Truy cập nhanh thư viện y khoa Pubmed trên Internet  1/9/2012 4:33:56 PM

Thư viện y khoa trên mạng PubMed do Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ thành lập, giúp truy cập vào Medline, bao gồm khoảng 9 triệu tựa bài báo đã được đăng trên 3.900 tạp chí y khoa uy tín trên thế giới từ năm 1967 về sau. Tư liệu trên PubMed được cung cấp hoàn toàn miễn phí, người truy cập chỉ phải trả tiền truy cập Internet. Không chỉ cho biết tựa bài, tên tác giả, nguồn gốc của bài báo, Medline còn có thể cung cấp phần tóm tắt của đa số các bài báo trên, giúp người truy cập có thể kết nối với một số

    

PubMed là công cụ không thể thiếu của những bác sĩ - nhà khoa học trong việc truy tìm các tài liệu tham khảo có liên quan đến lãnh vực họ nghiên cứu. Vai trò thứ hai của PubMed là giúp người truy cập có thể cập nhật hóa kiến thức y khoa. Chỉ cần đọc tựa bài báo và phần tóm tắt, người đọc cũng có thể nắm được nội dung chính của bài báo, biết được kết quả của nghiên cứu được công bố, từ đó biết được hướng nghiên cứu trên thế giới hiện tại, những gì đã được nghiên cứu, những gì còn chưa ai nghiên cứu tới. Truy cập PubMed có thể giúp người đọc nảy sinh một ý tưởng, một hướng nghiên cứu mới áp dụng vào hoàn cảnh Việt Nam.

    Như vậy chỉ cần truy cập vào địa chỉ www.ncbi.nlm.nih.gov/PubMed là một bác sĩ có được những thông tin cần thiết cho việc điều trị và nghiên cứu khoa học.

Các bước tìm thông tin trên PUBMED

    Bước một, trên trang chủ (homepage) của PubMed, vào mục "Search", chọn Medline (theo mặc định), trong ô "for" đánh vào mục cần tìm bằng tiếng Anh. Tránh sử dụng tính từ (adjective) mà nên sử dụng danh từ kép (compound noun) theo dạng danh từ + danh từ (noun + noun). Ví dụ để tìm các tài liệu có liên quan đến sỏi thận, không nên đánh "renal stone" mà nên đánh "kidney stone", hay để tìm ung thư phổi thì nên đánh "lung cancer", chứ không nên đánh "pulmonary cancer". Không nên đánh từ cần tìm quá chi tiết. PubMed sẽ gặp khó khăn khi "hiểư" những câu dài. Tiếp theo, trong mục "Số tài liệu mỗi trang"(numbers of documents to display per page), theo mặc định là 20, nên chọn số cao nhất là 5000 để dễ lưu trữ và đỡ mất thời giờ. Nếu chọn 20 thì nếu có hơn20 tài liệu (trong hầu hết trường hợp), cứ sau mỗi trang gồm 20 tài liệu, lại phải chọn "next page", lại phải chờ tải xuống (download) còn nếu chọn 5000 thì ngay sau khi máy tải xong là có thể thoát ra khỏi Internet được rồi. Sau đó, trong mục "Hạn chế năm - tháng truy cập"(Entrez date limit), nên gĩư nguyên mặc định là"No limit', trừ khi biết rõ chỉ cần truy cập tài liệu trong một số năm nào đó kể từ năm nay 2000, thì nhấn mũi tên để chọn 2,3,5, 10...năm. Sau cùng nhấn "Search". Thường phải chờ 30- 60 giây hay l-2 phút để máy tải về hết các tài liệu tìm được.

    Bước hai, là chọn chi tiết. Sau khi nhấn Search, PubMed sẽ đưa ra một danh sách các tài liệu tìm được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau: những bài báo có nội dung gần đúng nhất với yêu cầu được xếp trước và bài báo mới xuất bản được xếp trước. Thí dụ, từ năm 1967 đến năm 1998 có 101 tài liệu có liên quan đến "sỏi thận san hô". Ðọc lướt qua tựa bài, sẽ giúp chọn bài báo nào gần đúng với yêu cầu tìm kiếm nhất. Ví dụ nếu ta quan tâm đến "Biến chứng thần kinh của sỏi san hô" thì bài cùa tác giả Fulford là một trong những bài báo đúng yêu cầu. Tiếp theo, nhấn mục "[See Related Articles]"sẽ giúp khu trú nhanh chóng các bài báo cần tìm. PubMed sẽ trình bày một danh sách khác gọn hơn và phù hợp với yêu cầu tìm kiếm hơn. Tuy nhiên danh sách này vẫn còn dài và vẫn còn những bài báo không đúng yêu cầu tìm kiếm. Hãy lưu danh sách này lại (chọn File - Save as), thoát ra khỏi mạng và sang bước 3.

    Bước 3, cắt lọc dư thừa bằng Word 97 hay Word 2000. Máy phải có Word 97 hay Word 2000 (tốt hơn) để mở được tập tin (file) lưu dưới dạng *.htm. Mở Word, mở tập tin vừa lưu (ví dụ lưu dưới tên "stsanho.htm"). Sau đó, nhờ các tính năng củaWord, cắt bỏ các tài liệu không liên quan gì đến việc tìm kiếm mà PubMed thường hay lấy dư ra. Lúc này đã thoát ra khỏi Internet rồi, nên cứ thong thả mà chỉnh sửa, không phải trả tiền vào mạng nữa. Nếu phải đi đến các cửa hàng vi tính cho thuê máy vào mạng Internet, hay vào Internet bằng máy của cơquan, thì lưu (ở bước 2) vào đĩa mềm, rồi mang về nhà chỉnh sửa sau. Kế tiếp, nên sắp xếp lại các tài liệu theo từng tên tạp chí, để dễ lục tìm tài liệu trong thư viện sau này. Ví dụ, sắp các tài liệu thuộc vần "J Urol" gần lai nhau, các tài liệu của "Br J Urol" sát kế nhau...

    Bước 4, tìm phần tóm tắt (abstract) và tài liệu đầy đủ (full text). Mở tập tin đã chỉnh sửa, kết nối vào Internet. Những tài liệu có ghi "no abstract available" thì không thể lấy phần tóm tắt từ PubMed được. Các tài liệu khác, nhấn vào tên tác giả, PubMed sẽ hiện ra phần tóm tắt. Lưu lại hay in ra giấy. Ðể lấy được tài liệu đầy đủ, có thể: - Nhấn vào tên tác giả, PubMẹd trình bày tên tài liệu, tác giả... Bên dưới, nhấn vào "order", phải trả tiền bằng thẻ tín dụng. Giá khoảng 3 USD cho một trang.

    Nếu may mắn, bài báo cần tìm nằm trong tạp chí mà PubMed kết nối tới được thì có thể lấy được fulltext miễnphí. Nhấn mục "Journal Browser" ở trang chủ của PubMed, vào tiếp "list of journals with links to full-text", tìm tên tạp chí, nhấn vào đó và tiếp tục theo chỉ dẫn. Lưu ý tới chữ viết tắt của PubMed, ví dụ "J Urol"= Journal of Urology. Tìm tạp chí tại thư viện. In danh sách tài liệu đã chỉnh sửa ra giấy rồi đi tìm tài liệu tại các thư viện bệnh viện hay trường đại học. Thư Viện Y Khoa Ðại Học Y Dược có khá đủ các tạp chí y khoa xuất bản trước 1975. Ngoài ra, thư viện này còn giúp tìm được tài liệu đầy đủ từ nước ngoài (phải trả phí). Thư viện Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế có rời rạc một số tạp chí. Thư viện Khoa học Tổng hợp (đường Lý Tự Trọng, Q1) có nhiều tạp chí y học tiếng Anh hoặc Pháp như JAMA, N Engl J Med, Lancet.v.v. Thư viện của Idecaf (Viện trao đổi văn hoá với Pháp) có một số tạp chí như Revue du Praticien...

    Gửi thư cho tác giả để xin bài. Ðây là chuyện rất bình thường tại phương Tây. Chính các thư ký trong khoa lo việc photocopy và gửi bài báo cho người xin. Trong thư xin tài liệu chỉ cần ghi ngắn gọn: tên và địa chỉ người gửi, tên và địa chỉ người nhận, tên bài báo và xuất xứ. Thường họ trả lời vì mỗi khoa, bệnh viện có một quỹ nghiên cứu khoa học để trả tiền cho các công việc trên.

Các cách tìm kiếm khác trên PUBMED

    1.Tìm tài liệu dựa vào họ của tác giả. Nếu biết họ (last name) của tác giả và muốn tìm những bài báo do tác giả đó viết hay cùng viết, ví dụ tên tác giả là "Hage", đánh tên vào mục Search, rồi làm tuần tự các bước đã nêu trên. Nếu biết rõ tên (first names) cuả tác giả là Joris Joris thì đánh như sau: Hage J.J., sẽ giúp khu trú việc tìm kiếm.

    2. Tìm một tài liệu khi biết rõ tên bài báo, tác giả, xuất xứ. Trên trang chủ của PubMed, nhấp "Citation Matcher", rồi điền các chi tiết (tên bài báo và tên tác giả có thể không cần điền), PubMed sẽ giúp tìm tài liệu nhanh chóng, kèm theo phần tóm tắt nếu có.

(Theo Tạp chí Tin học & Ðời sống)

 

Thống kê truy cập

Đang online: 579

Số lượt truy cập: 23,420,489