1. Thông tin chính
Bệnh virus Zika là bệnh gây ra bởi một loại vi rus lây truyền qua muỗi Aedes. Người mắc bệnh Zika biểu hiện bị sốt nhẹ, phát ban da (chứng phát ban) và viêm kết mạc. Những triệu chứng này thường diễn ra từ 2-7 ngày.
- Hiện chưa có vác xin hoặc thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh Zika virus.
- Hình thức phòng bệnh tốt nhất là bảo vệ chống muỗi đốt.
- Vi rút được biết đến lưu hành ở Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á, và Thái Bình Dương.
2. Đặt vấn đề
Zika virus là vi rus đang nổi lên do muỗi truyền.Căn bệnh đã được xác định đầu tiên ở Uganda vào năm 1947 ở khỉ Rhessus. Đến năm 1952 tại Uganda và Tanzania đã được xác định bệnh ở người thông qua một mạng lưới giám sát bệnh sốt vàng sylvatic.
Bùng phát bệnh Zika virus đã được ghi nhận ở Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương.
Thể: Flavivirus
Véc tơ: Muỗi Aedes thường đốt vào buổi sáng và chiều muộn, tối.
Ổ chứa bệnh: Chưa được nhận biết.
3. Các dấu hiệu và triệu chứng
Thời kỳ ủ bệnh (thời gian từ khi phơi nhiễm tới khi xuất hiện các triệu chứng) của bệnh virus Zika không rõ ràng, nhưng có thể từ một đến vài ngày. Các triệu chứng tương tự với bệnh sốt xuất huyết, gây sốt nhẹ, phát ban da, viêm kết mạc, đau cơ và khớp, mệt mỏi và đau đầu. Những triệu chứng này thường nhẹ và diễn ra trong khoảng từ 2-7 ngày.
Trong đợt bùng phát lớn ở Polynesia thuộc Pháp và Brazil vào năm 2013 và năm 2015, cơ quan y tế quốc gia báo cáo các biến chứng thần kinh và miễn dịch chủ động tiềm tàng của bệnh virus Zika. Gần đây ở Brazil, cơ quan y tế địa phương đã quan sát sự gia tăng nhiễm virus Zika trong cộng đồng nói chung cũng như sự gia tăng ở trẻ mới sinh ra với tật đầu nhỏ ở khu vực phía đông bắc Brazil. Điều tra ổ dịch Zika đã tìm thấy ở trẻ bằng chứng về mối liên hệ giữa vi rút Zika và tật đầu nhỏ . Tuy nhiên,cần thêm nhiều điều tra về mối liên hệ giữa tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và virus Zika. Những nguyên nhân tiềm ẩn khác cũng đang được tìm hiểu kỹ.
4. Sự lan truyền
Virus Zika lây truyền qua người thông qua các vết muỗi đốt từ redegenus chủ yếu là Aedes ở các vùng nhiệt đới. Đây cũng là muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, chikungunya và sốt vàng da.
Dịch bệnh Zika virus đã được báo cáo lần đầu tiên ở Thái Bình Dương vào năm 2007 và 2013 (Yap và Polynesia thuộc Pháp) trong năm 2015 từ các nước Châu Mỹ (Brazil và Colombia) và Châu Phi (Cape Verde).
Ngoài ra, hơn 13 quốc gia ở châu Mỹ đã thông báo nhiễm virus Zika cho thấy sự lan rộng của căn bệnh Zika virus ra các khu vực.
5. Chẩn đoán
Virus Zika được chẩn đoán bằng kỹ thuật sinh học phân tử PCR và phân lập virus từ các mẫu máu. Huyết thanh chẩn đoán có thể khó khăn vì phản ứng chéo với các flaviviruses khác: như sốt xuất huyết, West Nile và sốt vàng da.
6. Phòng ngừa
Yếu tố nguy cơ quan trọng với nhiễm virus Zika là muỗi và các khu hệ sinh sản của chúng. Phòng ngừa và kiểm soát bệnh dựa chủ yếu vào phòng chống muỗi bằng cách giảm nguồn gây bệnh (loại bỏ; thay đổi các khu vực sinh sản) và làm giảm tiếp xúc giữa muỗi với người.
Có thể sử dụng thuốc chống côn trùng; mặc quần áo (màu sáng) che kín cơ thể càng nhiều càng tốt; sử dụng màn chắn muỗi: chẳng hạn như tấm chắn, cửa ra vào, cửa sổ được đóng kín; và ngủ dưới màn chống muỗi. Vì vậy, điều quan trọng là làm sạch, đậy kín các vật chứa nước như xô, chậu hoặc lốp xe, cũng như những nơi muỗi có thể sinh sản được loại bỏ. Đặc biệt nên chú ý và giúp đỡ những người không có khả năng tự phòng hộ bản thân: như trẻ em, người ốm hoặc người già.
7. Sự đối phó của Tổ chức Y tế thế giới
WHO đang hỗ trợ các nước để kiểm soát bệnh virus Zika thông qua các chiến lược sau:
- Xác định và ưu tiên các nghiên cứu bệnh virus Zika bằng việc triệu tập các chuyên gia và các đối tác.
- Tăng cường giám sát virus Zika và các biến chứng tiềm ẩn.
- Nâng cao năng lực truyền thông nguy cơ để giúp các nước đáp ứng các cam kết của họ theo Quy chế y tế quốc tế.
- Cung cấp đào tạo về quản lý lâm sàng, chẩn đoán và kiểm soát vector Bao gồm thông qua các trung tâm điều phối của WHO.
- Tăng cường năng lực của các phòng thí nghiệm để phát hiện virus.
- Hỗ trợ cơ quan y tế để thực hiện các chiến lược kiểm soát vector nhằm giảm quần thể muỗi Aedes: như thả larvicide vào khu vực ao tù nước đọng mà không được xử lý theo cách khác như làm sạch, xử lý thoát hết nước tù đọng và che phủ kín.
- Chuẩn bị các khuyến cáo cho việc chữa trị lâm sàng và theo dõi những người nhiễm vi rút Zika, phối hợp với các chuyên gia kỹ thuật và các cơ quan y tế khác.
Dịch theo nguồn http://www.wpro.who.int/mediacentre/factsheets/fs_05182015_zika/en/
Biên dịch: Hoàng Thị Yến
Phòng KHĐT