Ngày 09/01/2012 Viện Sốt Rét - KST - CT TƯ tổ chức bảo vệ thành công cho nghiên cứu sinh khóa 1 : Vũ Đức Chính chuyên nghành Côn trùng học, với đề tài "Nghiên cứu phân bố, độ nhạy cảm của các véc tơ sốt rét và đánh giá hiệu lực của màn tẩm hóa chất với Anopheles Epiroticus đã kháng hóa chất diệt côn trùng ở Việt Nam.
Tên Luận án : Nghiên cứu phân bổ, độ nhạy cảm của véc tơ sốt rét và đánh giá hiệu lực của màn tẩm hóa chất Anopheles Epiroticus đã kháng hóa chất diệt côn trùng ở Việt Nam
Chuyên ngành : Côn trùng học
Mã số : 62 42 10 10
Nghiên Cứu sinh : Vũ Đức Chính
Cán bộ hướng dẫn : 1. Ts. Hồ Đình Trung, 2. PGS TS Nguyễn Văn Châu
Cở sở Đào tạo : Viện Sốt Rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TƯ
Mục tiêu của dự án :
1. Xác định thực trạng phân bố của véc tơ sốt rét ở Việt Nam trong giai đoạn 2003-2010.
2. Đánh giá độ nhạy cảm của véc tơ sốt rét với một số hóa chất diệt côn trùng đã và đang sử dụng trong phòng chống sốt rét ở Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu:
Các Véc tơ sốt rét chính An. Minimus, An. Dirus, An. Epiroticus và các véc tơ sốt rét phụ An. conitus, An. jeyporiensis, An. maculatus, An. sinensis, An. subpictus, An. vagus. Sáu nhà thử nghiệm và các loại màn tẩm hóa chất nhóm pyrethroid.
Phương pháp nghiên cứu:
* Nghiên cứu ở thực địa:
- Thu thập và bảo quản muỗi theo phương pháp của Viện Sốt Rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TƯ.
- Thử sinh học theo phương pháp của Tổ chức Y tế thế giới.
- Nghiên cứu sử dụng nhà thử nghiệm theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới.
* Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:
- Thử sinh hóa theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới.
Kết quả và bàn luận:
- Đã xác định và vẽ bàn đồ tình trạng phân bổ (sự có mặt và mật độ) của các véc tơ sốt rét ở Việt Nam bao gồm 3
véc tơ chính An. Minimus, An. Dirus, An. Epiroticus, và 6 véc tơ phụ An. conitus, An. jeyporiensis, An. maculatus, An. sinensis, An. subpictus, An. vagus.
- Đã đánh giá được mức độ nhạy cảm của các véc tơ sốt rét với các hóa chất diệt côn trùng sử dụng trong phòng
chống sốt rét tại Việt Nam bao gồm DDT và một số hóa chất nhóm Pyrethroid : Alphacypermethrin, Lambdacyhalothrin, Permenthrin, Deltamethrin và Etofenprox. Đã vẽ được bản đồ phân bố độ nhạy cảm của các véc tơ này ở Việt Nam với các hóa chất diệt côn trùng.
- Cơ chế kháng hóa chất của một số véc tơ sốt rét ở Việt Nam có liên quan đến cơ chế trao đổi chất.
- Đã đánh giá hiệu lực của màn tẩm Permethrin 500mg/m2, Lambdacyhalothrin 20mg/m2, Alphacypermethrin
25mg/m2, Deltamethrin 55mg/m2 và các loại màn tồn lưu lâu Olyset, Permanet 2.0 và Permanet 3.0 trong phòng chống quần thể Anopheles epiroticus đã kháng các hóa chất này. Các màn tẩm hóa chất nhóm pyrethroid vẫn có hiệu lực phòng chống An. epiroticus mặc dù véc tơ này đã kháng với các hóa chất nhóm này.
Một số hình ảnh tại buổi bảo vệ Tiến sỹ
Nội dung luận án xem tại
đây
Ban biên tập Website