Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Dũng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ   2/17/2017 9:53:57 AM


NCS. Nguyễn Văn Dũng bảo vệ luận án tiến sĩ

Sáng ngày 20/01/2017 tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Văn Dũng đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện chuyên ngành Côn trùng học, mã số 62  42  01  06. Với đề tài Nghiên cứu thành phần loài, phân bố muỗi culicinae (Diptera: Culicidae) và độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của một số loài có vai trò truyền bệnh ở vùng núi và trung du phía bắc, năm 2011-2013.    

Tên đề tài luận ánNghiên cứu thành phần loài, phân bố muỗi culicinae (Diptera: Culicidae) và độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của một số loài có vai trò truyền bệnh ở vùng núi và trung du phía bắc, năm 2011-2013.

Chuyên ngành:                    Côn trùng học

Mã số:                                   62  42  01  06

Nghiên cứu sinh:                 Nguyễn Văn Dũng

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1.     PGS. TS. Nguyễn Văn Châu             2. PGS. TS. Hồ Đình Trung

Cơ sở đào tạo: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương

Mục tiêu, đối tượng và địa điểm nghiên cứu:

-    Nghiên cứu thành phần phần loài, phân bố muỗi Culicinae và đánh giá độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của một số loài có vai trò truyền bệnh. Nghiên cứu được tiến hành tại 8 tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lai Châu và Sơn La từ năm 2011-2013. Đối tượng nghiên cứu là các loài muỗi thuộc phân họ Culicinae và 8 loại hóa chất nghiên cứu: Alphacypermethrin, cyfluthrin, deltamethrin, etofenprox, lambdacyhalothrin, permethrin, malathion và DDT.

Phương pháp nghiên cứu:

-    Nghiên cứu mô tả phân tích và nghiên cứu thử nghiệm đánh giá độ nhạy cảm của một số loài muỗi Culicinae có vai trò truyền bệnh đối với hóa chất diệt côn trùng đã và đang sử dụng ở Việt Nam.

Kết luận

-    Thành phần loài, phân bố muỗi Culicinae ở một số tỉnh vùng núi và trung du phía Bắc Việt Nam

Đã phát hiện được 64 loài, 13 giống thuộc phân họ muỗi Culicinae, 1 loài thuộc giống Aedes ở tỉnh Cao Bằng chưa xác định tên khoa học, bổ sung 7 loài mới cho khu vực nghiên cứu. Phân bố của phân họ muỗi Culicinae phụ thuộc vào các yếu tố: theo vùng địa động vật, vùng địa lý tự nhiên, điểm nghiên cứu, độ cao, cảnh quan và theo tính chất ổ nước.

-   Độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của một số loài có vai trò truyền bệnh tại các điểm nghiên cứu

Ae. AegyptiCx. Quinquefaciatus ở điểm nghiên cứu đã kháng với alphacypermethrin, deltamethrin, permethrin, lambdacyhalothrin và DDT, nhạy cảm với malathion.

Muỗi Ae. Albopictus còn nhạy cảm với alphacypermethrin, cyfluthrin, deltamethrin, etofenprox, lambdacyhalothrin, permethrin tại hầu hết các điểm nghiên cứu; nhạy cảm với malathion tại 31/33 điểm và có thể kháng với hóa chất này tại 2/33 điểm; kháng với DDT tại 10/10 điểm nghiên cứu.

Muỗi Cx. TritaeniorhynchusCx. Vishnui có thể kháng và đã kháng với permethrin, alphacypermethrin, lambdacyhalothrin, deltamethrin tại tất cả các điểm nghiên cứu. Cx. Vishnui có thể kháng với malaththion tại 5/5 điểm nghiên cứu.

Sử dụng biện pháp quản lý véc tơ tổng hợp trong phòng chống muỗi, trong đó tập trung vào biện pháp quản lý môi trường và sử dụng biện pháp sinh học trong phòng chống muỗi, đặc biệt là muỗi đã kháng hóa chất diệt côn trùng.


NCS Nguyễn Văn Dũng chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
 

Thống kê truy cập

Đang online: 1487

Số lượt truy cập: 21,488,587