Điểm báo điện tử ngày 30/10/2015  10/31/2015 1:37:23 PM

Việt Nam cam kết đến 2020 thanh toán bệnh gây mù lòa; Điều chỉnh giá dịch vụ y tế, chất lượng có tăng theo?...

 Việt Nam cam kết đến 2020 thanh toán bệnh gây mù lòa; Điều chỉnh giá dịch vụ y tế, chất lượng có tăng theo?...

Việt Nam cam kết đến 2020 thanh toán bệnh gây mù lòa

Tại Hà Nội chiều 29-10, Hội nghị Nhãn khoa ASEAN lần II (AOS 2015) đã diễn ra với sự tham dự của gần 1.300 đại biểu là bác sĩ nhãn khoa từ các nước thuộc khối ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Đài Loan, Ấn Độ…

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết mù lòa hiện là một vấn đề sức khỏe quan trọng trên toàn cầu. Nếu không có các chương trình can thiệp kịp thời của các quốc gia và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì số người mù sẽ không ngừng tăng lên.

Ước tính đến năm 2020 trên thế giới có khoảng 75 triệu người bị mù và hàng trăm triệu người bị khiếm thị. Cũng theo ông Tiến, Việt Nam đã ký cam kết ủng hộ và thực hiện sáng kiến “Thị giác 2020: Quyền được nhìn thấy”.

 Sáng kiến này nhằm huy động mọi nỗ lực xã hội cùng hành động để đạt được mục tiêu thanh toán những bệnh gây mù có thể phòng tránh được vào năm 2020 như bệnh đục thể thủy tinh, tật khúc xạ, dịch kính võng mạc, glocom…http://phapluattp.vn/suc-khoe/viet-nam-cam-ket-den-2020-thanh-toan-benh-gay-mu-loa-587912.html 

Điều chỉnh giá dịch vụ y tế, chất lượng có tăng theo?

Dự kiến, từ ngày 15/11 tới, giá 1.800 dịch vụ y tế sẽ tăng trung bình 2- 7 lần so với giá viện phí hiện hành, bởi đưa phụ cấp trực, phục cấp phẫu thuật, thủ thuật và một phần lương vào viện phí. Câu hỏi đặt ra là giá dịch vụ điều chỉnh tăng thì chất lượng dịch vụ có tăng theo?

Tại buổi giao lưu trực tuyến “Điều chỉnh viện phí: Người bệnh được lợi gì?" do báo Người Lao động tổ chức ngày 29/10, nói về lý do giá dịch vụ y tế sắp tăng,  ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính thuộc Bộ Y tế cho biết, Chính phủ đã quy định đến năm 2016, giá dịch vụ công phải được tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp. Thông tư liên bộ quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các bệnh viện trên toàn quốc do Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính xây dựng, sẽ ban hành vào tháng 11/2015. 

Người bệnh trả lương cho nhân viên y tế

Để hạn chế tác động đến đời sống của người dân, liên bộ đã quyết định trước mắt chỉ áp dụng cho đối tượng có thẻ BHYT vì phần lớn chi phí khám chữa bệnh đã được BHYT chi trả, đối với người chưa có thẻ BHYT tùy điều kiện kinh tế xã hội năm 2016 để trình Chính phủ xem xét quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp, song song với việc tuyên truyền, vận động để các đối tượng chưa có thẻ BHYT tham gia BHYT để giảm bớt gánh nặng chi phí khi không may bị đau ốm.

Trước mắt, trong năm 2015 chỉ áp dụng mức giá tính đủ chi phí trực tiếp mà liên bộ đã ban hành từ năm 2012 nhưng thời gian vừa qua nhiều tỉnh chỉ áp dụng ở mức 60-70%; và tính cả phụ cấp đặc thù (thường trực 24/24 giờ, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật) cho cán bộ y tế đã được liên Bộ Y tế - Tài chính quy định được kết cấu vào giá dịch vụ từ năm 2014 nhưng đến nay mới có khoảng 10 tỉnh thực hiện. Thời gian vừa qua, do ngân sách khó khăn, lại chưa được tính trong giá dịch vụ nên nhiều đơn vị, địa phương chưa có nguồn kinh phí để chi trả chế độ phụ cấp này đã được Thủ tướng Chính phủ quy định từ năm 2011. Tuy nhiên, đến tháng 3/2016, giá khám chữa bệnh bao gồm cả tiền lương của nhân viên y tế sẽ được thực hiện thống nhất trên toàn quốc.

Việc điều chỉnh giá viện phí theo thông tư mới này chỉ áp dụng với người bệnh thanh toán BHYT. Còn đối với người không có thẻ BHYT vẫn áp dụng theo mức giá hiện nay, trong năm 2016 sẽ cân nhắc thời điểm phù hợp để chính thức điều chỉnh theo giá viện phí mới. 

Theo ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, khi thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này người bệnh sẽ được cung cấp dịch vụ y tế công bằng đồng đều ở tất cả cơ sở khám chữa bệnh, không phân biệt vùng miền. Giá dịch vụ y tế được quy định thống nhất cho mỗi dịch vụ kỹ thuật ở tất cả các tuyến bệnh viện, không phân biệt bệnh viện đó ở đồng bằng hay miền núi, nông thôn hay thành thị. Ví dụ: Một sản phụ khi sinh tại trạm y tế xã hay bệnh viện tuyến huyện, tỉnh tại Hà Nội hay ở Lào Cai đều được Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả với cùng một mức giá như nhau. “Điều đó có nghĩa là người bệnh khi sinh thường dù ở các bệnh viện tuyến trên cũng không phải chi trả thêm những chi phí ngoài mức giá đã được quy định thống nhất. Giá tính đủ chi phí sẽ khuyến khích các bệnh viện triển khai, phát triển các dịch vụ kỹ thuật y tế chất lượng cao và người có thẻ BHYT được thụ hưởng các dịch vụ này ngay trên địa bàn. Cùng đó, chi phí từ tiền túi người bệnh sẽ giảm đáng kể vì tới đây người bệnh sẽ không phải chi trả thêm một số chi phí mà trước đây chưa kết cấu vào giá như các loại vật tư y tế, các loại thuốc đã được kết cấu vào giá dịch vụ”, ông Sơn giải thích thêm.

Người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội, sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tham gia BHYT từ nguồn tài chính trước kia vẫn cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh.

Về giá dịch vụ y tế tăng thì chất lượng có tăng theo, đặc biệt, giá giường bệnh sau khi điều chỉnh tương đương mức giá phòng khách sạn?, ông Nguyễn Nam Liên cho rằng, giá giường có nhiều mức theo từng loại giường và từng hạng bệnh viện. Trên cơ sở các chi phí trực tiếp để phục vụ và chăm sóc người bệnh. Trong đó, mức giá cao nhất là giá ngày giường Hồi sức tích cực (giá bao gồm cả tiền lương) đang dự kiến là 677.000 đồng), thấp nhất là 118.000 đồng.

Chất lượng dịch vụ sẽ tăng

Chi phí của giường bệnh khác chi phí phòng khách sạn, người bệnh phải nằm 24/24 giờ tại bệnh viện, chi phí giường bệnh bao gồm các chi phí (trừ tiền thuốc, máu, dịch truyền) phục vụ người bệnh trong những ngày điều trị, như găng tay, bơm kim tiêm, bông, băng, cồn, gạc, điện, nước, xử lý chất thải, khử khuẩn, vệ sinh phòng bệnh, duy tu, bảo dưỡng các trang thiết bị, chi phí về chăn, ga, gối, đệm..., riêng ngày giường điều trị tích cực, hồi sức cấp cứu còn tính cả các dụng cụ, vật tư dùng cho máy thở, monitor, bơm kim tiêm điện mà người bệnh phải sử dụng. Chẳng hạn, riêng găng tay phục vụ giường bệnh điều trị tích cực phải sử dụng bình quân 30 đôi/ngày, hết khoảng 50-60.000 đồng; chi phí tiền lương cho bác sĩ, điều dưỡng phục vụ (định mức 1 bác sĩ và 3 điều dưỡng chỉ phục vụ được 4 giường bệnh, 1 ngày làm 3 ca) dự kiến 323.000 đồng/giường.

“Trước đây, ngân sách chi tiền lương cho các bệnh viện. Lần này, tính tiền lương vào giá thì ngân sách sẽ không cấp tiền lương cho bệnh viện mà do BHYT và người bệnh trả sẽ có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ, bệnh viện có đủ kinh phí để tuyển bác sĩ, điều dưỡng theo đúng định mức nhân lực, người bệnh sẽ được phục vụ tốt hơn, bảo đảm đủ vật tư, hóa chất phục vụ người bệnh”, ông Liên nói.

Ông Liên cho biết thêm, chất lượng dịch vụ gồm nhiều yếu tố, chất lượng chuyên môn kỹ thuật y tế và chất lượng phục vụ chăm sóc người bệnh. Bộ Y tế đã có các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cụ thể đã ban hành Thông tư 19/2013 hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện, ban hành và thực hiện các tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, triển khai nhiều giải pháp để thực hiện đề án giảm tải bệnh viện, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế, đã và đang phát động phong trào đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, lấy người bệnh làm trung tâm nên chất lượng dịch vụ sẽ được nâng cao.

Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho hay, việc điều chỉnh giá viện phí lần này là thực hiện theo các quy định của nhà nước vì từ trước đến nay giá dịch vụ y tế chưa được tính đúng, tính đủ, một phần chi phí vẫn đang do nhà nước bao cấp. Việc điều chỉnh cơ chế tài chính cho phù hợp với cơ chế thị trường cũng là để các cơ sở khám chữa bệnh nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Thời gian qua, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho nhân viên y tế để cải thiện chất lượng phục vụ người bệnh.

“Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bao gồm cả chất lượng chuyên môn, chất lượng phục và chất lượng quản lý là một trong các mục tiêu hàng đầu của lần điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này. Đây là trách nhiệm của Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của các cơ sở khám chữa bệnh để đáp ứng đòi hỏi chính đáng của người dân”, ông Sơn nói.

Vậy, tăng giá dịch vụ y tế có ảnh hưởng nhiều đến những bệnh nhân mắc ung thư và người nghèo?, trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Nam Liên cho biết, hiện nay người nghèo theo chuẩn nghèo do Nhà nước quy định, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, người dân sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, ở xã đảo, huyện đảo, trẻ em dưới 6 tuổi và một số đối tượng chính sách đã được Nhà nước mua thẻ BHYT, khi đi khám, chữa bệnh được BHYT thanh toán 100% chi phí.

Tuy nhiên do mức đóng BHYT hiện nay còn thấp, BHYT không thể chi trả toàn bộ các loại thuốc điều trị được, nên có một số loại thuốc điều trị ung thư thì BHYT chỉ thanh toán một phần.

Để giảm bớt khó khăn cho người bị bệnh nặng, hiểm nghèo, có chi phí điều trị lớn, Bộ Y tế đã đề nghị các tỉnh thành lập Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh người nghèo theo quy định tại Thông tư liên tịch Y tế - Tài chính số 33/2013; đồng thời Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo các bệnh viện phải trích một phần nguồn thu để lập quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho các đối tượng khó khăn, có chi phí điều trị lớn.http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/813172/-dieu-chinh-gia-dich-vu-y-te-chat-luong-co-tang-theo 

63 người bị kỷ luật vì bị than phiền qua đường dây nóng

Ông Nguyễn Xuân Trường, Chánh văn phòng Bộ Y tế, cho biết như trên.

Theo đó, thông qua đường dây nóng đã nhắc nhở, rút kinh nghiệm 2.095 trường hợp, xử lý kỷ luật 63 trường hợp, cắt thi đua 62 trường hợp. Gần 200 đơn vị đã cải thiện cơ sở vật chất, hơn 300 đơn vị cải tiến quy trình khám chữa bệnh, khen thưởng 80 trường hợp.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị y tế chấn chỉnh hoạt động đường dây nóng ngành y tế.

Theo bà Tiến, qua kiểm tra thực tế tại một số đơn vị cho thấy công tác triển khai đường dây nóng còn một số tồn tại, hạn chế.

Bà Tiến đề nghị các đơn vị khẩn trương hoàn thiện thành lập ban chỉ đạo đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, trong đó phân công nhiệm vụ thường trực đường dây nóng.

Theo đó, các đơn vị sử dụng bảng thông báo số điện thoại đường dây nóng duy nhất của ngành y tế trên toàn quốc là 1900-9095 tại các vị trí dễ thấy.

Các đơn vị phải có quy chế trực đường dây nóng, khen thưởng, kỷ luật để kịp thời động viên, khuyến khích cán bộ thực hiện tốt việc tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân, đồng thời xử lý nghiêm cán bộ không chấp hành quy định.

Bà Tiến cũng yêu cầu tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất việc trực đường dây nóng. Tập huấn kỹ năng tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân cho tổ trực đường dây nóng để đảm bảo việc giải quyết các ý kiến phản ánh đến đường dây nóng được nhanh chóng, kịp thời.

Trước đó báo Pháp Luật TP.HCM phản ánh tình trạng người dân phản ánh gọi vào điện thoại đường dây nóng nhưng không ai trả lời, thậm chí có số điện thoại của tư nhân.

Theo Bộ Y tế, trong chín tháng đầu năm 2015, có hơn 12.000 cuộc gọi đến đường dây nóng Bộ Y tế, tuy nhiên chỉ có gần 38% cuộc phản ánh đúng phạm vi tiếp nhận.

Trong đó phản ánh nhiều nhất là tình trạng xuống cấp của cơ sở vật chất, quy trình chuyên môn, viện phí và thủ tục khám, chữa bệnh BHYT. Vẫn còn những cuộc gọi phản ánh về thái độ, tinh thần trách nhiệm của y, bác sĩ đối với người bệnh cũng như tiêu cực như vòi vĩnh, đòi hối lộ. Có 51 cuộc gọi đề nghị khen gợi, biểu dương cán bộ y tế. http://phapluattp.vn/suc-khoe/63-nguoi-bi-ky-luat-vi-bi-than-phien-qua-duong-day-nong-587870.html 

Chia sẻ thông kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh xuyên biên giới

Trong hai ngày 29 và 30-10, tại TP Đà Nẵng, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tổ chức hội thảo chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR 2005)/APSED giữa các nước Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam. Tham dự hội thảo có đại biểu đến từ Bộ Y tế các nước Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam; đại diện các tổ chức quốc tế; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng của các tỉnh có chung đường biên giới với Lào, Cam-pu-chia và 13 Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh, thành phố trong cả nước. 

Tại hội thảo, các đại biểu cùng chia sẻ thông tin, tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm lan truyền qua biên giới; chia sẻ tiến độ thực hiện (IHR 2005)/APSED giai đoạn 2013-2015; thống nhất cơ chế chia sẻ thông tin về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm giữa các tỉnh biên giới ba nước; đề xuất các hoạt động hợp tác ưu tiên trong giai đoạn 2015- 2017.

*Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) vừa có văn bản đề nghị các Sở GD và ĐT, các trường phối hợp các sở y tế của địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên, cán bộ, nhân viên nhà trường về nguyên nhân, hậu quả của bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng, chống. Ngoài ra, theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của học sinh và giáo viên, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để phối hợp xử lý triệt để ổ dịch.http://www.nhandan.org.vn/suckhoe/tin-tuc/item/27835202-chia-se-thong-kinh-nghiem-phong-chong-dich-benh-xuyen-bien-gioi.html 

Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Nhãn khoa ASEAN lần II

Từ ngày 29 - 31.10, Hội nghị Nhãn khoa ASEAN lần II (AOS 2015) diễn ra tại Hà Nội.

Tham dự hội nghị có gần 1.000 đại biểu Việt Nam và hơn 230 đại biểu quốc tế là bác sĩ nhãn khoa từ các nước thuộc khối ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ… Các báo cáo tại hội nghị tập trung vào chuyên ngành nhãn khoa như: Glocom, thể thủy tinh, dịch kính võng mạc, tật khúc xạ mắt trẻ em…

Hội nghị là cơ hội giúp các bác sĩ Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với các chuyên gia nổi tiếng hàng đầu trong các lĩnh vực chuyên sâu của ngành Nhãn khoa để trao đổi cập nhật thêm chuyên môn cũng như những khoa học kỹ thuật tiên tiến trong điều trị cho người bệnh.

Hội Nhãn khoa ASEAN được chính thức thành lập từ năm 2013 và Hội Nhãn khoa Hoàng gia Thái Lan là Chủ tịch đầu tiên của Hội. Theo điều lệ của Hội, cứ 2 năm sẽ tổ chức Hội nghị lần lượt ở các nước thành viên tiếp theo. Năm 2015, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Nhãn khoa ASEAN lần II và sẽ luân phiên là Chủ tịch của Hội nghị. http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=361184 

Hơn 1.200 đại biểu dự hội nghị nhãn khoa ASEAN

Chiều 29-10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị nhãn khoa ASEAN lần 2 (AOS 2015) với sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu Việt Nam và 230 đại biểu quốc tế là bác sĩ nhãn khoa của các nước trong khu vực ASEAN và Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia…

Đây là lần đầu Việt Nam đăng cai tổ chức một hội nghị lớn về lĩnh vực nhãn khoa tại các nước ASEAN. Hội nghị sẽ là một cơ hội tốt cho các bác sĩ nhãn khoa Việt Nam và các đồng nghiệp từ nhiều nước trên thế giới chia sẻ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm; cập nhật kiến thức nhằm nâng cao kỹ năng khám, điều trị các bệnh về mắt, góp phần đạt được mục tiêu đến năm 2020 thanh toán được các bệnh gây mù có thể phòng ngừa được.

Tổng số có 289 báo cáo được trình bày tại hội về các lĩnh vực: Glocom, thể thủy tinh, dịch kính võng mạc, tật khúc xạ, mắt trẻ em, giác mạc, phòng chống mù lòa…

Theo Tổ chức Y tế thế giới, nếu không có các chương trình can thiệp kịp thời ở các nước, không có sự giúp đỡ tích cực có hiệu quả của tổ chức này, các tổ chức phi chính phủ và đặc biệt nếu không có sự nỗ lực của mỗi bác sĩ nhãn khoa trên thế giới thì số người mù sẽ không ngừng tăng lên. Đến năm 2020 ước tính trên thế giới có khoảng 75 triệu người bị mù và hàng trăm triệu người bị khiếm thị.http://www.nhandan.org.vn/suckhoe/tin-tuc/item/27831202-hon-1-200-dai-bieu-du-hoi-nghi-nhan-khoa-asean.html 

Nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam tăng cao

VTV.vn - Tại Việt Nam, hiện nay chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm cúm A/H7N9. Tuy nhiên, nguy cơ dịch xâm nhập vào nước ta là cao.

Trên thế giới đã ghi nhận 573 trường hợp dương tính với cúm A/H7N9 ở người, phần lớn là tại Trung Quốc với 554 ca, trong đó 212 ca đã tử vong. Virus cúm A/H7N9 là một chủng mới, có khả năng lây nhiễm cho người, dẫn đến viêm phổi nặng, bệnh tiến triển nhanh với tỷ lệ tử vong cao.

Tại Việt Nam, hiện nay chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm cúm A/H7N9. Tuy nhiên, nguy cơ dịch cúm xâm nhập vào nước ta là cao. Vậy nguy cơ này đang ở mức độ nào và các biện pháp kiểm soát biên giới để phòng chống dịch bệnh ra sao? http://vtv.vn/suc-khoe/nguy-co-cum-a-h7n9-xam-nhap-vao-viet-nam-tang-cao-20151029152959597.htm 

Đầu tư cho y tế dự phòng chưa đáp ứng yêu cầu

Ngày 28.10, Ủy ban Về các vấn đề xã hội phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội thảo đại biểu dân cử với việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế dự phòng. Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Trương Thị Mai chủ trì Hội thảo. Hội thảo tập trung thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế dự phòng (YTDP); trong đó vấn đề nổi cộm là những khó khăn về nguồn lực và chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ y tế làm công tác này.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, những năm qua lĩnh vực YTDP đã đạt được những thành tựu nhất định. Nhiều loại dịch bệnh đã được khống chế, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi được ngăn chặn, không để xâm nhập vào Việt Nam. Ngành YTDP đã thanh toán được bệnh đậu mùa, bại liệt, giảm mắc hàng trăm đến hàng nghìn lần các bệnh truyền nhiễm. Duy trì tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt tỷ lệ hơn 90%, tự sản xuất 10/12 vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR) quốc gia; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về YTDP đã tạo được sự chuyển biến nhận thức toàn xã hội.

Tuy nhiên công tác YTDP vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Hiện vẫn còn 36/63 tỉnh, thành chưa đạt chuẩn quốc gia YTDP về diện tích làm việc, 80% trung tâm YTDP tuyến huyện cần nâng cấp và xây mới. Chi cho YTDP trong tổng chi NSNN cho y tế thấp và không ổn định; chưa thực hiện đúng Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội là: “Tăng tỷ lệ chi ngân sách hằng năm cho sự nghiệp y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước. Dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho YTDP”.

Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ cho cán bộ YTDP chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với lao động đặc thù ngành nên rất khó khăn trong thu hút nhân lực có chất lượng tại các tuyến, đặc biệt trong tuyển dụng bác sĩ YTDP tại tuyến cơ sở. Nghị định số 56/2010/NĐ-CP, quy định tỷ lệ  40% đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn YTDP trong cơ cấu nhân lực ngành y, tuy nhiên nhân lực hiện có so với nhu cầu chỉ chiếm 42% cơ cấu. Trong khi phần lớn bác sĩ YTDP hiện có được đào tạo về chuyên ngành điều trị chuyển sang do khó khăn khi xin việc tại các cơ sở điều trị và thực tế các bác sĩ này khi có cơ hội sẵn sàng bỏ lĩnh vực YTDP quay về điều trị. Với những khó khăn YTDP đang gặp phải, nếu tới đây dự án mục tiêu quốc gia về y tế bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai công tác YTDP và nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.

Tại Hội thảo các ĐBQH cho rằng, sắp tới ngành y tế cần đổi mới hệ thống tổ chức YTDP một cách toàn diện theo hướng tập trung, thu gọn đầu mối nhằm tăng cường hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động. Nhà nước cần bảo đảm ngân sách cho YTDP; có chính sách đãi ngộ cho cán bộ y tế dự phòng và thực hiện đúng Nghị quyết 18/2008/QH12 của Quốc hội. Đồng thời, các đại biểu đề nghị Ủy ban Về các vấn đề xã hội tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về YTDP để tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách trong các lĩnh vực này.

Phát biểu tại Hội thảo Chủ nhiệm Trương Thị Mai nhấn mạnh, trong tình hình mới với nhiều nguồn lực dành cho chương trình mục tiêu quốc gia bị cắt giảm, Ủy ban Về các vấn đề xã hội ủng hộ Nhà nước duy trì bảo đảm nguồn ngân sách cho các chương trình mục tiêu thiết yếu về lĩnh vực YTDP, tiêm chủng mở rộng. Vì chú trọng công tác YTDP là một trong những giải pháp phù hợp đối với nước ta trong việc bảo đảm chăm sóc sức khỏe nhân dân. http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=361147 

Cung cấp các dịch vụ dự phòng nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV

Ngày 28.10, tại thành phố Bà Rịa, Trung tâm Nâng cao chất lượng cuộc sống (Life) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS - thành phần VUSTA do Life phụ trách tại Bà Rịa - Vũng Tàu từ đầu năm 2015 đến nay.

Mục tiêu của dự án là cung cấp các dịch vụ dự phòng nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy, gái mại dâm và nam có quan hệ đồng tính với nam và người chuyển giới; củng cố hệ thống cộng đồng nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia một cách hiệu quả và bền vững vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, tạo môi trường thuận lợi về mặt pháp lý cho các nhóm chính tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV và tăng cường sự tham gia của tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng vào phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam. 

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, từ đầu năm 2015 đến nay đã thành lập được 3 nhóm CBO (nhóm hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng) hoạt động tại các huyện Long Điền, huyện Tân Thành, thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu. Thông qua hoạt động kết nối giữa các nhóm CBO với các cơ sở y tế đã thực hiện việc tiếp cận và hỗ trợ y tế (tuyên truyền tư vấn, cấp phát bao cao su, kim tiêm phòng chống HIV/AIDS, nước cất và phát tài liệu truyền thông) cho 1.360 trường hợp thuộc nhóm nguy cơ lây nhiễm HIV cao (tiêm chích ma túy, gái mại dâm, đồng tính); chuyển gửi 813 trường hợp đến các cơ sở y tế làm xét nghiệm HIV; chuyển gửi thành công 20 trường hợp đến các cơ sở y tế điều trị ARV. 

Theo đánh giá của Life, thời gian qua, các nhóm CBO trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hoạt động khá tốt trong việc tiếp cận và chuyển gửi các trường hợp nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Thông qua các nhóm, tỷ lệ phát hiện dương tính với HIV rất cao trong các đối tượng tiêm chích ma túy và đồng tính. Bên cạnh đó, các nhóm CBO đã kết nối và hợp tác rất tốt với các cơ sở y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm CBO trong quá trình hỗ trợ khách hàng. http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=361169 

100% lao động được kiểm tra y tế hằng năm

Chiều 28.10, tại Hà Nội, Bệnh viện Xây dựng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị hội chẩn phim X-quang, VCT và báo cáo kết quả đo kiểm tra môi trường lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại các đơn vị sản xuất tấm lợp năm 2015.

Tại Hội nghị, kết quả nghiên cứu mới nhất đối với nhóm đối tượng có khả năng nhiễm độc từ Amiăng cao nhất là người lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp đã được công bố. Theo Giám đốc Bệnh viện Xây dựng Lê Thị Hằng, chưa phát hiện các nhóm bệnh ung thư hay tổn thương mô phổi do nhiễm bụi Amiăng; kết quả đọc phim X-quang, VCT có phát hiện các bệnh nhân bị bụi phổi nhưng chủ yếu là do hít phải bụi Silic. Về nguy cơ nhiễm độc từ việc sử dụng tấm lợp sản xuất từ Amiăng, nhiều nghiên cứu cho thấy, bụi Amiăng phát sinh từ tấm lợp so với với bụi Amiăng có tại cơ sở sản xuất, các mỏ khai thác có tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều lần.

Tại hội nghị các chuyên gia cũng nhận định, trước những thông tin gây ung thư do  Amiăng chưa được kiểm chứng, cần giải thích rõ ràng, tránh gây hoang mang trong dư luận. Bên cạnh đó, cần tổ chức nghiên cứu, đánh giá trên toàn quốc tình hình sức khỏe và nguyên nhân tử vong, đặc biệt điều tra nguyên nhân tử vong của người lao động có tiền sử tiếp xúc với Amiăng và dân cư sử dụng sản phẩm có chứa Amiăng.

Theo thống kê, cả nước hiện có 39 đơn vị tham gia sản xuất tấm lợp Amiăng với 5.000 lao động. Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, 100% lao động trực tiếp sản xuất tấm lợp được chụp X-quang, xét nghiệm các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp hằng năm dưới sự thăm khám, chẩn đoán của nhiều bác sĩ, giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực bệnh nghề nghiệp. http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=361127 

Huy động nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020

Sáng 28.10, Báo điện tử Đại biểu Nhân dân phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức Tọa đàm Huy động nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020.

Tại tọa đàm, các khách mời đã trao đổi, thảo luận về tình hình phòng, chống HIV/AIDS của nước ta thời gian qua, những thành tựu đã đạt được cũng như những tồn tại, vướng mắc; giải đáp về tình hình nguồn lực tài chính của nước ta hiện nay cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Theo đó, việc các nguồn tài trợ quốc tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đang cắt giảm dần là điều đáng lo ngại, bởi với hơn 80% kinh phí trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và 95% tiền mua thuốc ARV của nước ta là do từ nguồn tài trợ nước ngoài. Do vậy, nếu không cung cấp tài chính đầy đủ, sẽ có nhiều bệnh nhân nghèo nhiễm HIV/AIDS phải bỏ cuộc giữa chừng trong quá trình điều trị ARV do giá thuốc khá cao, dẫn đến việc kháng thuốc, tăng khả năng lây nhiễm. Điều này dẫn đến nguy cơ đại dịch HIV/AIDS có thể quay lại bất cứ lúc nào và lúc đó chi phí sẽ còn tốn kém hơn so với hiện nay.

Cho rằng thời gian tới hoạt động phòng, chống HIV/AIDS sẽ gặp rất nhiều khó khăn, các ý kiến đề nghị cần tiếp tục cố gắng để duy trì, cũng như mở rộng hơn nữa các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Đặc biệt là các hoạt động liên quan đến dự phòng, giám sát dịch bệnh, phát hiện và tăng cường điều trị. Đồng thời, tăng cường lồng ghép và phân cấp, lồng ghép các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS vào trong hệ thống y tế sẵn có và phân cấp về địa phương, về y tế cơ sở để giảm chi phí, tăng cường hiệu quả và đồng thời tăng khả năng tiếp cận của người dân đến các dịch vụ này. Cùng với đó, phải chuyển nhanh từ dựa vào nguồn viện trợ nước ngoài sang sử dụng nguồn tài chính trong nước. Trong đó có nguồn ngân sách nhà nước và phát triển nhanh bảo hiểm y tế, đây là vấn đề cốt yếu, đặc biệt với công tác điều trị. http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=361119 

Gần 9 triệu người Việt Nam bị rối nhiễm tâm trí

VOV.VN - Hiện nay, số người bị rối nhiễu tâm trí ở Việt Nam ước tính khoảng 10% dân số, tương đương gần 9 triệu người.

Hôm nay (29/10), tại Quảng Ninh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

Ngày 22/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1215 phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020. Đề án là khung tổng thể, định hướng về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trong giai đoạn 2011 - 2020.

Sau 4 năm triển khai, hiện cả nước đã có 31 Trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Một số tỉnh, thành phố đã thí điểm xây dựng mô hình lao động trị liệu và phục hồi chức năng luân phiên cho người tâm thần nặng, mô hình kết hợp tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ công tác xã hội với điều trị y tế đề phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí... Tuy nhiên, cùng kết quả đã đạt được, quá trình triển khai Đề án cũng đã bộc lộ nhiều điểm tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Mạng lưới các cơ sở hiện nay thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; nhiều cơ sở chưa phân loại đối tượng, chưa phân khu chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng hợp lý; cơ sở thiếu các dịch vụ tư vấn, trị liệu tâm lý, lao động trị liệu, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và trợ giúp các đối tượng tái hòa nhập cộng đồng….

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng: Hiện nay, số người bị rối nhiễu tâm trí ở Việt Nam ước tính khoảng 10% dân số, tương đương gần 9 triệu người, trong đó số người tâm thần nặng khoảng 200.000 người; số người tâm thần có xu hướng gia tăng đặc biệt là các thành phố, đô thị lớn.

Vì vậy, việc trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí là một thách thức lớn và là gánh nặng đối với cộng đồng và toàn xã hội, cần sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội./. http://vov.vn/suc-khoe/gan-9-trieu-nguoi-viet-nam-bi-roi-nhiem-tam-tri-445505.vov 

Ngộ độc thực phẩm từ những suất ăn trưa bẩn

Trong vòng 1 tháng, 13 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra khiến 813 người đi viện, phần lớn do ngộ độc từ những suất ăn trưa.

Theo Cục An toàn thực phẩm, tính riêng từ ngày 25/9 đến 25/10, cả nước đã có 13 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 813 người mắc và đi viện, không có ca tử vong.

Nếu tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 150 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4.077 người mắc, 21 người tử vong.

Riêng ngộ độc từ bếp ăn tập thể có 33 vụ, làm 2.302 người mắc, 2.268 người đi viện.  70% vụ ngộ độc này do cơ sở cung cấp thức ăn sẵn cung cấp suất ăncho công nhân không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nguyên nhân chủ yếu do thức ăn bị nhiễm khuẩn sau quá trình vận chuyển nên phải bảo quản thức ăn. Còn lại tỷ lệ 30% ngộ độc do bếp ăn tại chỗ.

Trong số 13 vụ ngộ độc từ cuối tháng 9 đến nay, có 7 vụ ngộ độc do vi sinh vật (điều kiện bảo quản thực phẩm không đảm bảo…), 3 vụ do độc tố tự nhiên (như ăn cóc, nấm độc…) và 3 vụ chưa xác định nguyên nhân.

Số vụ và ca mắc trên tuy giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng vào giai đoạn chuyển mùa hiện nay là điều kiện thuận lợi để nhiều vi sinh vật phát triển, nếu không đảm bảo vệ sinh thực phẩm thì nguy cơ ngộ độc rất cao.

Mới đây, ngày 21/10, các bệnh viện lớn tại Bình Dương đã phải tiếp nhận cấp cứu hàng trăm công nhân Công ty Giày Vĩnh Nghĩa (chuyên may giày da đóng tại phường Hòa Lợi, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) nghi do ngộ độc thực phẩm.

Các công nhân nhập viện trong tình trạng nôn ói, đau bụng và nhức đầu… Thậm chí có công nhân sùi bọt mép, tím tái. Phía bệnh viện điều trị cấp tốc, cho công nhân uống thuốc chống nôn, theo dõi huyết áp,…

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, hiện khẩu phần ăn của người lao động tại các khu công nghiệp còn quá thấp chỉ khoảng 9.000- 11.000 đồng. Với chi phí như vậy, suất ăn sẽ không đảm bảo dinh dưỡng cho công nhân.

Để quản lý chất lượng suất ăn tại các khu công nghiệp, ông Phong cho rằng:Lỗi gây ngộ độc thực phẩm do đơn vị  cung cấp suất ăn, do sự kiểm soát thiếu chặt chẽ của đơn vị phụ trách về an toàn thực phẩm ở địa phương.

Có những vụ việc không báo cáo kịp thời lên Cục An toàn thực phẩm, chúng tôi đã cử người  xuống kiểm tra sau khi biết thông tin. Đồng thời, Cục đã đôn đốc  địa phương, đơn vị quản lý an toàn thực phẩm ở những địa phương chưa thực hiện nghiêm túc việc báo cáo tình hình ngộ độc thực phẩm lên Cục.

Theo quy định, sau 24 giờ, nếu địa phương có ngộ độc thực phẩm, phải báo cáo gấp về vụ việc. Và chỉ những đơn vị có đủ giấy tờ chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh mới được cung cấp thức ăn nhưng sau 1 thời gian dài, một số đơn vị đã không tuân thủ đầy đủ quy định này.

Bà  Trần Việt Nga, Phó cục trưởng cục An toàn thực phẩm cho biết: Bộ Y tế đã điều tra và khẩu phần ăn quá thấp chưa nói đến việc có đủ dinh dưỡng hay không.

Chúng tôi có khuyến nghị với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, các doanh nghiệp cung cấp thức ăn nhưng cũng rất khó để thay đổi vì chi phí suất ăn cho công nhân đã được chủ và người lao động thỏa thuận. Nếu tăng khẩu phần ăn thì lương sẽ giảm, mà công nhân thì không muốn giảm lương. Công nhân chấp nhận khẩu phần ăn thấp để tăng lương lên.

Ngoài ra, rất khó để chốt giá cả suất ăn vì tùy theo từng mùa, từng khu vực mà giá cho mỗi suất ăn sẽ khác nhau.

Bà Nga chia sẻ: Có người từng là công nhân nói với tôi, không dám quay lại đời công nhân nữa vì bữa ăn chỉ vài ngàn. Thậm chí, sau bữa ăn cơm ở nhà máy thì về nhà chỉ  dám ăn quả trứng luộc với cơm.

Cục sẽ tuyên truyền để doanh nghiệp thấy rằng, nếu cung cấp suất ăn đủ dinh dưỡng cho công nhân thì năng suất lao động sẽ tăng, theo đó, lợi nhuận tăng theo. Bản thân người lao động cần được nâng cao kiến thức về sự  cần thiết của việc đảm bảo dinh dưỡng với sức khỏe cá nhân.

Ngoài ra, ở nhà máy cũng cần có tổ  chức giám sát việc mua nguyên liệu thực phẩm. Cơ quản lý cần tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn nữa. http://vtc.vn/ngo-doc-thuc-pham-tu-nhung-suat-an-trua-ban.321.578080.htm  

Mỗi năm có hơn 1.000 người nhập viện do ngộ độc thực phẩm tập thể

Đó là thông tin đưa ra tại Hội thảo đảm bảo an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể tại các KCN/KCX do Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tổ chức vào sáng 29.10, tại Tiền Giang.

Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm, cả nước hiện có 256 KCN/KCX, phân bổ ở 61 tỉnh/thành phố trên cả nước, khoảng 2/3 số này tập trung ở ba vùng kinh tế trọng điểm Miền Nam, Miền Trung, Miền Bắc đã tạo việc làm cho hơn 3 triệu lao động. Nhu cầu bữa ăn tập thể và các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn hiện là rất lớn để bảo đảm ăn ca cho hàng triệu người lao động mỗi ngày…

Tuy nhên, trong giai đoạn 2010 – 2015, toàn quốc đã đã xảy ra 84 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) làm 6.566 người mắc, hơn 6.059 người đi viện. Trung bình mỗi năm có 14 vụ, 1094.3 người mắc và 1009.8 người đi viện do NĐTP tập thể trong KCN/KCX. Trong những năm qua, số vụ NĐTP tại bữa ăn tập thể của KCN/KCX không có biến động nhiều, tuy nhiên số ca mắc có chiều hướng gia tăng. Năm 2015 đã ghi nhận các vụ NĐTP lớn làm nhiều người mắc tại Nghệ An, Trà Vinh, Long An, Tiền Giang.

Thực phẩm chủ yếu trong các vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể, trong KCN/KCX là thực phẩm hỗn hợp (chiếm tỉ lệ 78,6%), tiếp đến thuỷ sản với tỉ lệ 11,9%. Trong số vụ NĐTP do sử dụng thực phẩm thủy sản có tới 8/10 vụ do sử dụng cá ngừ (chứa Histamine)…Trong 84 vụ NĐTP tập thể xảy ra tại các KCN/KCX, nguyên nhân do độc tố chiếm 10,7% (9/84 vụ); vi sinh vật chiếm 41,7% (35/38 vụ), hóa chất chiếm 7,1 % (6/84 vụ)…

Tại Hội thảo, các đại biểu đã báo cáo nhiều tham luận và thảo luận các nội dung liên quan đến vai trò của các Ban quản lý KCN/KCX trong quản lý, đảo bảo an toàn thực phẩm; cần quan tâm hơn nữa trong việc lựa chọn thực phẩm sạch, nâng cao chất lượng dinh dưỡng tại các bếp ăn tập thể; đào tạo chuyên môn sâu về bếp ăn tập thể cho các công ty, bên cạnh việc nâng cao kiến thức cần đào tạo thêm về thực hành về lựa chọn thực phẩm, bảo quản, chế biến thức ăn…

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phân tích, một trong những nguyên nhân khiến ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể ở KCN/KCX là do xu thế sử dụng các bữa ăn này gia tăng, giá thành suất ăn của công nhân còn khá thấp (10.000-15.000 đồng/suất ăn). Khẩu phần chất lượng dinh dưỡng suất ăn cho người lao động trong KCN/KCX thường thiếu. Khẩu phần của công nhân chỉ đáp ứng được 89,7% nhu cầu về năng lượng…

Đáng chú ý, bản thân người công nhân cũng chấp nhận suất ăn giá rẻ như vậy dù biết khó đảm bảo an toàn, lý do bởi nếu tăng tiền suất ăn thì thu nhập sẽ giảm nên mâu thuẫn này rất khó để khắc phục. Mặt khác, các cơ sở cung cấp suất ăn ngày càng nhiều, nhiều cơ sở quy mô nhỏ, điều kiện cơ sở rất thủ công, khó kiểm soát yêu cầu về ATTP...

Thời gian tới, đồng chí mong muốn các cấp uỷ, ban ngành địa phương, ban lãnh đạo các KCN/KCX, đặc biệt là chủ cơ sở, giám đốc công ty cung cấp thực phẩm cho các bữa ăn cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bữa ăn tập thể, coi sức khỏe người lao động là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp, giám sát và kịp thời xử lý 100% các vụ ngộ độc thực phẩm nếu xảy ra. Thứ trưởng cũng đề nghị các Sở Y tế chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; tham mưu cho UBND tỉnh đưa vào kế hoạch hoạt động cho ban chỉ đạo liên ngành các cấp, cơ quan y tế; tổ chức tuyên truyền về an toàn thực phẩm, chế độ dinh dưỡng cho công nhân… http://laodong.com.vn/suc-khoe/moi-nam-co-hon-1000-nguoi-nhap-vien-do-ngo-doc-thuc-pham-tap-the-391808.bld 

Việt Nam: Phát hiện “siêu vi khuẩn” kháng nhiều loại kháng sinh

Tình trạng kháng kháng sinh của Việt Nam đang ở mức báo động với số lượng vi khuẩn kháng thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng. Nước ta ghi nhận không chỉ một mà vài loại “siêu vi khuẩn”  kháng lại mọi loại thuốc kháng sinh, phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.

Thông tin trên được TS Nguyễn Vũ Trung, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết tại lễ phát động tuyên truyền bản báo cáo Thực trạng kháng sinh thế giới 2015 diễn ra chiều ngày 29/10 tại Hà Nội.

Theo TS Trung, tình trạng kháng kháng sinh là một vấn đề toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc sử dụng kháng sinh ngày càng bừa bãi, phổ biến và vẫn tồn tại tình trạng kháng sinh được trộn trong thức ăn chăn nuôi.

“Các kháng sinh mới thì chưa được tìm ra, còn kháng sinh cũ ngày càng bị kháng thuốc nhiều hơn. Các chuyên gia thế giới lo ngại một ngày “vũ khí” chống vi khuẩn không còn, do vi khuẩn kháng lại hết những vũ khí ấy”, TS Trung nói.

Tại Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh đang ở mức báo động. Số lượng vi khuẩn kháng thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng. Tỷ lệ kháng với kháng sinh carbapenem- nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay lên đến 50%, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm.

Bà Đỗ Thúy Nga, đại diện đơn vị nghiên cứu lâm sàng Oxrford Mỹ cho biết, một nghiên cứu vào năm 2013 về tỷ lệ vi khuẩn E.coli kháng với kháng sinh carbapenem cũng rất cao. Trong số 26 nước báo cáo thì tỷ lệ kháng cao nhất tại Ấn Độ 11%, Việt Nam đứng thứ 2 là 9%, sau đó đến Bulgaria. Tỷ lệ khuẩn này kháng với kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 lên đến hơn 60%.

Việt Nam ghi nhận không chỉ một mà vài loại “siêu vi khuẩn” kháng lại mọi loại thuốc kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột. Chưa kể nguy cơ lây lan “siêu vi khuẩn” đa kháng thuốc trên toàn cầu do sự giao lưu thế giới ngày càng rộng rãi. Vì thế, vấn đề kháng kháng sinh là một vấn đề toàn cầu mà không một nước nào ở ngoài cuộc.

Trong khi đó, lịch sử sáng chế kháng sinh và quá trình phát triển của nó cho thấy tốc độ tìm ra kháng sinh mới không kịp so với mức độ gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc. Theo đó, những năm 1940 kháng sinh đầu tiên được phát minh là penicillin nhưng chỉ 10 năm sau đã xuất hiện vi khuẩn kháng loại thuốc này.

Trong giai đoạn từ năm 1983 đến 1987, Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh và từ năm 2008 đến nay gần như không có kháng sinh mới nào được tìm ra. Trong khi đó, các báo cáo về vi khuẩn kháng các loại kháng sinh cũ ngày càng tăng lên. Sự xuất hiện của các “siêu vi khuẩn” kháng kháng sinh khiến thế giới lo ngại, bởi siêu vi khuẩn là loại vi khuẩn có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh.

Thay đổi nhận thức của bệnh nhân, bác sĩ kê đơn

Để phòng nguy cơ ngày càng xuất hiện nhiều siêu vi khuẩn kháng thuốc, kháng kể cả những kháng sinh mạnh, mới nhất thì việc kiểm soát sử dụng thuốc kháng sinh là rất quan trọng.

Khi vi khuẩn đã kháng thuốc, việc điều trị bệnh rất khó khăn, tốn kém do sẽ phải áp dụng nhiều biện pháp, phối hợp nhiều kháng sinh, điều chỉnh liều thuốc…

Vì thế theo bà Nga, thay vì tập trung nghiên cứu tìm ra kháng sinh mới thì nên ưu tiên bảo tồn hiệu quả những kháng sinh thế hệ cũ. Để làm được điều này, cần thay đổi nhận thức của bệnh nhân, bác sĩ kê đơn.

Bà Nga cũng đề nghị nên cấm bán các loại thức ăn gia súc có trộn sẵn kháng sinh, hạn chế sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh cho động vật nuôi.

Ngay tại các bệnh viện, việc điều trị kháng sinh cũng cần thận trọng và thực tế nhiều bệnh viện đã làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh. Như tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, 100% bệnh nhân có nhiễm khuẩn đều được làm kháng sinh đồ để lựa chọn điều trị thích hợp.

TS Trung cho biết, tại BV có quy định, sách hướng dẫn sử dụng kháng sinh cập nhật hàng năm cho các bác sĩ tham khảo. Quyển sách này được tổng hợp dựa trên kết quả kháng sinh đồ, với từng loại bệnh... của bệnh nhân điều trị tại đây. Quan điểm sử dụng kháng sinh tại viện luôn được quán triệt, dù là kháng sinh cũ nhưng bệnh nhân chưa kháng thuốc, thuốc còn nhạy với vi khuẩn sẽ ưu tiên sử dụng.http://dantri.com.vn/suc-khoe/viet-nam-phat-hien-sieu-vi-khuan-khang-nhieu-loai-khang-sinh-20151030040658018.htm 

Việt Nam khuyến khích phát triển thuốc generic

Nhằm mục tiêu thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Y tế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất thuốc generic chất lượng tốt, giá cả hợp lý, tăng khả năng tiếp cận thuốc của người dân.

Ngày 29/10, TS Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế khuyến khích các doanh nghiệp dược trong nước phát triển sản xuất dòng thuốc này.

Cục Quản lý Dược cũng công bố danh mục số lượng số đăng ký của 905 hoạt chất đã và đang có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam (danh mục kèm theo đăng trên website Cục Quản lý Dược www.dav.gov.vn ) để các doanh nghiệp có thể lựa chọn, phát triển các thuốc generic chưa có số đăng ký.

Theo Cục Quản lý Dược, việc xem xét, thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc trước thời hạn quy định sẽ được ưu tiên đối với hồ sơ đăng ký thuốc chứa hoạt chất chưa có số đăng ký trong danh mục nêu trên nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của người dân.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý Dược sẽ thường xuyên cập nhật danh mục hoạt chất không có số đăng ký và cung cấp thông tin để doanh nghiệp biết, có kế hoạch sản xuất, kinh doanh thuốc được hiệu quả, an toàn và chất lượng.

Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) hiện thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng 50% nhu cầu thuốc, tuy nhiên chủ yếu vẫn là các thuốc đơn giản, thông thường; còn lại lệ thuộc nhập khẩu, viện trợ. Và một phần của nguyên nhân là 90% nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu.

Trong năm 2013, theo báo cáo của 41 bệnh viện và Sở Y tế dùng thuốc generic cho thấy, thuốc biệt dược gốc chiếm đến 38% tổng giá trị tiền thuốc của các bệnh viện. Có 144 mặt hàng thuốc biệt dược gốc có giá trúng thầu cao hơn trung bình gần 33% so với nhóm những thuốc tương đương sinh học (thuốc generic).

Cục Quản lý Dược cho biết, thuốc generic là những thuốc tương đương trị liệu với thuốc gốc được lưu hành khi thuốc gốc hết thời bạn bản quyền, chứa cùng hoạt chất với thuốc gốc vì vậy có thể thay thế thuốc gốc.

Việc sử dụng thuốc generic sẽ giúp giảm chi phí điều trị, giảm giá thuốc mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị tốt. Sở dĩ thuốc generic tiết kiệm chi phí 40 - 60% là do khi dược phẩm hết hạn bản quyền hoặc thời gian độc quyền thì các nhà sản xuất khác có thể được quyền sản xuất và không phải tiến hành các nghiên cứu trên động vật và nghiên cứu lâm sàng. http://dantri.com.vn/suc-khoe/viet-nam-khuyen-khich-phat-trien-thuoc-generic-20151030041557879.htm 

Khánh Hoà: Một xã có 80% trường hợp chết người là do bệnh ung thư

2015, xã Diên Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa có 80% số người chết liên quan đến bệnh ung thư. Điều lạ là cơ quan chức năng có lấy mẫu nguồn nước để đi kiểm định, kiểm tra, tuy nhiên đến nay... chưa có kết quả.

Kiệt quệ vì bệnh

Chị Nguyễn Thị Mỹ (50 tuổi, thôn Đảnh Thạnh) cho biết: “Mỗi ngày tôi phải lọc 10 bể để có nước uống, nấu cơm, tắm rửa”. Mặc dù sợ nước nhiễm độc, chị Mỹ không có tiền mua nước sạch uống để phòng bệnh bởi gia đình đã khánh kiệt sau khi vét cạn gia sản chữa bệnh cho chồng. Bảy năm trước, ông Lê Nhộng - cha chồng chị N qua đời vì bệnh ung thư phổi. Giật mình, tất cả gia đình chị Mỹ rủ nhau đi khám sức khỏe, nhưng đã muộn màng khi anh Lê Điệp, chồng chị N đã mang bệnh ung thư giai đoạn cuối. Để cứu chồng, chị N phải đi vay 130 triệu đồng, cách đây 5 năm, khi số tiền này hết cũng là lúc anh Điệp mất ở tuổi 46. Khoản nợ ập lên mái nhà cũ kỹ của anh chị và bốn người con.

Đến nay, 2 con gái của anh chị đã lấy chồng, 2 người con trai đã cưới vợ, có con nhưng không có nghề nghiệp ổn định. Mỗi tháng, 2 anh phụ mẹ để có số tiền 5 triệu trả nợ hằng tháng, nhưng khi số nợ ấy mới vơi một nửa thì một anh gặp tai nạn. Từ 1ha đất canh tác, giờ chỉ còn 3 sào vì phải bán đi cứu chữa cho con. Gia sản theo bệnh tật mọc cánh mà bay, chị N không biết nương tựa vào đâu vì “có đứa em chồng nhà bên những mới mất 3 năm trước”.

Gia đình chị N là một trong những hoàn cảnh bi đát nhất trong số những gia đình có người chết vì bệnh ung thư ở xã Diên Lộc.

Lấy mẫu nước vẫn không ra kết quả

Ông Đặng Ngọc Dung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Diên Lộc ngậm ngùi kể về trường hợp bà Phạm Thị Bang, bà mất năm 69 tuổi vì bị ung thư dạ dày, sau đó chồng bà cũng qua đời vì căn bệnh này.

Bà Bang có 8 người con nhưng đều đi làm ăn xa, ngôi nhà của vợ chồng bà giờ bỏ hoang, không có người ở. Chỉ còn người con trai cả ở bên cạnh lui tới nhang đèn.

Là người gần gũi bà con trong xã, ông Dung thường xuyên đi đám tang các gia đình và cảm thấy rùng mình: “Trong cuốn sổ của tôi trong 5 năm qua có 96 người chết, phần lớn ở độ tuổi 40-60, trong đó 80% là do bệnh ung thư”.

Ông Lê Văn Gần - Chủ tịch xã Diên Lộc cho biết, tại các cuộc họp cử tri, địa phương đã có ý kiến về tình hình với cơ quan chức năng, họ có lấy mẫu nguồn nước để đi kiểm định, kiểm tra, tuy nhiên đến nay chưa có kết quả. http://dantri.com.vn/suc-khoe/khanh-hoa-mot-xa-co-80-truong-hop-chet-nguoi-la-do-benh-ung-thu-2015102910160683.htm 

Chàng sinh viên Y tự chế kim châm cứu chữa bệnh

Chàng sinh viên năm thứ 3, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam này có niềm đam mê với châm cứu, cấy chỉ.

Chàng sinh viên 8x Lê Duy Linh sinh năm 1989 tại Quý Cao - Nguyên Giáp - Tứ Kỳ - Hải Dương trong một gia đình có truyền thống làm nghề Đông y có tiếng. Khi còn đang học lớp 9, Linh đã được bố mẹ định hướng theo nghề gia truyền. Anh ngưỡng mộ tài năng của giáo sư Nguyễn Tài Thu và bác sỹ Lê Thúy Oanh nên đã sớm định hướng bản thân theo con đường “Châm cứu – cấy chỉ”. 

Hồi đó, được theo học giáo sư Nguyễn Tài Thu là rất khó vì thầy luôn bận rộn với lịch làm việc dày đặc với những chuyến công tác trong và ngoài nước.

Vì quá yêu mến tài năng của giáo sư nên chàng học sinh ngày ấy đã ngồi vẽ một bức chân dung của vị giáo sư này. Bức vẽ hoàn thành và được gửi đến giáo sư.

Yêu mến, cảm phục ý chí của cậu học sinh tha thiết theo nghề nên giáo sư đã đồng ý nhận Duy Linh làm học trò, cho theo học trực tiếp tại khoa Quốc tế, Bệnh Viện Châm Cứu Trung Ương. 

Với bản tính cần cù, chăm chỉ học hỏi, Duy Linh luôn nhận được lời khen ngợi của thầy và được xếp loại giỏi. Càng ngày càng đam mê, chưa dừng lại ở đó, Duy Linh tiếp tục đến trung tâm cấy chỉ để học thêm về kỹ thuật này. Thời gian rảnh rỗi, Duy Linh thường hay tìm đến các hiệu sách để mua những cuốn sách châm cứu về tự đọc và mày mò học thêm.

Kinh nghiệm cho thấy kim cấy chỉ hiện tại hơi to và gây đau, chàng trai quyết định cải tiến cây kim bằng cách tự chế. Nhận thấy hiện tại quá ít tài liệu dạy về  “cấy chỉ" trong khi nhu cầu học tập ngày càng nhiều, bên cạnh đó phương pháp châm cứu cấy chỉ là một trong những phương pháp chữa bệnh trị bệnh có hiệu quả của y học cổ truyền. 

Chàng trai nung nấu ý tưởng viết một cuốn sách về phương pháp "cấy chỉ " và hướng dẫn kĩ thuật chế kim. Ngoài ra, Linh còn muốn bổ sung thêm nhiều kinh nghiệm mà các tài liệu khác không nói đến. 

Thời gian nghỉ cuối tuần, Duy Linh thường về quê chữa bệnh cho người nhà, thế rồi tiếng lành đồn xa, bà con hàng xóm cứ lần lượt kéo đến nhờ giúp. Những sinh viên không có điều kiện, Linh sẵn sàng giúp miễn phí.

Nguyễn Hữu Tuần, sinh viên năm thứ 4, Học viện Bưu chính Viễn thông cho biết: “Em bị trĩ độ 3, bác sỹ nói phải phẫu thuật cắt bỏ. Nhưng em sợ biến chứng nên không dám đi phẫu thuật. 

Em bị đau hậu môn từ năm lớp 9 do hay bị táo bón. Sau đó, bệnh nặng dần.  Dùng thuốc hết đau rồi lại bị nhất là khi ăn ít rau, chất xơ. Mỗi lần vệ sinh xong búi trĩ lại lòi ra gây đau đớn lắm.

Được người quen giới thiệu, em đến để anh Linh điều trị bằng cách cấy chỉ.  Sau đó, búi trĩ đã co lại, bệnh em được cải thiện lắm”.

Do vậy, Duy Linh đã có kinh nghiệm điều trị hiệu quả các bệnh khó bằng phương pháp "Châm cứu - Cấy chỉ”. Theo Linh, phương pháp này chủ yếu điều trị cho các bệnh nhân  bị liệt nửa người sau tai biến, liệt mặt, liệt 2 chân, thoái hoá xương khớp, trĩ, hen phế quản, viêm xoang, đau dạ dày, teo gai thị, điếc, u tuyến giáo, u xơ tử cung, cai nghiện thuốc lá, cai rượu, cai nghiện ma tuý… 

Ngoài những đam mê nối tiếp các thành công của người đi trước, chàng sinh viên này còn sở hữu trong tay một số đề tài mới đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện như phương pháp: “Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ hỗ trợ điều trị cai nghiện thuốc lá", “Thu châm và ứng dụng trong y học”…

Nói về dự định trong tương lai, Duy Linh chia sẻ: Linh muốn mang tinh hoa của dân tộc đi quảng bá tới các nước phương Tây, để cho họ hiểu về đất nước con người Việt Nam và cũng là để giúp đỡ bà con kiều bào. 

Ngay sau khi kết thúc việc học ở trường, Linh sẽ sang nước ngoài tu nghiệp, chỉ còn hơn một năm cuối ở Việt Nam, Linh đang cố gắng chia sẻ kinh nghiệm cho các đồng nghiệp và chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo và các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 

Duy Linh cũng hy vọng với các đề tài đang nghiên cứu của mình, anh sẽ nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của các nhà đầu tư, các giáo sư, bác sĩ giúp Duy Linh hoàn thành các đề tài giúp ích cho cộng đồng. http://vtc.vn/chang-sinh-vien-y-tu-che-kim-cham-cuu-chua-benh.321.578215.htm

 

Đồng Tháp tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí ở Campuchia

Ngày 29-10, tại tỉnh lỵ tỉnh Pursat, cách Thủ đô Phnom Penh (Campuchia) khoảng 175 km về phía tây - bắc, đoàn thiện nguyện tỉnh Đồng Tháp, trong đó có nhiều y bác sĩ, đã tiến hành khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho 600 bà con Việt kiều và người dân Campuchia nghèo trên địa bàn tỉnh.

Trưởng đoàn thiện nguyện, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Tháp, ông Võ Mạnh Hùng cho biết, đây là hoạt động từ thiện do Bệnh viện Thái Hòa cùng hai công ty dược Domexco và Imexpharm trên địa bình tỉnh tài trợ, được chính quyền tỉnh Đồng Tháp phối hợp Tổng lãnh sự quán Việt Nam đặt tại Battambang (tỉnh giáp với Pursat), Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam, và chính quyền sở tại ở Campuchia thực hiện.

Ông Hùng nhấn mạnh, hoạt động của đoàn thiện nguyện không chỉ nhằm giúp đỡ những bệnh nhân nghèo không có điều kiện trang trải chi phí điều trị, mà còn góp phần gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc, cũng như góp phần vun đắp tình hữu nghị lâu bền giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia.

Theo ông Hùng, đợt khám bệnh, phát thuốc miễn phí lần này được tiến hành trong hai ngày. Ngày mai (30-10), đoàn thiện nguyện tổ chức khám bệnh cho khoảng 600 người nghèo nữa ở khu vực Biển Hồ thuộc xã Kampong Luong (huyện Krakor, cách tỉnh lỵ Pursat 35 km), nơi có đông Việt kiều sinh sống. Cuộc sống của bà con Việt kiều ở nơi này còn nhiều thiếu thốn, cơ cực, gặp khó khăn và hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ y tế.

Tham gia hoạt động từ thiện lần này, bác sĩ Trần Minh Nhuận thuộc Bệnh viện Thái Hòa cho biết, bà con Việt kiều và người dân Campuchia nghèo tới khám bệnh sẽ được tư vấn cách phòng, chống các bệnh thường gặp tại địa phương, được siêu âm, khám nội tổng quát và nhận thuốc điều trị một số bệnh thông thường, như: tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp.

hay mặt chính quyền tỉnh Pursat, Phó Tỉnh trưởng Ieng Kimleang bày tỏ cảm ơn chính quyền tỉnh Đồng Tháp, những doanh nghiệp hảo tâm của Việt Nam giúp chăm lo sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh Pursat.

Theo ông Ieng Kimleang, tỉnh Pursat và tỉnh Đồng Tháp có mối quan hệ hữu nghị. Đoàn thiện nguyện tỉnh Đồng Tháp đến khám và điều trị cho bệnh nhân nghèo ở tỉnh Pursat là việc làm thể hiện tình hữu nghị, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia.

Bà Mai Vươn, một người dân nghèo tới khám bệnh cho biết, gần đây bà thấy người mệt mỏi, hay nhức đầu, chóng mặt, sợ bệnh phổi từng mắc trước đây tái phát. Khi nhận được giấy mời đến khám bệnh từ ông trưởng ấp, bà rất phấn khởi. Bà Mai Vươn bày tỏ cảm ơn các y bác sĩ Việt Nam đã khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho bà, và cầu chúc cho mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Campuchia ngày càng bền chặt.

Trong những năm qua, các đoàn bác sĩ thiện nguyện của Việt Nam đã tổ chức nhiều chuyến công tác khám, chữa bệnh miễn phí cho người dân nghèo Campuchia. Trong bối cảnh ngành y tế Campuchia còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, những hoạt động này được chính quyền và người dân Campuchia hết sức cảm kích. http://www.nhandan.org.vn/suckhoe/tin-tuc/item/27830702-dong-thap-to-chuc-kham-benh-phat-thuoc-mien-phi-o-campuchia.html

 Thêm một trường hợp mắc “bệnh lạ” nghi Cam Tẩu Mã

Ngày 29/10, TS.BS Nguyễn Hùng Vĩ, Phó Giám đốc Sở Y tế Tiền Giang cho biết: Ngành y tế địa phương mới phát hiện thêm một trường hợp bị bệnh nghi Cam Tẩu Mã. Đây là trường hợp bệnh lạ thứ 2 cùng ở xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, Tiền Giang.

Đó là bệnh nhân Nguyễn văn Thường, 75 tuổi, ở ấp Hậu Vinh, xã Hậu Thành, huyện Cái Bè với tổn thương hoại tử tổ chức vùng thái dương bên phải, mất vành tai phải, gây liệt mặt bên phải trên cơ địa suy tim...

Ông Thường bị mắc bệnh này đã hơn 6 năm, người nhà đã đưa ông đến các cơ sở y tế tuyến tỉnh và TPHCM điều trị và được chẩn đoán ung thư vành tai phải. Sáu năm qua, bệnh vẫn diễn tiến chậm với nhiều đợt cấp tính xen kẽ gây đau nhức, tạo mủ vàng xanh. Trước đó, ông Huỳnh Văn Đạt, 51 tuổi, ngụ tại ấp Hậu Hòa, xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, Tiền Giang cũng bị mắc căn “bệnh lạ” đến nay vẫn chưa trị khỏi.

Đáng lưu ý là 2 trường hợp “bệnh lạ” trên đều ở cùng xã Hậu Thành, chỉ cách nhau khoảng 1km. Hoàn cảnh các gia đình rất khó khăn, bản thân 2 bệnh nhân này đều có thời gian dài đi làm thuê, làm mướn kiếm sống.

Theo TS.BS Nguyễn Hùng Vĩ, có khả năng do ô nhiễm môi trường gây ra căn bệnh trên. Cả hai trường hợp bệnh lạ ở huyện Cái Bè, Sở Y tế đã phân công BVĐK Trung tâm Tiền Giang, Trung tâm y tế và bệnh viện huyện Cái Bè cử cán bộ gia đình đến khám điều trị bệnh, giám sát bệnh và lấy mẫu để làm kháng sinh đồ, xét nghiệm tổng quát. Sau khi thực hiện đầy đủ các xét nghiệm thì Sở Y tế Tiền Giang sẽ tổ chức hội chẩn rộng trong ngành. Sau đó, có báo cáo để xin ý kiến chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn cấp trên và Bộ Y tế xin ý kiến chỉ đạo tiếp.

Đây là các trường hợp bệnh lạ rất hiếm gặp trong cộng đồng, chưa thấy ở phương. Sở Y tế cũng chỉ đạo Trung tâm y tế cộng đồng tiến hành các biện pháp can thiệp, giới thiệu cho gia đình bệnh nhân và cộng đồng trong vấn đề vệ sinh môi trường và nâng cao sức khỏe, thể trạng cho mọi cá nhân trong mọi gia đình ở khu vực xung quanh. http://dantri.com.vn/suc-khoe/them-mot-truong-hop-mac-benh-la-nghi-cam-tau-ma-2015102914041955.htm

Thống kê truy cập

Đang online: 419

Số lượt truy cập: 22,024,515