NCS Nguyễn Quý Anh bảo vệ luận án tiến sĩ
Sáng 7/10/2020 tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, nghiên cứu sinh Nguyễn Quý Anh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện chuyên ngành Dịch tễ học, mã số 972 01 17. Với đề tài " Thực trạng mắc sốt rét ở dân di biến động tại một số xã sốt rét lưu hành nặng tỉnh Đắk Nông, hiệu quả can thiệp bằng “Điểm sốt rét” (2015 - 2016)”
Tên đề tài luận án: " Thực trạng mắc sốt rét ở dân di biến động tại một số xã sốt rét lưu hành nặng tỉnh Đắk Nông, hiệu quả can thiệp bằng “Điểm sốt rét” (2015 - 2016)”.
Chuyên ngành: Dịch tễ học
Mã số: 972 01 17
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Quý Anh
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Lê Xuân Hùng 2. PGS.TS. Trần Thanh Dương
Cơ sở đào tạo: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương
Mục tiêu, đối tượng, địa điểm nghiên cứu:
- Mô tả thực trạng mắc sốt rét và một số yếu tố liên quan ở dân di biến động tại 4 xã sốt rét lưu hành nặng tỉnh Đắk Nông, năm 2015.
- Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng “Điểm sốt rét” tại điểm nghiên cứu, năm 2016.
Kết luận, tính mới của luận án
1.Thực trạng mắc sốt rét ở dân di biến động tại 4 xã vùng sốt rét lưu hành nặng tỉnh Đắk Nông, năm 2015.
-Kết quả điều tra cắt ngang tỷ lệ bệnh nhân sốt rét lâm sàng là 1,94%, tỷ lệ bệnh nhân có KSTSR là 0,13%.
-Nghiên cứu dọc cho thấy: Tỷ lệ mắc mới sốt rét ở dân di biến động của 8 thôn là 1,07% năm. Trong đó, tỷ lệ mắc chung ở nhóm đi rừng, ngủ rừng là 1,30% năm; nhóm đi rẫy, ngủ rẫy là 0,73% năm và ở nhóm giao lưu qua biên giới là 2,35% năm.
2. Một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét
- Những người không hiểu biết đúng nguyên nhân truyền bệnh SR là muỗi có nguy cơ mắc SR 10,24 lần so với người hiểu đúng.
Không hiểu đúng về bệnh SR có thể phòng tránh co nguy cơ mắc SR 8,45 lần so với người hiểu đúng. Những người không ngủ màn thường xuyên có nguy cơ mắc SR cao gấp 5,94 lần so với những người có ngủ màn thường xuyên. Những người đi rừng thường xuyên có nguy cơ mắc sốt rét cao gấp 26,01 lần so với người không đi rừng.
3. Hiệu quả can thiệp bằng “Điểm sốt rét” năm 2016.
- -“Điểm sốt rét” đã theo dõi được số người có ngủ rừng, ngủ rẫy trung bình là 409 người, trong đó có 23,96% thường xuyên ngủ rừng, 76,03% có ngủ rẫy. Phát hiện được 9 trường hợp có ký sinh trùng, bệnh nhân được điều trị và theo dõi hàng ngày, đảm bảo đủ liều điều trị.
- Hiệu quả về can thiệp qua nghiên cứu ngang cho thấy trước can thiệp tỷ lệ nhiễm KSTSR ở nhóm can thiệp là 0,25%, sau can thiệp xuống còn 0%.
- Hiệu quả can thiệp qua nghiên cứu dọc cho thấy: Ở nhóm can thiệp, tỷ lệ mắc mới tích lũy ở nhóm dân di biến động là 1,13% giảm xuống còn 0,46%; ở nhóm chứng, tỷ lệ này tăng từ 0,77% lên 1,46%. Hiệu quả can thiệp là 152,23%.
- Hiểu biết đúng về nguyên nhân truyền bệnh sốt rét đã tăng từ 65,92% lên 96,09% ở nhóm can thiệp, chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp là 45,77% và hiệu quả can thiệp là 23,31%;
- Hành vi ngủ màn của người dân cũng tăng lên: Ở nhóm can thiệp, tỷ lệ ngủ màn thường xuyên tăng từ 73,88% lên 96,35%. Hiệu quả can thiệp là 13,56%.
- Kinh phí để duy trì một điểm phát hiện, điều trị và quản lý ca bệnh trung bình là 3.440.000đ/tháng.
- Có 90,89% người được điều tra cho rằng duy trì điểm là rất cần thiết.
NCS Nguyễn Quý Anh chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án tiến sĩ