Bệnh giun chỉ bạch huyết và công cuộc loại trừ giun chỉ bạch huyết tại Việt Nam  10/15/2013 2:10:26 PM

Bệnh giun chỉ bạch huyết hay còn được gọi là bệnh phù chân voi - là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected tropical disease_NTD), làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2013), hiện có gần 1.4 tỷ người ở 73 quốc gia trên toàn cầu có nguy cơ nhiễm giun chỉ bạch huyết và có hơn 120 triệu người đang nhiễm bệnh trong đó có 40 triệu người bị biến dạng và mất khả năng do bệnh gây ra. Nguyên nhân là do giun chỉ bạch huyết làm cho hệ thống bạch huyết thay đổi và mở rộng bất thường gây ra đau đơn và tàn tật nghiêm trọng.

Bệnh Giun chỉ bạch huyết

Bệnh giun chỉ bạch huyết hay còn được gọi là bệnh phù chân voi - là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected tropical disease_NTD), làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Bệnh xảy ra do muỗi truyền mang ấu trùng giun chỉ truyền sang người, khi muỗi nhiễm phải ấu trùng giun chỉ giai đoạn nhiễm đốt người, ký sinh trùng khi đó sẽ định vị lại trong da và từ đó chúng đi vào cơ thể con người, tiếp đó ấu trùng di chuyển vào hệ bạch huyết, ở đó chúng phát triển thành giun trưởng thành trong hệ thống bạch huyết của người. Sự nhiễm bệnh thường xuyên xảy ra ở thời thơ ấu, nhưng sự đau đớn, biến dạng xảy ra ở gian đoạn sau này. Trong khi đó, ở giai đoạn cấp tính của bệnh gây ra tạn tật tạm thời, giun chỉ bạch huyết gây ra tàn tật vĩnh viễn.

 

Description: https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSWPJoeZKE_KFPqEg2a-BTItPUTEpbQdN26dlMfTHbh_DLPpk-LOQ

 

Các trường hợp đầu tiên của giun chỉ bạch huyết do Wuchereria bancrofti  đã được báo cáo ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1910 (Mathis , 1910). Từ năm 1910 -1960  tỷ lệ mắc giun chỉ bạch huyết được ghi nhận cả hai miền Bắc và miền Nam Việt Nam đều ở mức thấp hoặc trung bình . Vào thời điểm đó chỉ tập trung vào phát hiện và điều trị người mắc bệnh. Từ 1960-1975, hơn 90.000 người tại 15 tỉnh đã được kiểm tra, tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun chỉ là 6% , một số tỉnh có tỷ lệ cao hơn 20%.
         Hai loài giun chỉ bạch huyết đã được tìm thấy trong giai đoạn này như Brugia malayi (97,2 %)  Wucheria bancrofti . Những loài muỗi được xác định mang ấu trùng GCBH Mansonialongipalpis (13,15% ) , Culexquinquefasciatus ( 7,4% ) và Culexsp (10,3 %).

Từ năm 1976 đến năm 2000 các cuộc điều tra tỷ lệ mắc giun chỉ bạch huyết đã được tiến hành trong 10 huyện của Việt Nam với tỷ lệ mắc phù voi ở miền Bắc là 2,5%.  miền  Trung của Việt Nam, tỷ lệ nhiễm ấu trùng  giun chỉ bạch huyết được phát hiện tại 20 huyện là từ 0,39 - 13,3 % . Tất cả đều nhiễm W. bancrofti .
          Sau năm 2000, Việt nam tiến hành điều tra tại 145 huyện của 50/52 tỉnh. Có 77 trường hợp dương tính /115.741người được xét nghiệm trong 12 quận, huyện . Tỷ lệ có ấu trùng giun chỉ bạch huyết là rất thấp hoặc 0 (%). Trong 12 quận, huyện phát hiện ấu trùng giun chỉ bạch huyết chỉ 6 huyện là tỷ lệ > 1 % , 6 huyện này được lựa chọn vào dự án loại trừ giun chỉ bạch huyết tại Việt Nam.

Ở các tỉnh khác, sự suy giảm lớn trong tỷ lệ, điều này là do sự kết hợp của các yếu tố như: cải thiện nhà ởđiều kiện sống, con người gây ra thay đổi sinh thái nơi sinh sống của muỗi Mansonioides,  sử dụng màn ngủ và điều trị.
            Từ năm 2003 đến 2008 với sự hỗ trợ của Chính phủ và WHO, các trường hợp dương tính được tiếp tục điều trị diethylcarbamazine ( DEC) Việt Nam tiến hành  6 vòng MDA trong 5 năm liên tiếp và đạt tỷ lệ bao phủ cho 85% - 95 % dân số. Thuốc đã được phân phát tại các địa điểm công cộng và tới tận từng nhà do y tế tuyến huyện thực hiện. Trong năm 2007 Dự án loại trừ giun chỉ bạch huyết của Việt Nam đã cấp cho 4 tỉnh có Dự án ( Hà Nam, Hưng Yên, Khánh Hoà và Ninh Thuận) 1.610.000 viên thuốc DEC 100mg; 651.000 viên Albendazole 400mg. Kết quả điều trị toàn dân tại 5/6 huyện, số người uống thuốc so với người trong diện uống thuốc đạt trung bình 94,1%. Tỷ lệ MF giảm từ mức 1 % - 10.0%  trước can thiệp xuống 0 % - 1,9% sau 2 vòng MDA. Sau 4 vòng, tất cả các báo cáo cho thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun chỉ bạch huyết là 0 (% ).

Chương trình MDA đã được hỗ trợ bởi chiến dịch giáo dục thông tin và truyền thông (IEC) bao gồm: phân phối các tờ rơi, áp phích, tuyên truyền trên phương tiện truyền thông đại chúng và thông báo trên hệ thống loa truyền thanh của xã, phường, thôn, bản.

Sau vòng thứ 5 của MDA trong 2 năm 2007- 2008, chương trình MDA đã được ngừng lại tại tất cả các tỉnh trong dự án và tất cả 4 tỉnh điều tra đều bắt đầu thực hiện các cuộc điều tra đánh giá hoạt động (TAS). Trong các tỉnh điều tra, nơi W. bancroftiis  loài gây bệnh, sẽ được thực hiện thử test nhanh ICT  và trong 2 tỉnh khác, nơi B. malayi là loài gây bệnh sử dụng test nhanh BmR1.
         Các cuộc điều tra giám sát hoạt động đầu tiên TAS 1 đã được thực hiện vào năm 2013. Các cuộc điều tra giám sát hoạt động thứ hai TAS 2 sẽ được tiến hành tiếp vào năm 2015. Nếu tất cả các tỉnh điều tra số lượng trẻ em được thử test ICT hoặc BmR1 trong các cuộc điều tra giám sát hoạt động đầu tiên hoặc thứ hai là ít hơn so với tỷ lệ theo qui định của WHO chứng tỏ sự hiệu quả của chương trình loại bỏ giun chỉ bạch huyết thì sẽ được WHO công nhận loại trừ GCBH. Hoạt động này sẽ bắt đầu vào năm 2016.

  Các bài học kinh nghiệm

Tăng cường sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo của Bộ Y tế, của Uỷ ban nhân dân các cấp tỉnh, huyện xã và cả cộng đồng làng, bản, thôn, xóm trong công tác phòng chống bệnh giun chỉ bạch huyết là chiến lược quan trọng nhất.

Nhân viên dự án loại trừ giun chỉ bạch huyết làm việc ở cấp huyện và xã cần có sự chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ của Bộ Y tế, WHOchính quyền địa phương/các đoàn thể.

Để phát triển một kế hoạch tốt cần có các kế hoạch hoạt động kỹ thuật tốt cũng như cần có một cơ chế rõ ràng về kinh phí cho từng hoạt động cho mỗi cấp độ: trung ương, tỉnh, huyện và xã.

Đội ngũ nhân viên dự án phải có trình độ và kinh nghiệm làm việc tại các tỉnh, huyện và cộng đồng. Tại Việt Nam có đội ngũ chuyên viên chất lượng cao của NIMPE và WHO để đào tạo cán bộ dự án.

Các phương tiện thông tin giáo dục và truyền thông (IEC) phải được chuẩn bị, đào tạo và thực hiện tốt phát huy được hiệu quả cao, tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng. 

Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện phải phù hợp với điều kiện địa phương. Tại Việt Nam, nhân viên y tế thôn bản đóng một vai trò quan trọng của nhà phân phối thuốc đến tận nhà cho người dân đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.

Ths. Nguyễn Hồng Hải
Khoa Ký sinh trùng

Thống kê truy cập

Đang online: 76

Số lượt truy cập: 22,267,586