Nghiên cứu sinh Trần Quang Hanh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ  11/3/2020 2:33:19 PM

 
NCS Trần Quang Hanh bảo vệ luận án tiến sĩ

Sáng 28/08/2020 tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, nghiên cứu sinh Trần Quang Hanh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện chuyên ngành Bệnh truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới, mã số 972.01.09. Với đề tài " Nghiên cứu thực trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ có thai và hiệu quả điều trị dự phòng bằng kháng sinh trong chuyển dạ phòng lây truyền sang con tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An (2018-2019)

Tên đề tài luận án" Nghiên cứu thực trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ có thai và hiệu quả điều trị dự phòng bằng kháng sinh trong chuyển dạ phòng lây truyền sang con tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An (2018-2019).

Chuyên ngành:                    Bệnh truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới

Mã số:                                   972 01 09

Nghiên cứu sinh:                 Trần Quang Hanh

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

          1.     PGS. TS. Vũ Văn Du             2. TS. Phạm Thu Hiền

Cơ sở đào tạo: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương

Mục tiêuđối tượng, địa điểm nghiên cứu:

            Mô tả thực trạng, phân bố týp huyết thanh và một số yếu tố liên quan nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ có thai 35-37 tuần tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm (2018-2019)

            Đánh giá nhạy cảm của liên cầu khuẩn nhóm B với một số kháng sinh, hiệu quả điều trị bằng kháng sinh cho mẹ dự phòng nhiễm liên cầu B cho con trong thời gian chuyển dạ.

Kết luận, tính mới của luận án

            Thực trạng, phân bố kiểu huyết thanh và một số yếu tố liên quan nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ có thai 35-37 tuần tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2018-2019.

            Với 750 thai phụ tham gia nghiên cứu, đã xác định được: Tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai 35-37 tuần tại Bệnh Viện Sản Nhi Nghệ An 2018 là 9,2%. Kiểu huyết thanh III chiếm tỷ lệ 39,1%, kiểu huyết thanh V chiếm tỷ lệ 31,9%; Các kiểu huyết thanh Ia, Ib, II, VI, VII từ 1,4% - 11,6%. Không có các kiểu huyết thanh IV, VIII, IX.

            Các yếu tố được xác định có liên quan đến tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở thai phụ là: Sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh (OR=1,86, CI95%: 1,36-4,59, p<0,05); Thực hành vệ sinh không đúng cách: OR=1,74, CI95% (1,16-4,36), p<0,05; không có thói quen rửa vệ sinh âm hộ hằng ngày OR=3,0, CI95% (1,42-7,59), p<0,05.

            2. Phân tích kết quả kháng sinh đồ, đánh giá hiệu quả điều trị dự phòng nhiễm liên cầu B cho con trong thời gian chuyển dạ bằng kháng sinh.

            Trên 69 chủng liên cầu khuẩn nhóm B được phân lập từ thai phụ 35-37 tuần, kết quả kháng sinh đồ: Nhóm penicillin nhạy 100%; nhóm cephalosphorin nhạy 100%.

            Từ 54 phụ nữ sau sinh (53 thai phụ sinh 1 bé, 01 thai phụ sinh đôi), có 55 bé được theo dõi hiệu quả sử dụng kháng sinh cho mẹ để dự phòng cho con, kết quả: 100% sơ sinh không nhiễm GBS; 100% thai phụ không nhiễm GBS sau sinh; sơ sinh không biểu hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn sau đẻ; 98,2%; thai phụ không biểu hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn sau đẻ: 92,4%; không ghi nhận tác dụng phụ nào sau khi tiêm kháng sinh dự phòng.

            Cần sử dụng kháng sinh cho thai phụ mang thai tuần thứ 35-37 để dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cho con, ưu tiên sử dụng nhóm cephalosphorin.


NCS Trần Quang Hanh chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
 

Thống kê truy cập

Đang online: 76

Số lượt truy cập: 23,102,774