Trypanosoma conorhoni loài tiêm mao trùng động vật nhiễm tỷ lệ cao ở bọ xít hút tại một số quận huyện nội ngoài thành phố hà nội.  11/10/2015 3:04:21 PM

Ký sinh trùng Trypanosoma gây bệnh tiêm mao trùng ở các loài động vật có xương sống. Trong đó 2 loài T. cruzi và T. brucei gây bệnh ngủ và viêm cơ tim cấp hoặc mãn tính cho người, phân bố chủ yếu ở các nước Châu Mỹ La Tinh

 

Ký sinh trùng Trypanosoma gây bệnh tiêm mao trùng ở các loài động vật có xương sống. Trong đó 2 loài T. cruzi và T. brucei gây bệnh ngủ và viêm cơ tim cấp hoặc mãn tính cho người, phân bố chủ yếu ở các nước Châu Mỹ La Tinh. Ngoài ra một số loài Trypanosoma spp động vật cũng có khả năng nhiễm chéo gây bệnh ở người. Ký sinh trùng Trypanosoma lây truyền chủ yếu qua một số loài ruồi và bọ xít hút máu. Trong những năm gần đây, ở nước ta bọ xít hút máu phát triển mạnh ở nhiều địa phương từ thành phố đến nông thôn. Bọ xít hút máu gây tổn thương hoặc phản ứng tại vết đốt. Khả năng truyền ký sinh trùng Trypanosoma cho người vẫn chưa được xác định rõ gây xôn xao dư luận.

Nghiên cứu điều tra một số điểm quận nội ngoại thành Hà Nội cho thấy bọ xít hút máu có mặt ở tất cả các điểm điều tra quận Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân và huyện Thanh Trì. Bọ xít hút máu thu thập được tập trung chủ yếu ở các khu dân cư đông người. Một số trường hợp bắt được bọ xít hút máu ở tầng 4 hoặc 5 nhà cao tầng. Các ổ bọ xít hút máu chủ yếu ở các đống củi gỗ cũ quanh nhà nơi có chuột sinh sống. Mật độ bọ xít hút máu ở mỗi ổ có từ vài chục đến hàng trăm cá thể bọ xít.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn và CS., 2015, bằng kỹ thuật nesetd – PCR đã xác định 31,25% (20 mẫu dương tính trong tổng số 64 mẫu phân tích) bọ xít hút máu nhiễm KST Trypanosoma. Bọ xít dạng thiếu trùng và trưởng thành đều nhiễm Trypanosoma spp Giải mã và phân tích trình tự DNA gen 18S ARNr của KST Trypanosoma nhiễm ở bọ xít hút máu đã xác định là loài T. conorhoni. Một loài Trypanosoma sp. động vật, có vật chủ chính là khỉ đuôi dài Macaca Châu Á và chuột nhà Rattus rattus.

Kiểm tra theo dõi máu một số người bị bọ xít hút máu đốt bằng kỹ thuật PCR chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm Trypanosoma spp. Kể cả một số trường hợp bọ xít hút máu đốt được xác định dương tính với Trypanosoma. Cho đến nay trên thế giới chưa có tài liệu nào công bố phát hiện T. conorhoni nhiễm ở người. Tuy nhiên vấn đề này vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu theo dõi, bởi vì một số loài Trypanosoma spp động vật như T. evansi ở trâu bò, hoặc T. lewisi và T. vivax ở chuột có khả năng nhiễm chéo gây bệnh cho người như đã phát hiện được ở các nước Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan…Phát hiện gần đây nhất của Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, đầu năm 2015 cũng đã phát hiện 1 bệnh nhân nữ nhiễm T. evansi, một loài Trypanosoma sp ở trâu bò truyền qua ruồi hút máu. 

TS. Nguyễn Văn Tuấn
Khoa Sinh học phân tử

Thống kê truy cập

Đang online: 111

Số lượt truy cập: 22,856,461