Nghiên cứu sinh Đỗ Ngọc Ánh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ  8/24/2018 11:08:22 AM


NCS Đỗ Ngọc Ánh bảo vệ luận án tiến sĩ
Sáng 14/6/2017 tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, nghiên cứu sinh Đỗ Ngọc Ánh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện chuyên ngành Ký sinh trùng Y học, mã số 62.72.01.16. Với đề tài " Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học phân tử của sán lá gan lớn ở Việt Nam

Tên đề tài luận ánXác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học phân tử của sán lá gan lớn ở Việt Nam.

Chuyên ngành:                      Ký sinh trùng Y học

Mã số:                                     62  72  01  16

Nghiên cứu sinh:                    Đỗ Ngọc Ánh

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1.     PGS. TS. Nguyễn Khắc Lực            2. PGS. TS. Trần Thanh Dương

Cơ sở đào tạo: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương

 Mục tiêu, đối tượng, địa điểm nghiên cứu:

-         Xác định một số chỉ số hình thái và phân loại sán lá gan lớn tại Việt Nam bằng phương pháp hình thái học.

-         Xác định thành phần loài và phân tích một số đặc điểm sinh học phân tử của sán lá gan lớn ở Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, phương pháp hình thái và sinh học phân tử được sử dụng để xác định thành phần loài và đặc điểm phân tử của sán lá gan lớn. Phân nhóm sán lá gan lớn bằng hình thái học dựa vào chiều dài theo Srimuzipo và cộng sự (2000) và dựa vào tỷ số chiều dài/chiều rộng theo Periago và cộng sự (2008). Phân loại loài sán lá gan lớn bằng sinh học phân tử bằng các kỹ thuật PCR-RFLP và giải trình tự trên cơ sở gen nhân và gen ty thể.

Kết quả và kết luận chính:

Đặc điểm hình thái và phân loại sán lá gan lớn dựa vào hình thái học

Sán lá gan lớn ở Việt Nam có chiều dài cơ thể dao động từ 13,00 tới 46,00 mm (trung bình 27.47 ± 5.27mm), chiều rộng từ 5.00 tới 15.00 mm (trung bình 9.43 ± 1.43mm), tỷ số chiều dài/chiều rộng 1.58 - 6.57 (trung bình 2.97 ± 0.68), khoảng cách từ giác bụng đến cuối thân từ 12.00 tới 43.50 mm (trung bình 24 61 ± 5.18 mm). Các kết quả phân tích cho thấy, sán lá gan lớn ở Việt Nam có tính đa hình về hình thái. Dựa theo chiều dài cơ thể, sán lá gan lớn chủ yếu thuộc nhóm kích thước nhỏ (29.43%) và trung bình (62.34%). Các dạng hình thái của sán lá gan lớn gặp ở tất cả các vật chủ và các khu vực địa lý.

Thành phần loài và một số đặc điểm phân tử của sán lá gan lớn ở Việt Nam

Thành phần loài: Trong số 225 cá thể sán được giám định loài bằng sinh học phân tử, 81.78% cá thể là F. gigantica và 18.22% là dạng trung gian (không được phân loại là F. gigantica hay F. hepatica). Cả 2 loại đều xuất hiện ở các vật chủ và các khu vực địa lý khác nhau.

Đặc điểm sinh học phân tử: Sán lá gan lớn ở Việt Nam có tính đa hình di truyền, gồm 2 loại: F. gigantica chiếm 81.78% và dạng trung gian chiếm 18.22%. Dạng trung gian được chia làm 2 nhóm: nhóm các cá thể có hệ gen nhân của F. hepatica nhưng hệ gen ty thể của F. hepatica; nhóm các cá thể có kiểu gen nhân phối hợp (đoạn giao gen ITS1 hoặc ITS2) của cả 2 loài ở trong cùng một cơ thể sán.


NCS Đỗ Ngọc Ánh chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
 

 

Thống kê truy cập

Đang online: 59

Số lượt truy cập: 22,784,490