bọ gậy Ae. albopictus vẫn còn nhạy cảm với ba hoá chất trên, trừ chủng Ae. albopictus ở Mae Sot và Phatthalung đã kháng với permethrin.
5.      NHỮNG ĐỘT BIẾN MỚI ĐƯỢC TÌM THẤY TRONG CÁC PHÂN LẬP PLASMODIUM FALCIPARUM Ở VIỆT NAM
Th.S. Nguyễn Văn Tuấn
Trích dịch từ tạp chí Antimicrobial Agents and Chemotherapy số 10 tập 53 tháng 10 năm 2009
Tóm tắt
Artemisinine và dẫn chất đã đươc dùng điều trị sốt rét ở Việt Nam từ năm 1991. Tăng kháng artemisinine trên lâm sàng sẽ là điều tai hại cho điều trị sốt rét. Tất cả các dấu hiệu kháng có khả năng xẩy ra phải được giám sát. Gen tiến hóa thẳng mã hóa enzyme điều chỉnh Ca2+- ATPase ở lưới nội chất đã đề xuất được công nhận là gen đích của artemisinine. Do vậy, sự đa hình của PfATP6 đang được một số nhóm nghiên cứu giám sát. Trong bài ế này, chúng tôi báo cáo kết quả nghiên cứu kiểu gen PfATP6 của 98 phân lập P.falciparum được thu thập tại thực địa từ năm 2006-2007 ở Nam Việt Nam.
6.      Đánh giá không đúng mức nguy cơ sốt rét theo sự biến thiên của nhiệt độ
Th.S. Nguyễn Văn Tuấn    
Mercedes Pascual Andrew P.Dobson và Menno J Bouna
Dịch từ tạp chí PNAS số 33 tập 106 ngày 18 tháng 8 năm 2009
Tóm tắt
Những nguy cơ cho sức khỏe con người gây ra bởi các bệnh do vector truyền tiếp tục là cơ sở của những tranh luận cho những ý tưởng khoa học quan trọng. Sự thống nhất đưa ra khi mà những cố gắng xây dựng mô hình khí hậu làm thay đổi phân bố các bệnh vector truyền trước đây đã dựa vào các giả thuyết rất không chắc chắn, những nỗ lực bác lại các giả thuyết này cũng dựa trên những số liệu không đầy đủ và những phân tích bị hạn chế do bị cường điệu hóa. Bài báo của Paaijmans và cs trong lần phát hành này của PNAS gợi ý rằng mối liên quan giữa khí hậu và sốt rét là khó nhận thấy hơn như đã đánh giá trước đây. Nếu đánh giá tác động của cả khí hậu và thời tiết đến sự lan truyền sốt rét, thì chúng ta cần phải hiểu sâu hơn những đường không tuyến tính, về sinh học của ký sinh trùng và muỗi truyền sốt rét kết hợp với những dao động của nhiệt độ. Các tác giả cũng chỉ ra rằng, dao động nhiệt độ ngày đêm có thể làm thay đổi thời gian phát triển của ký sinh trùng trong muỗi (sự hình thành bào tử), liên quan đến những đánh giá đã dựa vào sự phân tích đơn giản thời gian nhiệt độ trung bình hàng ngày. Những vùng, ở đó có nhiệt độ gần ngưỡng để bào tử hoàn thành quá trình phát triển (»16oC), sự dao động tăng lên cho phép sự phát triển tiếp tục, mặc dù bị gián đoạn vào ban đêm, nhưng có thể được bù lại bởi những lúc ấm hơn vào ban ngày. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ ra rằng nhiệt độ trung bình cao tới giới hạn cho sự hình thành bào tử sẽ làm cho quá trình phát triển nhanh chóng và có thể ngược lại. Điều này gợi ý rằng những kiểu lan truyền và “những bản đồ nguy cơ” đã lờ đi sự dao động nhiệt độ ngày đêm sẽ có khuynh hướng đánh giá thấp nguy cơ sốt rét trong môi trường mát hơn và đánh giá quá mức ở những vùng ấm hơn.
7.      Công bố ban đầu về tính an toàn và hiệu quả của thuốc phối hợp artemisinin - naphthoquin (arco) trên người lớn papua new guinea mắc sốt rét P. falciparum chưa biến chứng
TS. Nguyễn Thị Minh Thu
Francis W.H.1, Davis L.2, Adolf S.2, Cynthia K.3, Robert J.4, Stephen T.5, Jacobed G.5, Andrew M.2, Isi K.2, Gilbert H.6 và Mathias S.2
1 Khoa Khoa học y tế, Đại học Divine Word, Madang, tỉnh Madang, Papua New Guinea; 2 Trường Khoa học
Y học và sức khỏe, Đại học Papua New Guinea, Papua New Guinea; 3 Bệnh viện tư St. Mary’s, Cảng Moresby, tỉnh Trung tâm, Papua New Guinea; 4 Bệnh viện Đa khoa cảng Moresby, Cảng Moresby, Papua New Guinea; 5 Bệnh viện Madang Modilon, Madang, tỉnh Madang, Papua New Guinea; và 6 Cơ quan Gia đình và dân số liên quốc gia, Cảng Moresby, Papua New Guinea (Malaria Journal, 2009, 8:196, 9 pgs)
Tóm tắt
Tổng quan: Việc sử dụng các thuốc sốt rét phối hợp có chứa artemisinin hoặc một trong các dẫn xuất của nó hiện đang được khuyến cáo rộng rãi nhằm hạn chế hiện tượng kháng thuốc của P. falciparum và P. vivax. Thuốc phối hợp dùng đường uống artemisinin - naphthoquin (AQN, ARCO) là một phối hợp ACT (phối hợp thuốc có thành phần cơ bản là dẫn xuất của artemisinin: artemisinin-based combination therapy) mới hơn cả và đang được đánh giá trên lâm sàng. Nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá tính an toàn, hiệu quả và khả năng dung nạp của phối hợp AQN ở các vùng đa kháng thuốc dựa trên các dữ liệu cơ bản ban đầu của bệnh nhân người lớn ở Papua New Guinea.
Phương pháp: Đánhgiá lâm sàng trên một nghiên cứu ngẫu nhiên mở, có đánh dấu, chia làm 2 nhóm, so sánh giữa một nhóm được điều trị bằng chế độ liều đơn thuốc phối hợp AQN và một nhóm được điều trị bằng chloroquin 3 ngày (10 mg/kg/ngày) + liều đơn sulfadoxin - pyrimethamin (CQ+SP) cho bệnh nhân người lớn nhiễm P. falciparum chưa biến chứng với 28 ngày theo dõi. Kết quả đầu tiên để đánh giá hiệu quả của thuốc là tỷ lệ điều trị khỏi ở các ngày 1, 2, 3, 7, 14 và 28. Các kết quả tiếp theo bao gồm: thời gian sạch ký sinh trùng (KST), thời gian hết sốt và khả năng mang giao bào. Các tiêu chuẩn chính dể đánh giá tính an toàn của thuốc là các tác dụng phụ trên lâm sàng và trong phòng thí nghiệm xuất hiện sau điều trị.
Kết quả: Từ tháng 6/2005 đến tháng 7 năm 2006, 130 bệnh nhân mắc sốt rét P. falciparum chưa biến chứng đã được chỉ định ngẫu nhiên dùng AQN và CQ+SP, trong đó chỉ có 100 bệnh nhân (51 người ở nhóm AQN và 49 người ở nhóm CQ+SP) được đánh giá các kết quả lâm sàng và KST. Tất cả bệnh nhân được điều trị bằng AQN và CQ+SP đều cho đáp ứng lâm sàng và KST đầy đủ trong 28 ngày theo dõi. Tỷ lệ điều trị khỏi của nhóm AQNở ngày1, 2, 3, 7, 14 và 28 lần lượt là 47%, 86%, 92%, 94%, 94% và 94%. Tỷ lệ tái phát khoảng 6%; tất cả đều sạch KST ở ngày 21. Tỷ lệ điều trị khỏi ở nhóm được điều trị bằng CQ+SP lần lượt là 24%, 67%, 82%, 82%, 84% và 88%. Tỷ lệ tái phát tính được là 10%; tất cả, ngoại trừ một bệnh nhân, đều sạch KST ở ngày 28. Cả hai phác đồ điều trị đều được dung nạp tốt và không có các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tỷ lệ bệnh nhân mang giao bào ở nhóm CQ+SP cao hơn nhóm AQN (41% so với 12%, P < 0,05).
8.      MÔ TẢ TRỨNG VÀ GIAI ĐOẠN ẤU TRÙNG CỦA FASCIOLA BẰNG KÍNH  HIỂN VI VÀ HIỂN VI ĐIỆN TỬ QUÉT
Th.S. Nguyễn Thu Hương
Tóm tắt
Sử dụng kính hiển vi (LM) và hiển vi điện tử quét (SEM) để nghiên cứu hình thái trứng và miracidium Fasciola gigantica, redia, cercaria và metacercaria của loài sán này trong ốc Lymnaea natalensis (cailliaudi) thu từ thực địa, để phân tích sự khác nhau giữa trứng của F. hepatica và F. gigantica và các giai đoạn trong nội bộ động vật thân mềm. Trứng F. gigantica có vai rốn ở cuối sau của vỏ trứng. Các miracidium xuất hiện có một cơ thể thon dài hình nón, một đầu trước rộng và thon dần kết thúc sau. Bề mặt được bao phủ với độ dài khác nhau của lông mao, ngoại trừ khu vực của kết nối ngang của tấm biểu bì. Các redia của Fasciola sp. có một đuôi papilliform. Đuôi của cercaria đã được tìm thấy để được cung cấp với hai lần vây. Các cercaria thoát vở được mô tả như một sự thay đổi hình biến thái trong và lớp vỏ ngoài.
  1. SỰ THAY ĐỔI KIỂU BỆNH GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở ZANZIBAR KHI CÓ
CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG GIUN SÁN QUỐC GIA
BS. Nguyễn Thị Việt Hoà
Stefanie Knopp, Khalfan A. Mohammed, David Rollinson, J. Russell Stothard, I. Simba Khamis,
Jürg Utzinger, and Hanspeter Marti
Department of Public Health and Epidemiology, Swiss Tropical Institute, Basel, Switzerland; Helminth Control Laboratory Unguja, Ministry of Health and Social Welfare, Zanzibar, Tanzania; Wolfson Wellcome Biomedical Laboratories, Department of Zoology, Natural History Museum,London, United Kingdom; Department of Medical and Diagnostic Services, Swiss Tropical Institute, Basel, Switzerland
Tóm tắt
Các chương trình phòng chống giun sán được thực thi ở Zanzibar trong hơn một thập kỷ. Trong tháng Sáu/tháng Bảy năm 2007, khoảng 6 tháng sau khi điều trị giun đợt cuối dựa trên cơ sở trường học, một cuộc điều tra cắt ngang được thực hiện tại hai trường học, và kết quả được so sánh với các dữ liệu thu được trong cùng trường vào năm 1994. Nhiều mẫu phân được thu thập từ 368 học sinh được xét nghiệm theo phương pháp Kato Katz, đĩa thạch Koga, và Baermann. Tỷ lệ nhiễm giun tóc, giun móc, giun đũa và giun lươn tương ứng là 46,6%, 21,6%, 16,9%, và 10,2%. Cường độ nhiễm nói chung thấp. So với năm 1994, tỷ lệ giun lươn, giun móc, giun đũa, và giun tóc giảm được tương ứng là 81,0%, 80,5%, 70,6% và 48,6%. cường độ nhiễm giảm được > 95% cho tất cả các loài giunđược nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi khẳng định rằng việc phòng bệnh bằng biện pháp hóa trị liệu làm giảm đáng kể mức độ và cường độ nhiễm giun. Để củng cố thành quả đạt được, cần bổ sung các biện pháp như giáo dục sức khỏe và vệ sinh môi trường.
10. CHUYỂN HÓA SẮT VÀ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA SẮT
TS. Cao Bá Lợi
Tóm tắt
Sắt có liên quan mật thiết đến chuyển hóa oxy, các đặc tính của sắt cho phép nó vận chuyển oxy và sự tham gia của oxy vào rất nhiều quá trình sinh hóa. Các trạng thái oxy hóa hay gặp của sắt là sắt hai (Fe2+) vàsắt ba (Fe3+), các trạng thái oxy hóa cao hơn gặp dưới dạng chất trung gian có đời sống ngắn trong một vài quá trình oxy hóa khử.
Sắt có ái lực với các nguyên tử tích điện âm như oxy, nitơ, lưu huỳnh. Các nguyên tử này cung cấp các điện tử tạo liên kết với sắt. Các liên kết này có thể có ái lực rất cao khi ở trong đại phân tử.
Tại pH kiềm hoặc trung tính sắt tồn tại chủ yếu dưới dạng sắt ba. Khi pH acid, cân bằng dịch chuyển về phía sắt hai. Ở dạng sắt ba, sắt tạo các phức chất đa nhân lớn với ion hydroxid, H2O và các ion âm khác. Các phức chất này có thể lớn đến nỗi vượt quá khả năng hòa tan của chúng, dẫn tới ngưng kết và kết tủa gây hậu quả bệnh lý.
Sắt có thể gắn và ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng rất nhiều đại phân tử gây hậu quả có hại cho cơ thể. Để bảo vệ cơ thể khỏi các phản ứng có hại này, một vài protein gắn sắt có chức năng đặc hiệu law dự trữ và vận chuyển sắt. Các protein này có hai đặc tính là: có ái lực cao với sắt và ở trạng thái sinh lý bình thường không gắn sắt hết tất cả các vị trí gắn sắt. Tương tác giữa sắt với các phối tử đã được xác định rõ tính chất trong một vài protein ( ví dụ hemoglobin, myoglobin), trong khi các protein khác (ví dụ transferin) hiện đang trong quá trình xác định.
Còn một vấn đề lớn chưa được hiểu rõ trong hóa sinh về sắt là các quá trình vận chuyển in vivo của sắt từ một đại phân tử này sang một đại phân tử khác. Có hai cơ chế đề xuất được nhiều nghiên cứu ủng hộ:
Sự khử sắt ba thành sắt hai cho phép phân ly sắt, sự oxy hóa sắt hai thành sắt ba cho phép gắn sắt với các đại phân tử thích hợp.
Giả thiết liên quan tới sự tạo phức với sắt ba bởi các phân tử nhỏ đặc hiệu có ái lực cao với sắt. Vì thế năng oxy hóa khử thuận lợi cho sắt ba tại hầu hết các mô và vì sắt ba gắn rất chặt với các nhóm phối tử, khả năng là có cơ chế phối hợp điều hòa vận chuyển sắt giữa các phân tử.

Thống kê truy cập

Đang online: 55

Số lượt truy cập: 22,756,723