Nghiên cứu sinh Nguyễn Quang Thiều bảo vệ thành công luận án tiến sĩ  3/4/2016 5:40:32 PM


NCS Nguyễn Quang Thiều bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 20/01/2016 tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Quang Thiều đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện chuyên ngành Ký sinh trùng và Côn trùng Y học, mã số 62  72  01  16. Với đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và đánh giá hiệu quả phát hiện, quản lý bệnh chủ động nhằm làm giảm mắc sốt rét cho người dân ở vùng biên giới huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị 2010 - 2012.    

Tên đề tài luận ánNghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và đánh giá hiệu quả phát hiện, quản lý bệnh chủ động nhằm làm giảm mắc sốt rét cho người dân ở vùng biên giới huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị 2010 - 2012.

Chuyên ngành:                    Ký sinh trùng và Côn trùng Y học

Mã số:                                   62 72 01 16

Nghiên cứu sinh:                 Nguyễn Quang Thiều

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1.     PGS. TS. Lê Khánh Thuận             2. PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Cơ sở đào tạo: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương

 Mục tiêu, đối tượng và địa điểm nghiên cứu:  

Mục tiêu :

-    Mô tả một số đặc điểm dịch tễ sốt rét tại huyện Hướng Hóa và của điểm nghiên cứu giai đoạn 2005-2009.

-    Xác định thực trạng mắc SR và các yếu tố liên quan tại 2 xã biên giới: Xã Xy và xã Thanh huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị năm 2010.

-   Đánh giá hiệu quả phát hiện và quản lý trường hợp bệnh chủ động ở điểm nghiên cứu giai đoạn 2010-2012.

Đối tượng nghiên cứu:

-   Cộng đồng người dân tộc Vân Kiều sinh sống tại 2 xã Xy và xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

-    Ký sinh trùng sốt rét được xác định bằng lam máu soi kính hiển vi.

-    Muỗi truyền bệnh sốt rét tại điểm nghiên cứu.

Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại 2 xã Xy và xã Thanh thuộc huyện Hướng Hoá tỉnh Quảng Trị. Xã Xy và xã Thanh là 2 xã nằm liền kề nhau và ở khu vực biên giới với huyện Xepone thuộc tỉnh Savannakhet của Lào. Xã Xy có 292 hộ gia đình với dân số khoảng 1.640 người thuộc 6 thôn. Xã Thanh có 555 hộ gia đình với dân số khoảng 2.890 người được phân bố trong 10 thôn.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế bằng 3 phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, nghiên cứu mô tả và can thiệp cộng đồng.

Kết luận

1. Đặc điểm dịch tễ sốt rét tại điểm nghiên cứu giai đoạn 2005-2009.

Hướng Hóa là huyện có SRLH cao với tỷ lệ BNSR hàng năm từ 16,1- 22,6 BNSR/1.000 dân. Bệnh lan truyền quanh năm; tăng cao vào mùa mưa từ 7 đến tháng  tháng 11 hàng năm.

Có mặt loài KSTSR là P. falciparum P. vivax trong đó P. falciparum chiếm ưu thế từ 88% đến 92%.

Tỷ lệ người dân địa phương giao lưu qua biên giới Việt - Lào cao. Tỷ lệ BNSR là người Lào sang khám và điều trị hàng năm chiếm trên 12% tổng số BNSR được chẩn đoán và điều trị tại huyện.

2. Thực trạng mắc sốt rét và các yếu tố liên quan tại xã Xy và xã Thanh

Xã Xy và Xã Thanh là 2 xã hàng năm luôn có mức SR cao. Tỷ lệ mắc SR tại xã Xy từ 66,4 - 100,2/1.000 dân/năm, xã Thanh từ 34,9 - 52,8/1.000 dân/năm. Tỷ lệ hiện mắc SR bằng kính hiển vi là 2,09% và bằng PCR là 7,5%.

Đã phát hiện có mặt 4 loài KSTSR là P. falciparum, P. vivax, P. malariae và P. ovale tại xã Xy và xã Thanh.

Người không ngủ màn thường xuyên có nguy cơ mắc sốt rét cao hơn 2,3 lần lần so với người ngủ màn thường xuyên.

3. Hiệu quả của biện pháp can thiệp

Biện pháp phát hiện bệnh chủ động 2 lần một tuần và quản lý bệnh nhân sốt rét tại thôn bản do Y tế thôn bản thực hiện có hiệu quả làm giảm BNSR 19,1%.

Tại xã can thiệp, tỷ lệ BNSR giảm từ 2,67% xuống còn 0,17% Sau can thiệp. Chỉ số hiệu quả đạt 93,6%. Tỷ lệ BNSR ở xã chứng giảm từ 1,65% xuống còn 0,47%. Chỉ số hiệu quả đạt 71,5%.


NCS Nguyễn Quang Thiều chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
 

Thống kê truy cập

Đang online: 45

Số lượt truy cập: 22,784,659