
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại Hội nghị
Tham dự hội nghị có đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Hội Ký sinh trùng Việt Nam cùng gần 300 đại biểu trong nước, các đại biểu đến từ Tổ chức Y tế Thế giới, Canada, các viện nghiên cứu, Sở Y tế, các giảng viên, nghiên cứu sinh các trường đại học, viện nghiên cứu, các bệnh viện và các trung tâm kiểm soát bệnh tật trên toàn quốc…
Hội nghị khoa học toàn quốc về Ký sinh trùng lần thứ 51 là hoạt động thường niên của Hội Ký sinh trùng Việt Nam; đồng thời là dịp để các chuyên gia, nhà khoa học, các thành viên của hội trao đổi, chia sẻ, cập nhật những thành tựu, kiến thức, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học chuyên ngành ký sinh trùng và các lĩnh vực liên quan trong thời gian qua. Hội nghị cũng là cơ hội để nhận diện, phân tích các khó khăn, bất cập trong công tác nghiên cứu, phòng, chống, điều trị, xây dựng chính sách và đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả.
Hội nghị lần thứ 51 được các đại biểu đánh giá cao với nhiều báo cáo đa dạng, phong phú, chất lượng và chuyên sâu về các lĩnh vực bệnh sốt rét, ký sinh , nấm...
Tại hội nghị, các đại biểu được nghe và thảo luận một số nội dung: Cập nhật tình hình bệnh ký sinh trùng truyền từ động vật sang người tại Việt Nam; thanh toán bệnh giun rồng - cập nhật toàn cầu và thực trạng tại Việt Nam; kết quả phòng, chống và loại trừ sốt rét tại Việt Nam; những tiếp cận tiến bộ đối với vắc xin phòng bệnh giun sán; nghiên cứu bệnh sán lá lây truyền cho người, động vật và kiểm soát tổng hợp ở Việt Nam; một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và nghiên cứu ký sinh trùng; vắc xin TAK-003 - giải pháp mới trong phòng, chống sốt xuất huyết Dengue.

TS. Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương phát biểu tại Hội nghị
TS. Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết: Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương là Viện chuyên khoa đầu ngành của Bộ Y tế, được thành lập từ năm 1957. Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng Lao động Đặng Văn Ngữ là người sáng lập và là Viện trưởng trong 10 năm đầu. Trải qua 68 năm xây dựng và phát triển, Viện đã có nhiều thành tích nổi bật, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Với chức năng, nhiệm vụ được Bộ Y tế giao, Viện thực hiện các công tác chỉ đạo chuyên môn, nghiên cứu khoa học và đào tạo, hợp tác quốc tế, khám chữa bệnh chuyên ngành và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng trên phạm vi toàn quốc.

Đại biểu tham dự Hội nghị
Viện trưởng Hoàng Đình Cảnh cho biết: Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu, tập quán sinh hoạt, ăn uống, canh tác… để các bệnh ký sinh trùng lưu hành và phát triển. Kết quả một số cuộc điều tra dịch tễ trong những năm qua cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh ở nhiều khu vực còn cao, gây tác hại lớn đối với sức khỏe người dân, đặc biệt là các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Các bệnh ký sinh trùng, trong đó có nhiều bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm các bệnh bị lãng quên (NTD), chưa được cộng đồng, xã hội quan tâm đúng mức.
Về công tác phòng chống sốt rét: Với các biện pháp can thiệp mạnh mẽ và bền bỉ, phối hợp quân dân y, Việt Nam đã khống chế được dịch, giảm mạnh số ca mắc và tử vong do sốt rét. Năm 2024 chỉ còn 53 bệnh nhân, không có tử vong do sốt rét. Quý 1 năm 2025 chỉ có 18 bệnh nhân Hiện đã có 48 tỉnh, thành phố được công nhận loại trừ sốt rét. Việt Nam tự tin để hoàn thành mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.
Theo Viện trưởng Hoàng Đình Cảnh, trong nửa thế kỷ qua, lĩnh vực ký sinh trùng đã có nhiều thành quả rất đáng ghi nhận như tỷ lệ nhiễm bệnh đối với hầu hết các bệnh ký sinh trùng đã giảm nhiều. Tuy nhiên, lĩnh vực ký sinh trùng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đòi hỏi sự đóng góp nhiều hơn nữa của các chuyên gia, nhà khoa học, hội viên Hội Ký sinh trùng để đạt được những thành tựu mới, vượt bậc trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, chẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng…

TS. Biswas Gautam – Chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trình bày bài báo cáo tại Hội nghị
Tại Hội nghị, TS. Biswas Gautam – Chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trình bày bài báo cáo về thanh toán bệnh giun rồng - Cập nhật toàn cầu và thực trạng tại Việt Nam. Theo TS. Biswas Gautam, Việt Nam cần giám sát và định loài vì có thể đây là loài giun rồng mới không giống loài đã gây bệnh ở người tại châu Phi.
PGS.TS. Đỗ Trung Dũng, Trưởng Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cũng cho biết trong hai năm gần đây, thế giới chỉ ghi nhận trung bình 14 ca bệnh mỗi năm, tập trung tại các nước châu Phi. Tuy nhiên, từ năm 2020 tới cuối 2024, Việt Nam đã xác nhận 24 trường hợp, chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái (11), Phú Thọ (8), Thanh Hóa (2), Hòa Bình (1), và Lào Cai (2). Đa phần bệnh nhân là nam giới, có thói quen tiêu thụ thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín.ây là con số khá lớn với một bệnh ít gặp trên thế giới, cần có nghiên cứu dịch tễ tại Việt Nam để tìm nguyên nhân và có hoạt động giám sát, truyền thông sức khỏe.

PGS.TS. Đỗ Trung Dũng, Trưởng Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương trình bày báo cáo tại Hội nghị
Kết thúc Hội nghị, Đại học Y Hải Phòng được bầu chọn là đơn vị tổ chức Hội nghị toàn Quốc về ký sinh trùng lần thứ 52

Đại học Y Hải Phòng được bầu chọn là đơn vị tổ chức Hội nghị toàn Quốc về ký sinh trùng lần thứ 52
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận tại Hội nghị:

Tiết mục văn nghệ do cán bộ Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương biểu diễn tại Hội nghị


Đoàn văn nghệ cán bộ Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương biểu diễn chào mừng Hội nghị

Toàn cảnh Hội nghị

Hội nghị thu hút đông đảo chuyên gia ngành ký sinh trùng toàn quốc tham dự

Đại biểu quốc tế trình bày báo cáo tại Hội nghị

TS. Biswas Gautam – Chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát biểu tại Hội nghị
Bài: Thanh Loan, ảnh: Minh Thành