Phương pháp thu thập muỗi Anophelles dirus hoang dại phục vụ thử nghiệm sinh học và giữ chủng  7/28/2011 10:44:35 AM

An. dirus là loài muỗi hoang dại liên quan đến sinh cảnh rừng, bằng các phương pháp thu thập muỗi thông thường, không thể thu đủ số lượng muỗi An. dirus cho các thử nghiệm mức độ nhạy cảm và nuôi giữ chủng. Với phương pháp mồi người gián tiếp có đốt lửa trong rừng, có thể thu được 30-40 con/ người /đêm, đủ số lượng muỗi cho thử nghiệm sinh học. Sau khi bắt được muỗi đói, ép muỗi đốt máu động vật, tỷ lệ muỗi đốt máu gà cao nhất với 49,3% muỗi no máu. Số lượng muỗi no máu đó đủ để phục vụ việc nuô

1. Đặt vấn đề

       Để thực hiện nhiệm vụ xác định  mức độ nhạy cảm và thu thập các véc tơ sốt rét chính phục vụ công tác nuôi giữ chủng, yêu cầu phải thu thập được số lượng muỗi lớn và nhiều muỗi no máu để nuôi giữ chủng. Trong số các véc tơ chính, việc thu thập muỗi An. minimusAn. epiroticus không gặp nhiều khó khăn. Với hai loài này, cùng lúc có thể thu thập đủ số lượng muỗi chưa no máu để thử nhạy cảm và đủ muỗi no máu phục vụ việc nuôi giữ chủng. Bên cạnh đó, có thể thu thập bọ gậy, nuôi thành muỗi để phục vụ các nhiệm vụ trên. Nhưng với An. dirus, công việc này gặp rất nhiều khó khăn.  An. dirus là loài muỗi hoang dại và gắn liền với sinh cảnh rừng nên việc thu thập tại các khu dân cư thường không đáp ứng được yêu cầu về số lượng, việc tìm kiếm các ổ bọ gậy cũng rất khó khăn. Các phương pháp thu thập muỗi thông thường đã được áp dụng nhưng không mang lại hiệu quả mong muốn. Do vậy phải thu thập muỗi An. dirus trong rừng và phải có phương pháp thích hợp.

2. Địa điểm và phương pháp nghiên cứu

   2.1. Địa điểm nghiên cứu:

         Nghiên cứu được tiến hành tại  thôn Kiến Thiết, xã Eacharang, huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên. Đây là một xã miền núi, có quốc lộ 25 chạy qua. Sinh cảnh rừng nguyên sinh đang bị khai phá, có suối nhỏ, cạn nước vào mùa khô. Dân sống tập trung, tạo thành các cụm dân cư hai bên đường và sống bằng nghề chăn nuôi bò, trồng lúa rẫy trên các vạt rừng mới khai phá gần nhà.

  2.2. Phương pháp nghiên cứu:

   2.2.1. Các phương pháp thu thập muỗi An. dirus đã áp dụng :

              - Bẫy gia súc trong rừng ( Theo kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới - 1975)

              - Mồi người trực tiếp ban đêm trong rừng, không dựng bạt.

              - Mồi người gián tiếp: đây là phương pháp mới, cụ thể như sau:    

         Địa điểm thu thập muỗi là trong rừng, cách đư­ờng quốc lộ khoảng 500 - 1000m. Căng một tấm bạt làm mái che có kích thư­ớc 6m x 5m, cao cách mặt đất 2,5m, mặt màu xanh quay xuống dư­ới. Bên d­ưới tấm bạt căng một màn tuyn lớn màu xanh da trời bằng kích thước bạt. Toàn bộ thân màn được vắt lên trên đình tạo thành một mặt phẳng làm chỗ cho muỗi đậu rình mồi, khi bắt muỗi sẽ dễ dàng và không làm gẫy chân  muỗi.

Đốt một đống lửa cách  điểm căng bạt khoảng 7m - 10m. Lửa đ­ược đốt từ  16 - 17 giờ chiều.  Khi lửa đã cháy, chất thêm cành cây còn t­ươi vào để tạo nhiều khói. Khói càng nhiều, lan càng xa thì thu hút  muỗi đến càng nhanh (Hình 1).

   2.2.2. Các phương pháp thu thập muỗi An. dirus no máu

        - Bẫy gia súc trong rừng: 17 giờ vào rừng, căng màn kích thước 5 m x 5 m x 2,5m. Buộc bò vào trong màn, vén chân màn lên khỏi mặt đất khoảng 40cm. Khoảng 5 giờ sáng, hạ chân màn xuống sát mặt đất để bắt muỗi đã vào màn, đếm số lượng muỗi no máu.

- Ép muỗi đốt bò:

     Căng màn kích thước 5mx5mx2,5m vào buổi chiều (Hình 2). Buộc bò vào trong màn, thả cho các cạnh màn sát đất, chặn không cho gió thổi tránh muỗi bay ra vào màn.

       Sau khi bắt được muỗi đói bằng phương pháp mồi người gián tiếp, đếm số lượng muỗi và thả vào màn đã nhốt bò.

       6 giờ sáng hôm sau bắt muỗi trong màn ra. Đếm số lượng muỗi đói, muỗi no máu, tính tỷ lệ muỗi no máu.

           - Ép muỗi đốt gà

     Chọn con gà ít lông, buộc cố định, phần đầu chụp vải màn để gà không mổ muỗi khi bị muỗi đốt. Để gà vào trong màn đơn, cao 1m để người vào bắt muỗi dễ dàng, chặn kỹ chân màn (Hình 3).

 





   
Đếm số lượng muỗi đói bắt được bằng phương pháp mồi người gián tiếp trước khi thả vào màn đã buộc gà (Hình 4).

 














     6 giờ sáng hôm sau bắt muỗi trong màn ra. Đếm số lượng muỗi đói, muỗi no máu, tính tỷ lệ muỗi no máu.

    - Ép muỗi đốt chuột nhắt trắng

          Các bước tiến hành như cho muỗi đốt gà (Hình 4).

 
3. Kết quả và bàn luận

  3.1. Kết quả thu thập muỗi An. dirus chưa đốt máu

              Bảng 1. Mật độ muỗi An.dirus thu thập bằng các phư­ơng pháp:

 

          Phương pháp

 

Mồi ng­ười trực tiếp

 

Mồi ngư­ời gián tiếp

không đốt lửa

 

Mồi ngư­ời gián tiếp

có đốt lửa

 

Mật độ (con/người/đêm)

1 - 3

3 - 5

30 - 40

       Kết quả thu thập muỗi An. dirus ở bảng 1 cho thấy: Bằng phương pháp mồi người trực tiếp trong rừng, mỗi đêm, mỗi người chỉ thu được 1-3 con. Với phương pháp mồi người gián tiếp (dựng bạt nhưng không đốt lửa), mật độ muỗi thu được cũng chỉ là 3-5 con/người/đêm. Cả hai phương pháp này đều không đủ muỗi để tiến hành thử nhạy cảm. Bên cạnh đó, phương pháp mồi ng­ười trực tiếp còn nguy hiểm cho người làm mồi bởi trong những năm gần đây, vùng này luôn có bệnh nhân sốt rét nên khả năng lây nhiễm cao. Phương pháp mồi ngư­ời gián tiếp có đốt lửa đã có hiệu quả rõ rệt: một đêm, một người có thể thu được 30-40 con muỗi đậu trên đình màn. Như vậy, nếu triển khai 2-3 lán trong rừng thì cùng thời gian ta có thể thu được hàng trăm muỗi phục vụ cho việc thử nghiệm nhạy cảm mà đảm bảo an toàn cho người bắt muỗi.

       Trong quá trình thu thập muỗi An. dirus bằng phương pháp mồi ngư­ời gián tiếp có đốt lửa, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

        - Khi bắt đầu đốt lửa, nên cho thêm lá cây và cành tươi để tạo nhiều khói, cho khói tản sâu vào trong rừng, nhưng khi đêm xuống, không khí lạnh, thường xuyên cho thêm củi khô để tăng nhiệt độ.

        - Thường thì sau khi đốt lửa khoảng 1 giờ, muỗi bắt đầu vào rình mồi.

        - Thu được nhiều muỗi hơn khi tối trời, khi trăng lên, mật độ muỗi vào lán giảm dần.

        - Vào tháng 12, muỗi vào lán rình mồi sớm hơn, bắt được nhiều muỗi trong khoảng thời gian từ 17.30 đến 19.30 giờ.

   3.2. Kết quả thu thập muỗi An. dirus đã đốt máu:

         Để nuôi tạo dòng thành công trong phòng thí nghiệm, lượng mẫu ban đầu đòi hỏi phải dồi dào vì trong giai đoạn này, muỗi chết rất nhiều do chưa thích ứng với điều kiện phòng nuôi. Nguồn chủng ban đầu là bọ gậy và muỗi trưởng thành no máu thu thập ngoài tự nhiên.

        Đã tiến hành bẫy gia súc trong rừng 3 đêm liên tiếp nhưng không thu được muỗi An. dirus (cả muỗi đói và muỗi chưa đốt máu). Do đó chúng tôi phải dùng các phương pháp ép muỗi đốt động vật.

                Bảng 2. Kết quả phương pháp ép muỗi An. dirus hút máu động vật

 

Thử nghiệm

Cho muỗi đốt bò

Cho muỗi đốt gà

Cho muỗi đốt chuột

T.S muỗi

Số muỗi no

T.L muỗi no(%)

T.S muỗi

Số muỗi no

T.L muỗi no(%)

T.S muỗi

Số muỗi no

T.L muỗi no(%)

I

30

3

10

60

18

30

30

0

0

II

30

2

6,6

55

24

43,6

30

0

0

III

30

5

16,6

100

64

64,0

30

0

0

Cộng

90

10

11,1

215

106

49,3

90

0

0

 

     Kết quả ở bảng 2 cho thấy: Tại thực địa, muỗi An. dirus không đốt chuột, tỷ lệ đốt máu bò rất thấp (11,1%), trong khi đó tỷ lệ muỗi đốt gà khá cao (49,3%). Sự khác nhau này có ý nghĩa (P<0,05). Từ đó chúng tôi đã sử dụng gà cho muỗi đốt thay thế việc cho đốt người. Từ những muỗi đã đốt máu này, chúng tôi đã đưa về tạo dòng thành công trong phòng thí nghiệm. Lưu ý là 2-3 thế hệ đầu, cần tiếp tục cho muỗi đốt gà và người, sau đó muỗi sẽ quen dần với việc đốt chuột.

   4. Kết luận

     4.1. Bằng phương pháp dựng lán, đốt lửa trong rừng, mỗi người đã thu thập được 30-40 muỗi An.dirus trong một đêm, đủ số lượng cho thử nghiệm độ nhạy cảm của muỗi.

     4.2. Sau khi bắt được muỗi An. dirus đói, ép muỗi đốt máu động vật, tỷ lệ muỗi đốt máu gà cao nhất với 49,3%, đủ điều kiện phục vụ nhiệm vụ nuôi giữ chủng.

 

Tài liệu tham khảo

1. Viện Sốt rét - KST- CT TƯ, 1971. Kỹ thuật chuyên môn trong phòng chống sốt rét. Viện Sốt rét - KST- CT Hà Nội.

2. Manual on practical entomology in malaria, 1975. World health organization Geneva, 1975.

Thống kê truy cập

Đang online: 77

Số lượt truy cập: 22,772,771