Nghiên cứu sinh Chế Ngọc Thạch bảo vệ thành công luận án tiến sĩ  3/9/2015 12:20:19 PM

Ngày 28/01/2015 tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, nghiên cứu sinh (NCS) Chế Ngọc Thạch đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện chuyên ngành Côn trùng học, mã số 62.42.01.16. Với đề tài “Đánh giá tình hình sốt rét tại tỉnh Bình Thuận (1991-2010) và nghiên cứu sử dụng kem xua Soffell kết hợp với màn Permanet 2.0 tại một số điểm sốt rét lưu hành nặng”.

 
NCS Chế Ngọc Thạch bảo vệ luận án tiến sĩ


Tên đề tài luận ánĐánh giá tình hình sốt rét tại tỉnh Bình Thuận (1991-2010) và nghiên cứu sử dụng kem xua Soffell kết hợp với màn Permanet 2.0 tại một số điểm sốt rét lưu hành nặng.

Chuyên ngành:                    Côn trùng học

Mã số:                                   62 42 01 16

Nghiên cứu sinh:                 Chế Ngọc Thạch

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1.     PGS. TS. Hồ Đình Trung             2. PGS. TS. Nguyễn Văn Châu

Cơ sở đào tạo: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương

 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu: Các loài muỗi thuộc giống Anopheles có vai trò truyền sốt rét. Vector truyền bệnh SR chính như: An. dirus và vector SR phụ: An. maculates tại khu vực nhà rẫy. Những người từ 15 tuổi trở lên, do điều kiện phải ngủ trong rừng, trong rẫy ít nhất 3 đêm trong một tháng hoặc ít nhất một tháng/lần.

-          Các xã SRLH của toàn tỉnh Bình Thuận.

-          Hai xã Phan Tiến và Phan Sơn của huyện Bắc Bình (được chọn là nơi nghiên cứu đánh giá hiệu lực của kem xua muỗi kết hợp với màn Permanet 2.0 và tác dụng diệt tồn lưu của hóa chất trên màn Permanet 2.0).

Phương pháp nghiên cứu

Hồi cứu và phân tích số liệu về dịch tễ SR và các biện pháp phòng chống vector từ hệ thống thông tin SR và các báo cáo tổng kết năm, tổng kết theo giai đoạn của Trung tâm phòng chống Sốt rét – Bướu cổ tỉnh Bình Thuận.

Nghiên cứu can thiệp có đối chứng.

Kết quả

Tình hình sốt rét tại tỉnh Bình Thuận (1991 – 2010)

- Sau 20 năm can thiệp, tỷ lệ mắc sốt rét/1000 dân giảm từ 8,00/1000 (1991) dân xuống còn  0,58/1000 dân (năm 2010).

- Vùng SRLH IV và V đều có mặt An. dirus (chiếm tỷ lệ 2,13% và 10,8%). Cả 3 vùng SRLH đều có mặt An. minimus và giảm dần từ vùng từ vùng III đến vùng V.

- Những người đi rừng, ngủ rẫy có nguy cơ mắc sốt rét cao gấp 5,03 lần so với những người không đi rừng, ngủ rẫy.

Hiệu lực của kem xua kết hợp với màn Permanet 2.0 và tác dụng diệt tồn lưu của hóa chất trên màn Permanet 2.0

- Màn Permanet 2.0 đã sử dụng 7 tháng chưa giặt ở thực địa vẫn còn hiệu lực diệt tồn lưu.

- Màn Permanet 2.0 chỉ làm giảm số muỗi An. dirus đốt người trong đêm (hiệu lực chống muỗi đốt là 80 %). Hiệu lực của kem xua Soffell (13 % DEET) có thể chống muỗi An. dirus đốt là 89 % trong khoảng thời gian 6 – 7 giờ. Kết hợp kem xua Soffell và màn Permanet 2.0 làm tăng hiệu lực ngăn cản muỗi An. dirus tiếp xúc với người (hiệu lực chống muỗi An. dirus đốt  là 92 %).

Sự chấp nhận của cộng đồng khi sử dụng kem xua Soffell và màn Permanet 2.0

- Tỷ lệ người dân sử dụng màn Permanet 2.0 là 87,8 %, trong đó có 82,0% sử dụng màn Permanet 2.0 ngủ trong rừng, trong rẫy ban đêm. Phỏng vấn 100 người tình nguyện sử dụng màn Permanet 2.0 có một số biểu hiện: mẩn ngứa (3 %), kích thích mắt (6 %).

- Tỷ lệ người dân sử dụng kem xua Soffell là 81,5%, trong đó 71,1 % sử dụng trong rừng, trong rẫy ban đêm. Phỏng vấn 100 người tình nguyện sử dụng kem xua Soffell, tất cả đều cho rằng kem xua Soffell không có biểu hiện triệu chứng nào.


NCS Chế Ngọc Thạch chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án tiến sĩ.


Thống kê truy cập

Đang online: 382

Số lượt truy cập: 21,986,289