NCS Nguyễn Văn Quân bảo vệ luận án tiến sĩ
Sáng 18/9/2020 tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Quân đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện chuyên ngành Côn trùng học, mã số 972 01 17. Với đề tài " Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt rét và biện pháp phòng chống tăng cường tại vùng sốt rét có dân di biến động ở Bình Phước và Gia Lai (2016-2017)”
Tên đề tài luận án: " Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt rét và biện pháp phòng chống tăng cường tại vùng sốt rét có dân di biến động ở Bình Phước và Gia Lai (2016-2017)”.
Chuyên ngành: Dịch tễ học
Mã số: 972 01 17
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Quân
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Trần Thanh Dương 2. TS. Ngô Đức Thắng
Cơ sở đào tạo: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương
Mục tiêu, đối tượng, địa điểm nghiên cứu:
- Mô tả thực trạng sốt rét và yếu tố liên quan ở vùng sốt rét lưu hành có dân di biến động tại Bình Phước và Gia Lai, năm 2016
- Xác định đột biến gen K13 kháng artermisinin trên bệnh nhân nhiễm P. falciparum.
- Đánh giá hiệu quả một số biện pháp tăng cường phòng chống sốt rét tại vùng có dân di biến động
Kết luận, tính mới của luận án
1. Thực trạng mắc sốt rét và các yếu tố liên quan ở vùng sốt rét lưu hành có dân di biến động tại Bình Phước và Gia Lai, năm 2016
Với 2008 mẫu điều tra về thực trạng mắc sốt rét, kết quả như sau:
- Tỷ lệ có ký sinh trùng sốt rét chung là 2,04%, trong đó tại Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước là 3,12%, tại KrongPa tỉnh Gia Lai 0,92%. Tỷ lệ người mắc sốt rét có ký sinh trùng sốt rét ở xã Đăk Ơ cao nhất 5,09%, thấp nhất xã Ia Hdreh 0,62%. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở nam 3,09% và ở nữ là 1,12%.
- Tỷ lệ nhiễm chung các loài ký sinh trùng sốt rét bằng xét nghiệm lam máu Plasmodium falciparum chiếm 63,41%(26/41), Plasmodium vivax chiếm 36,59%(15/41).
- Có liên quan giữa mắc sốt rét và các yếu tố: Qua lại biên giới và ngủ trong rừng OR = 6,54, CI95%(2,19-19,51), p < 0,01; Đi rừng, ngủ rừng OR = 2,01, CI95%(1,4-4,2), p < 0,05; Làm việc và ngủ trong rừng OR = 3,08, CI95%(2,1-7,4), p < 0,01.
- Đã xác nhận có mặt của các véc tơ truyền sốt rét: Tại xã Đắk Ơ là An. minimus và An dirus với mật độ: An. minimus 0,08 con/người/đêm bằng soi chuồng gia súc; An. dirus với mật độ 0,17 con/người/đêm bằng mồi người trong rừng. Tại xã Bù Gia Mập của huyện Bù Gia Mập cũng có mặt của hai loài véc tơ chính là An. minimus và An dirus với mật độ: An. minimus 0,06 con/người/đêm bằng soi chuồng gia súc; An. dirus với mật độ 0,08 con/người/đêm bằng mồi người trong rừng. Chưa tìm thấy véc tơ chính truyền sốt rét tại huyện KrongPa.
2.Đột biến gen K13 kháng artemisinin trên bệnh nhân nhiễm P. falciparum
- Phân tích 26 mẫu máu nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum bằng kỹ thuật PCR, đã phát hiện 01 đột biến điểm C580Y với tỷ lệ 95% trên các mẫu thu thập tại Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước. Tỷ lệ đột biến gen K13 tại KrongPa tỉnh Gia Lai thấp hơn; Tỷ lệ đột biến điểm chung 83,33%; Phát hiện 2 đột biến điểm C580Y và P553L với tỷ lệ tương ứng 66,67% và 16,67%.
3. Hiệu quả một số biện pháp tăng cường phòng chống sốt rét tại vùng sốt rét lưu hành nặng có dân di biến động
- Tỷ lệ người nhiễm ký sinh trùng sốt rét giảm từ 2,04% trước can thiệp giảm xuống 0,11% sau can thiêp tăng cường 12 tháng, hiệu quả 72,90%; Tại Bù Gia Mập tỷ lệ người nhiễm ký sinh trùng sốt rét giảm từ 3,12% xuống 0,11%, hiệu quả can thiệp 96,7%.
- Tỷ lệ hiểu biết của người dân về nguyên nhân mắc sốt rét tăng từ 67,48% lên 97,35%; Hiểu biết từng loại nguyên nhân mắc sốt rét tăng từ 89,66% lên 97,24%; Hiểu biết bệnh sốt rét có thể phòng chống được tăng từ 71,31% lên 90,48%; Hiểu biết về các biện pháp phòng chống sốt rét: Nằm màn tăng từ 89,66% lên 98,34%; Tẩm màn tăng từ 41,38% lên 59,45%. Thực hành ngủ màn tăng từ 80,14% lên 90,76%.
NCS Nguyễn Văn Quân chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án tiến sĩ