Hội thảo triển khai hoạt động ngừng sử dụng thuốc uống dạng đơn chất chứa hoạt chất Artemisinin  9/9/2013 9:15:42 AM

Được sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương phối hợp với Cục quản lý Dược – Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo triển khai hoạt động ngừng sử dụng thuốc uống dạng đơn chất chứa hoạt chất Artemisinin

           Sốt rét kháng thuốc và đa kháng thuốc là vấn đề quan trọng, được quan tâm hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ kháng thuốc cao và kháng với nhiều loại thuốc. Artemisinin là thuốc điều trị đầu tay với ưu điểm: diệt KST nhanh, giảm sự hình thành giao bào, an toàn cho người sử dụng  Tuy nhiên tỷ lệ thất bại điều trị của thuốc tăng dần theo từng năm.  Có nhiều nguyên nhân gây kháng thuốc như: tăng áp lực thuốc, điều trị không đủ liều,  thuốc giả, thuốc kém chất lượng….


TS. Bùi Quang Phúc Trưởng Khoa Nghiên cứu điều trị sốt rét phát biểu khai mạc Hội thảo
 
           Được sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương phối hợp với Cục quản lý Dược – Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo triển khai hoạt động ngừng sử dụng thuốc uống dạng đơn chất chứa hoạt chất Artemisinin ngày 30/8/2013 tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương. Tham gia hội thảo có các đại diện của Bộ Y tế, WHO,Cục quản lý Dược, lãnh đạo của 3 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn và các đại diện các Sở y tế các tỉnh Bình Phước, Quảng Nam, Gia lai…, các công ty Dược Mekophar, Trapharco, Nam Hà….


TS. Trần Thanh Dương Viện trưởng Viện Sốt rét - KST - CT TƯ phát biểu tại Hội thảo
 
           Hội thảo đã cung cấp các thông tin cho thấy sốt rét đã kháng với artesunat tại Bình Phước, hiệu lực điều trị của thuốc Artesunat cũng đã giảm rõ rệt với Plasmodium falciparum trong những năm vừa qua tại Quảng Nam, Gia Lai, Việt Nam. Ngày24/5/2013 Cục quản lý Cục quản lý dược ra công văn số 7873/QLD-CL về việc ngừng sản xuất, sử dụng và thu hồi thuốc sốt rét dạng đơn chất có hoạt chất Artemisisnin, tuy nhiên vẫn thu thập được thuốc artesunat đơn thuần tại nhiều tình như Thanh Hóa, Điện Biên, Hà Tĩnh, Quảng Bình…. thậm chí  là thuốc Mekofan (Sulfadoxine + Pyrimethamine) – là  thuốc không khuyến cáo dùng từ năm 2003. Tình hình thuốc giả, thuốc kém chất lượng cũng là một vấn đế đáng lưu tâm, đặc biệt ở khu vực Miền trung, Tây nguyên với 13/209 mẫu  thuốc thu thập được phát hiện là thuốc giả, kém chất lượng chủ yếu là thuốc xách tay. Theo báo cáo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng côn trùng thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ thuốc sốt rét bị bán sai liều điều trị tại miền nam là 93% .

           Phát biểu ý kiến trong hội thảo đại diện của WHO TS. Scorro Escalante cho rằng Việt nam rất nỗ lực và đã thành công trong việc giảm tỷ lệ tử vong do sốt rét tuy nhiên tình hình kháng thuốc sốt rét tại Việt nam và các nước trong khu vực tiểu vùng Sông Mekong đã đã vượt ra khỏi ranh giới quốc gia, trở thành vấn đề toàn cầu. Mặc dù hiện nay chưa có thuốc chống sốt rét để thay thế Artemisinin nhưng nếu tiếp tục sản xuất và sử dụng đơn chất chứa hoạt chất Artemisinin chống sốt rét, kháng thuốc sẽ trở thành gánh nặng cho toàn cầu. WHO đã và đang phát triển dự án “thúc đẩy sản xuất thuốc trong nước”, hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển đổi sản xuất thuốc sốt rét từ dạng đơn chất sang thuốc phối hợp.

Kết quả hội thảo đã mang đến các thông tin bổ ích về tình hình sốt rét kháng thuốc cũng như chiến lược sử dụng  thuốc sốt rét trong tương lai.

BS. Nguyễn Vân Hồng - Khoa NCĐTSR

Thống kê truy cập

Đang online: 62

Số lượt truy cập: 22,989,243