Nghiên cứu sinh Quách Ái Đức bảo vệ thành công luận án tiến sĩ  3/9/2016 3:27:33 PM


NCS Quách Ái Đức bảo vệ luận án tiến sĩ

Chiều ngày 22/01/2016 tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, nghiên cứu sinh (NCS) Quách Ái Đức đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện chuyên ngành Ký sinh trùng và Côn trùng Y học, mã số 62  72  01  16. Với đề tài Nghiên cứu thực trạng mắc sốt rét, đánh giá hiệu lực và hiệu quả điều trị của Dihudroartemisinin – Piperaquin trên cộng đồng thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2009-2013.    

Tên đề tài luận ánNghiên cứu mộ số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét và hiệu quả của truyền thông phòng chống sốt rét cho cộng đồng người Gia Rai huyện Đức Cơ tỉnh Gia Lai.

Chuyên ngành:                    Ký sinh trùng và Côn trùng Y học

Mã số:                                   62  72  01  16

Nghiên cứu sinh:                 Quách Ái Đức

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1.     PGS. TS. Lê Thành Đồng        2. PGS. TS. Bùi Quang Phúc

Cơ sở đào tạo: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương

 Mục tiêu, đối tượng và địa điểm nghiên cứu:  

Mục tiêu :

-    Đánh giá thực trạng nhiễm bệnh sốt rét tại các điểm nghiên cứu thuộc 04 huyện/thị Bù Đăng, Bù Gia Mập, Phước Long và Đồng Phú.

-    Xác định hiệu lực của DHA-PPQ trên bệnh nhân sốt rét tại xã Đăk Nhau, huyện Bù Đăng và xã Đắk-Ơ huyện Bù Gia Mập.

-    Đánh giá hiệu quả điểu trị tại cộng đồng của DHA-PPQ và sự chấp nhận của cộng đồng tại các điểm nghiên cứu tại xã Đắk Nhau, Bom Bo huyện Bù Đăng và Đắk Ơ, Bù Gia Mập huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước.

Đối tượng và phương pháp:

-     Nghiên cứu thực trạng SR: chủ hộ, cá nhân trong gia đình được phỏng vấn và người bệnh SR trong các cuộc điều tra cắt ngang ở 20 xã.

-     Nghiên cứu hiệu lực thuốc DHA-PPQ: BNSR do P. falciparum chưa biến chứng đến khám, điều trị tại trạm Y tế Đắk Nhau và Đắk Ơ tự nguyện tham gia nghiên cứu.

-     Nghiên cứu hiệu quả điều trị và sự chấp nhận của cộng đồng của phác đồ DHA-PPQ: BNSR do P.falciparum chưa biến chứng đến khám và điều trị tại các trạm Y tế Đắk Nhau, Bom Bo, Đắk Ơ và Bù Gia Mập tự nguyện tham gia nghiên cứu.

Kết luận

1. Hiệu lực của DHA-PPQ (Arterakine) trong diều trị bệnh nhân SR nhiễm P.

falciparum tại Ðắk Nhau và Ðắk O.

- Thời gian cắt sốt trung bình của cả hai đợt nghiên cứu là 31.8 ± 11.8 giờ.

- Thời gian sạch KST giảm từ 44,1 ± 18,6 giờ vào năm 2010 còn 48,7 ± 19.1 năm 2012; sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,274.

- Tỷ lệ KSTSR (+)  ở D3 là 30,61% trong năm 2012 cao hơn năm 2010 (15,52%)

- Hiệu quả của DHA – PPQ trong điều trị SR nhiễm P.falciparum không biến chứng vẫn còn cao với tỷ lệ đáp ứng lâm sàng và KST đủ (ACPR) là 98,2%. 

- Trong năm 2010 có 46 truờng hợp được theo dõi trong 28 ngày, phát hiện 01 truờng hợp thất bại điều trị sớm (ETF) chiếm tỷ lệ 2,2% và không có thất bại điều trị muộn hoặc tái phát hoặc tái nhiễm. Bệnh nhân nam tên Nguyen Van Coi 50 tuổi có KSTSR (+) D3 và sốt 37,8oC được chẩn đoán thất bại điều trị sớm (ETF).

2.  Ðánh giá hiệu quả áp dụng điều trị sốt rét nhiễm P. falciparum có kiểm soát (DOTs)

- Qua 121 ca được áp dụng DOTs trong điều trị SR do P. falciparum không biến chứng cho thấy tất cả các bệnh nhân đều chấp hành uống thuốc theo đúng quy dịnh, tình trạng lâm sàng cải thiện rõ rệt.

3. Tỷ lệ nguời dân chấp nhận sử dụng DHA-PPQ là rất cao với tỷ lệ 91,28%


NCS Quách Ái Đức chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
 

 

Thống kê truy cập

Đang online: 52

Số lượt truy cập: 22,784,666