Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, Bộ Y tế, Chính quyền các cấp, các Tổ chức quốc tế và sự phối hợp của các Bộ/Ngành, hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở nước ta được triển khai và đã đạt được những thành quả to lớn. Năm 2020, số bệnh nhân sốt rét và người có ký sinh trùng sốt rét đều giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2019: số bệnh nhân sốt rét giảm 70,6% (1.733/5.887 trường hợp), số ký sinh trùng sốt rét giảm 65,8% (1.422/4.665 trường hợp).
Đến hết năm 2020, toàn quốc có 35 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét, gồm: Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng.
Tuy nhiên, công tác phòng chống sốt rét hiện nay đang gặp một số khó khăn thách thức lớn, các kết quả đạt được trong công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam chưa bền vững. Tình hình sốt rét còn phức tạp, tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam bộ, miền Trung - Tây Nguyên như Gia Lai, Phú Yên, Bình Phước, Đắk Lắk, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông, Quảng Trị, Lai Châu,… với số trường hợp mắc sốt rét vẫn ở mức cao. Trong khi đó, các yếu tố nguy cơ để bệnh sốt rét bùng phát luôn hiện hữu như: Tập quán đi rừng, ngủ rẫy, dân di biến động giữa các vùng trong nước, hoặc với các nước láng giềng ngày càng phức tạp, khó quản lý, ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc.
Trong giai đoạn tới, kinh phí cho công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét từ nguồn ngân sách nhà nước và các nhà tài trợ quốc tế có nguy cơ bị cắt giảm, sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét, có thể làm gia tăng số mắc và tử vong do sốt rét, nguy cơ bùng phát dịch sốt rét ở nhiều địa phương, đặc biệt tại các vùng sốt rét lưu hành vừa và lưu hành nặng. Trong khi đó, nguồn ngân sách địa phương để chi các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét rất hạn chế gây khó khăn trong việc triển khai các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét tại địa phương.
Nhằm tăng cường nguồn lực đầu tư cho hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét để đạt được mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét theo lộ trình, Tổ chức Y tế thế giới lấy thông điệp truyền thông ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25 tháng 4 năm 2021 là “Đầu tư nguồn lực nhằm đạt mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam” để kêu gọi các quốc gia tiếp tục tăng cường nguồn lực đầu tư cho hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.
Để đạt được mục tiêu của loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam vào năm 2030 theo lộ trình loại trừ sốt rét đã được Bộ Y tế phê duyệt, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các giải pháp và các hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét. Tập trung vào một số lĩnh vực sau đây:
1. Nhà nước cần duy trì đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương cho công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét. Các địa phương cần chủ động đầu tư kinh phí cho công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét tại địa phương. Tiếp tục kêu gọi đầu tư nguồn lực của các tổ chức quốc tế để đảm bảo nguồn lực đầu tư bền vững cho các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét được triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả trong giai đoạn 2021 - 2030. Thực hiện đầy đủ cam kết của Chính phủ Việt Nam về loại trừ sốt rét vào năm 2030.
2. Đảm bảo thực hiện thường xuyên công tác giám sát, phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, quản lý ca bệnh, quản lý đối tượng dân di biến động, đặc biệt đối với người dân thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy, người trở về từ các nước có sốt rét lưu hành. Điều trị bệnh nhân sốt rét đúng thuốc, đủ liều theo quy định của Bộ Y tế.
3. Truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bệnh sốt rét để người dân chủ động phòng chống bệnh sốt rét có hiệu quả.
4. Phối hợp các Bộ, Ngành trong công tác phòng chống và loại trừ sốt rét (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đặc biệt ở các địa phương có sốt rét lưu hành nặng.
5. Duy trì bền vững kết quả loại trừ bệnh sốt rét đã đạt được; Tiếp tục triển khai các hoạt động giám sát nhằm duy trì tình trạng không có sốt rét, tập trung giám sát, phát hiện sốt rét ngoại lai và ngăn ngừa bệnh sốt rét quay trở lại tại các tỉnh đã loại trừ bệnh sốt rét. Triển khai các biện pháp phòng chống sốt rét theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn tại các tỉnh có bệnh sốt rét lưu hành.
Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, Bộ Y tế, Chính quyền các cấp, các Tổ chức quốc tế và sự phối hợp của các Bộ/Ngành, hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở nước ta được triển khai và đã đạt được những thành quả to lớn. Năm 2020, số bệnh nhân sốt rét và người có ký sinh trùng sốt rét đều giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2019: số bệnh nhân sốt rét giảm 70,6% (1.733/5.887 trường hợp), số ký sinh trùng sốt rét giảm 65,8% (1.422/4.665 trường hợp).
Đến hết năm 2020, toàn quốc có 35 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét, gồm: Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng.
Tuy nhiên, công tác phòng chống sốt rét hiện nay đang gặp một số khó khăn thách thức lớn, các kết quả đạt được trong công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam chưa bền vững. Tình hình sốt rét còn phức tạp, tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam bộ, miền Trung - Tây Nguyên như Gia Lai, Phú Yên, Bình Phước, Đắk Lắk, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông, Quảng Trị, Lai Châu,… với số trường hợp mắc sốt rét vẫn ở mức cao. Trong khi đó, các yếu tố nguy cơ để bệnh sốt rét bùng phát luôn hiện hữu như: Tập quán đi rừng, ngủ rẫy, dân di biến động giữa các vùng trong nước, hoặc với các nước láng giềng ngày càng phức tạp, khó quản lý, ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc.
Trong giai đoạn tới, kinh phí cho công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét từ nguồn ngân sách nhà nước và các nhà tài trợ quốc tế có nguy cơ bị cắt giảm, sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét, có thể làm gia tăng số mắc và tử vong do sốt rét, nguy cơ bùng phát dịch sốt rét ở nhiều địa phương, đặc biệt tại các vùng sốt rét lưu hành vừa và lưu hành nặng. Trong khi đó, nguồn ngân sách địa phương để chi các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét rất hạn chế gây khó khăn trong việc triển khai các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét tại địa phương.
Nhằm tăng cường nguồn lực đầu tư cho hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét để đạt được mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét theo lộ trình, Tổ chức Y tế thế giới lấy thông điệp truyền thông ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25 tháng 4 năm 2021 là “Đầu tư nguồn lực nhằm đạt mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam” để kêu gọi các quốc gia tiếp tục tăng cường nguồn lực đầu tư cho hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.
Để đạt được mục tiêu của loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam vào năm 2030 theo lộ trình loại trừ sốt rét đã được Bộ Y tế phê duyệt, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các giải pháp và các hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét. Tập trung vào một số lĩnh vực sau đây:
1. Nhà nước cần duy trì đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương cho công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét. Các địa phương cần chủ động đầu tư kinh phí cho công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét tại địa phương. Tiếp tục kêu gọi đầu tư nguồn lực của các tổ chức quốc tế để đảm bảo nguồn lực đầu tư bền vững cho các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét được triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả trong giai đoạn 2021 - 2030. Thực hiện đầy đủ cam kết của Chính phủ Việt Nam về loại trừ sốt rét vào năm 2030.
2. Đảm bảo thực hiện thường xuyên công tác giám sát, phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, quản lý ca bệnh, quản lý đối tượng dân di biến động, đặc biệt đối với người dân thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy, người trở về từ các nước có sốt rét lưu hành. Điều trị bệnh nhân sốt rét đúng thuốc, đủ liều theo quy định của Bộ Y tế.
3. Truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bệnh sốt rét để người dân chủ động phòng chống bệnh sốt rét có hiệu quả.
4. Phối hợp các Bộ, Ngành trong công tác phòng chống và loại trừ sốt rét (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đặc biệt ở các địa phương có sốt rét lưu hành nặng.
5. Duy trì bền vững kết quả loại trừ bệnh sốt rét đã đạt được; Tiếp tục triển khai các hoạt động giám sát nhằm duy trì tình trạng không có sốt rét, tập trung giám sát, phát hiện sốt rét ngoại lai và ngăn ngừa bệnh sốt rét quay trở lại tại các tỉnh đã loại trừ bệnh sốt rét. Triển khai các biện pháp phòng chống sốt rét theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn tại các tỉnh có bệnh sốt rét lưu hành.