5 dấu hiệu máy tính nhiễm phần mềm độc hại  2/24/2012 9:51:09 PM

Người dùng nên đề phòng malware khi thấy quá nhiều trang pop-up xuất hiện hoặc một số tuỳ chỉnh đột nhiên bị thay đổi.

 Có rất nhiều cách khác nhau để ăn trộm thông tin người dùng. Trong đó, phổ biến nhất hiện nay là sử dụng các phần mềm độc hại cài đặt ngầm vào máy tính. Những malware này khi được đưa vào máy đều không có bất cứ một biểu hiện gì đặc biệt do đã được "cải trang" để không bị hệ thống nhận diện.

Dưới đây là 5 dấu hiệu máy tính đã bị cài đặt phần mềm độc hại.

1. Các trang pop-up liên tục xuất hiện

Các trang pop-up khác nhau liên kết với nhiều loại malware khác nhau.
Các trang pop-up khác nhau liên kết với nhiều loại malware khác nhau. 

Các cửa số pop-up liên tục và đột ngột xuất hiện trên màn hình là một trong những dấu hiệu chứng tỏ máy tính của bạn đã bị nhiễm phần mềm độc hại. Một chuyên gia cho biết, đây có thể do adware hoặc trojan clicker gây nên. Các trang pop-up khác nhau dẫn người dùng tới một malware (phần mềm độc hại) khác nhau. Thông thường chúng đều "núp" dưới hình dạng quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Các chuyên gia giải thích rằng, chủ nhân của những phần mềm độc hại này kiếm tiền thông qua số lượng cửa sổ pop-up hiện lên hoặc lừa người dùng click vào những trang đó. Những adware kiểu này nhằm giúp cho các website tăng thứ hạng thông qua quảng cáo. Khi click chuột vào một trang pop-upm người dùng đã tăng doanh thu cho nhà quảng cáo, công ty được quảng cáo và ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm trên Google.

2. Tài khoản ngân hàng trực tiếp liên tục bị mất tiền.

Một số hacker lợi dụng malware để lấy thông tin tài khoản ngân hàng trực tuyến
Một số hacker lợi dụng malware để lấy thông tin tài khoản ngân hàng trực tuyến
và thực hiện các giao dịch trái phép. 

Một số malware có thể tự cài đặt vào máy tính và nhận diện các thông tin của người dùng trên website ngân hàng trực tiếp. Những phần mềm này sẽ ghi lại tài khoản và mật khẩu của người dùng đồng thời chuyển đến chủ nhân của mình. Nhờ đó, việc chuyển khoản, rút tiền hoặc giao dịch bất hợp pháp được thực hiện một cách dễ dàng.

Theo LaptopMag, để biết được mình có bị "dính" phần mềm độc hại hay không, khi đăng nhập vào tài khoản trực tuyến, người dùng nên nhìn kỹ xem có điểm nào đáng ngờ không. Đó có thể là một mục mới yêu cầu ghi lại mã PIN ATM hoặc yêu cầu người dùng viết password dài hơn so với bình thường.

Những đối tượng trên còn lừa đảo người dùng bằng cách tạo ra các trang web giả giống y hệt website của ngân hàng trực tuyến. Khi đăng nhập xong vào những trang này, người dùng được đưa tới một địa chỉ khác và gửi toàn bộ thông tin của mình cho nhóm đối tượng lừa đảo.

Máy tính công cộng tại các quán Internet cafe hoặc sân bay thường có nguy cơ nhiễm nhiều phần mềm độc hại nhất. Người dùng nên cảnh giác và thận trọng khi nhập các thông tin quan trọng ở đây.

Việc máy tính hoạt động chậm hơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Việc máy tính hoạt động chậm hơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. 

3. Một số tuỳ chỉnh của người dùng tự nhiên bị thay đổi

Người dùng nên chú ý tới các tuỳ chỉnh trên máy tính của mình. Nếu như người sử dụng không động chạm gì đến nhưng chúng vẫn tự nhiên thay đổi thì có thể máy tính đã bị nhiễm malware. Một số tuỳ chỉnh có thể như homepage hoặc các icon ứng dụng trên máy tính.

4. Laptop hoạt động chậm hơn bình thường

Nếu máy tính xử lý tác vụ đơn giản hằng ngày một cách chậm chạp, có thể hệ thống cũng đã bị nhiễm malware. Những đoạn mã độc này được lập trình cẩn thận để không bị hệ thống nhận diện. Nhờ đó, chúng có thể điều khiển máy tính thực hiện các hoạt động gây nhiễm như phát tán virus, spam, cài đặt spyware lên máy khác.

Tuy vậy, việc máy tính trở nên chậm chạp cũng có thể do một phần mềm nào đó khiến CPU phải hoạt động nặng hơn. Nhìn chung, điều này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Người dùng tốt nhất nên quan tâm đến dấu hiệu này khi tải trang web hoặc khởi động một chương trình.

5. Người dùng bị liên kết tới các trang web một cách ngẫu nhiên

Người dùng có thể bị nhiễm malware khi sử dụng các phần mềm lậu, mở các file đính kèm trong thư mục spam trên email, hoặc thậm chí chỉ truy cập các website. Những người viết phần mềm độc hại thường khai thác lỗ hổng trên trình duyệt web và đưa các đoạn mã mang tên "downloader" vào đó. Những downloader này sẽ kết nối với các server hoặc website mà chúng nhắm tới từ trước để lấy thông tin của người dùng.

Nguồn sohoa

Thống kê truy cập

Đang online: 8

Số lượt truy cập: 22,755,318