BỘ Y TẾ
VIỆN SỐT RÉT – KST – CTT
Phòng Khoa học - Đào tạo
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------------
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
|
CÁC THỦ TỤC CẦN THIẾT KHI BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SỸ
1. Bảo vệ chuyên đề trình độ tiến sỹ và chuyên đề luận án tiên sỹ
Sau khi hoàn thành chương trình học tập trình độ thạc sỹ (nếu có), nghiên cứu sinh thực hiện 03 chuyên đề trình độ tiến sỹ. Tên và nội dung các chuyên đề do nghiên cứu sinh và cán bộ hướng dẫn khoa học quyết định. Chuyên đề trình độ tiến sỹ có hớng dẫn và mẫu kèm theo, chủ yếu gồm các phần: Đặt vấn đề và mục tiêu của chuyên đề, nội dung của chuyên đề, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo. Mục đích là sau khi hoàn thành 03 chuyên đề trình độ tiến sỹ về chuyên ngành của mình đang học tập và nghiên cứu, NCS có cái nhìn tổng quát, có trình độ học vấn, hiểu biết sâu sắc về chuyên ngành và có phương pháp nghiên cứu cơ bản, bước đầu làm quen phương pháp nghiên cứu độc lập, là cơ sở để tự mình giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án tiến sỹ với sự giúp đỡ của các cán bộ hướng dẫn khoa học.
Nghiên cứu sinh có các điều kiện sau sẽ được bảo vệ các chuyên đề trình độ tiến sỹ:
- Đã hoàn thành học tập các chứng chỉ của trình độ thạc sỹ (nếu có).
- Hoàn thành ba chuyên đề trình độ tiến sỹ.
- Các học phần khác theo Qui chế đào tạo tiến sỹ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có đơn xin bảo vệ ba chuyên đề trình độ tiến sỹ, đơn có chữ ký của nghiên cứu sinh và hai nhà khoa học hướng dẫn nghiên cứu sinh.
2. Bảo vệ luận án tiến sỹ cấp bộ môn
Khi nghiên cứu sinh có đầy đủ các điều kiện sau:
- Đã hoàn thành học tập các chứng chỉ của trình độ thạc sỹ (nếu có).
- Hoàn thành các chuyên đề trình độ tiến sỹ.
- Hoàn thành các chuyên đề luận án tiến sỹ (03 chuyên đề quy chế cũ, 04 quy chế mới).
- Có tối thiểu 02 bài báo đã được công bố liên quan trực tiếp đến đề tài luận án đăng trong các tạp chí trong và ngoài nước trong thời gian học tập của nghiên cứu sinh (đóng quyển theo mẫu quy định).
- Hoàn thành đề tài luận án tiến sỹ, có luận án tiến sỹ đóng quyển theo đúng quy định của Quy chế đào tạo tiến sỹ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có đơn xin bảo vệ luận án tiến sỹ cấp bộ môn, đơn có chữ ký xác nhận của hai nhà khoa học hướng dẫn NCS làm luận án tiến sỹ.
- Thời gian tối thiểu để được bảo vệ luận án tiến sỹ cấp bộ môn là 2/3 tổng thời gian học tập.
- Không có khiếu kiện về đề tài luận án tiến sỹ.
Nếu các nghiên cứu sinh có đủ các điều kiện trên thì cán bộ đào tạo sau đại học sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết cho nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sỹ cấp bộ môn.
3. Bảo vệ luận án tiến sỹ cấp Viện
Sau khi nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sỹ cấp bộ môn tối thiểu 6 tháng và hoàn thành các công việc sau sẽ đợc bảo vệ luận án tiến sỹ cấp Viện:
- Có bản tường trình sửa chữa luận án tiến sỹ và hoàn thành sửa chữa luận án tiến sỹ theo nghị quyết và biên bản của hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp bộ môn và ý kiến đóng góp của các nhà khoa học. Bản tường trình phải có chữ ký của hai nhà khoa học hướng dẫn NCS làm luận án tiến sỹ.
- Có đơn xin bảo vệ luận án tiến sỹ cấp Viện, đơn có xác nhận và chữ ký của hai nhà khoa học hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sỹ.
- Có luận án tiến sỹ hoàn chỉnh, nộp 03 quyển cho đào tạo Sau đại học.
- Tổng hợp các công trình nghiên cứu (các bài báo) liên quan trực tiếp đến đề tài luận án đã được công bố (đóng quyển theo mẫu quy định), nộp 03 quyển cho đào tạo sau đại học.
- Thông tin đưa lên mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương bằng tiếng Việt và tiếng Anh về các kết quả của luận án (theo mẫu quy định) tối thiểu 1 tháng trước khi bảo vệ luận án tiến sỹ cấp Viện.
- Có trích yếu luận án (theo mẫu quy định).
- Có bản tóm tắt luận án in và đóng quyển theo mẫu quy định.
- Lý lịch khoa học (theo mẫu).
- Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính như: Học phí, sách vở...và không có khiếu kiện sẽ đợc tiến hành thủ tục phản biện độc lập.
Chú ý: Luận án tiến sỹ, tổng hợp các công trình của tác giả đã được công bố liên quan trực tiếp đến luận án (ít nhất 02 bài báo), tóm tắt luận án...mỗi loại 03 quyển ở dạng “câm” tức là không có tên của tác giả và hai nhà khoa học hướng dẫn NCS ở tất cả các trang của luận án và tổng hợp các công trình của tác giả đã được công bố liên quan trực tiếp đến luận án.
Sau khi có kết quả phản biện độc lập: Cán bộ đào tạo sau đại học sẽ photo bản nhận xét của 02 nhà khoa học phản biện độc lập cung cấp cho nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh sửa chữa luận án, tóm tắt luận án theo đóng góp của 02 nhà khoa học phản biện độc lập và có bản tường trình sửa chữa luận án theo phản biện độc lập.
- Đào tạo sau đại học làm các thủ tục cần thiết cho nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sỹ cấp Viện.
- Nghiên cứu sinh cần có: 10 quyển luận án tiến sỹ hoàn chỉnh đóng bìa cứng (Hội đồng 07, 02 cán bộ hướng dẫn khoa học, 01 đào tạo sau đại học), 40 quyển tóm tắt luận án và tối thiểu có 15 nhận xét tóm tắt luận án tiến sỹ của các nhà khoa học (cán bộ cùng cơ quan công tác với nghiên cứu sinh không quá 30%). Nhiều nhận xét tóm tắt luận án tiến sỹ có cùng tên và chữ ký của một nhà khoa học thì chỉ được tính là 01 nhận xét.
- Sau khi bảo vệ luận án tiến sỹ cấp Viện, nghiên cứu sinh sửa chữa luận án tiến sỹ một lần cuối và nộp: 01 quyển cho Đào tạo sau đại học, 01 quyển cho Thư viện Viện SR – KST – CTTƯ, 01 quyển cho Thư viện Quốc gia, 01 quyển báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, 01 quyển báo cáo Vụ Khoa học - Đào tạo Bộ Y tế.
- Sau 6 – 12 tháng kể từ ngày bảo vệ luận án tiến sỹ cấp Viện nếu không có khiếu kiện tố cáo thì nghiên cứu sinh sẽ được cấp bằng tiến sỹ.
Trên đây là tóm tắt các bước cơ bản của tiến trình học tập nghiên cứu sinh tiến sỹ của Viện Sốt rét – KST – CTTƯ, đề nghị nghiên cứu sinh các khóa và cán bộ hướng dẫn khoa học thực hiện.
|
Viện trưởng
Viện Sốt rét – KST – CTT Ư
PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng
|