Muỗi Phlebotomus papatasi
Với 500.000 người mắc bệnh và 50.000 người tử vong mỗi năm, Leishmania gây bệnh ở phủ tạng, đã trở thành chuyên gia giết người chỉ sau bệnh sốt rét. Các quốc gia Nam Á gồm Ấn Độ, Nepal và Bangladesh luôn hứng chịu sự tấn công của căn bệnh này.
Trung gian truyền bệnh là loài muỗi cát nhỏ bé Phlebotomus papatasi, Phlebotomus sergenti...
Người bị đốt thường không có cảm giác đau khi bị loài muỗi nhỏ bé này tấn công nhưng sau đó các cơ quan nội tạng, tủy xương của người bệnh sẽ bị tấn công từ từ. Căn bệnh này cũng đồng thời phá hủy các tế bào máu.
Những người bị mắc nếu không được điều trị, tỷ lệ gây tử vong chiếm tới 90% và bệnh nhân sẽ chết trong vòng 2 năm.
Leishmania, gây bệnh ở phủ tạng còn được gọi với cái tên "biến thể ký sinh HIV" vì mặc dù 2 căn bệnh này không liên quan tới nhau, nhưng chúng đều tấn công vào hệ miễn dịch của người bệnh.
Cây hi vọng nở hoa sau 26 năm ròng
Ông Steve Reed - nhà sáng lập Viện Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ cũng là người phát minh loại vắc-xin mới chống leishmania gây bệnh phủ tạng cho biết các nhà khoa học đã mất 26 năm để phát triển và bước đầu thử nghiệm giai đoạn I loại vắc-xin này trong những tuần tới.
Số 50.000 người chết mỗi năm người vì nhiễm bệnh Leishmania đã khiến nó trở thành căn bệnh gây tử vong do ký sinh trùng lớn thứ hai sau bệnh sốt rét. Thế nhưng những phương thuốc hiện đang được áp dụng chữa trị căn bệnh này bao gồm liệu pháp hóa học trị liệu đều quá đắt đỏ và độc hại cho bệnh nhân.
Thế nên loại vắc-xin mới có giá rẻ hơn rất nhiều, chỉ vài xu/liều và có thể loại trừ hoàn toàn căn bệnh nguy hiểm này sẽ là tin vui cho những người bệnh. Nếu những thử nghiệm giai đoạn I thành công, loại vắc-xin mới sẽ bắt đầu được phân bố rộng rãi ngay đầu năm 2013 tại Ấn Độ, Nepal và Bangladesh – 3 khu vực căn bệnh Leishmania hoành hành.
Nếu virus HIV biến đổi nhanh chóng thì loài muỗi gây bệnh Leishmania luôn ở trạng thái ổn định do đó các nhà nghiên cứu hy vọng phát triển một loại vắc-xin ngừa bệnh hữu hiệu.
Tuy nhiên sinh vật truyền bệnh Leishmania lại phức tạp hơn virus rất nhiều bởi chúng có rất nhiều gene, do đó việc sản xuất vắc-xin ngừa bệnh là một việc không dễ dàng.
Muỗi cái Phlebotomus sergenti
Năm 1978, lần đầu tiên tại Việt Nam, Bệnh viện 103 - Học viện Quân Y đã phát hiện được bệnh Leishmania ở các phủ tạng như não, gan, lách, tim, phổi... trên một bệnh nhân đã tử vong. Nữ bệnh nhân này từng làm việc tại Lục Nam, Bắc Giang nhưng quê quán ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Cũng chính tại Cẩm Giàng, Hải Dương; Bộ môn Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng của Học viện Quân Y đã điều tra, nghiên cứu và bắt được loài muỗi cát truyền bệnh ở đây.
Năm 1984, Bệnh viện Nhi Thụy Điển cũng đã phát hiện được trường hợp một bệnh nhân 6 tuổi mắc bệnh Leishmania phủ tạng. Sau khi bệnh nhi tử vong, đã tìm thấy ký sinh trùng Leishmania ở gan, lách, phổi, hạch...
Tiếp theo vào năm 2001, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển tại Uông Bí, Quảng Ninh cũng đã phát hiện 3 bệnh nhân bị mắc bệnh Kala-azar với triệu chứng điển hình của bệnh Leishmania phủ tạng như có gan to, lách to, rối loạn tiêu hóa và sốt kéo dài.
Về trung gian truyền bệnh Leishmania ở Việt Nam, theo các nhà khoa học Raynal và Gaschen (1934 - 1935), Quate (1962) đã xác định có 11 loài muỗi cát ở một số địa điểm thuộc các tỉnh như Quảng Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Khánh Hòa, Quảng Ngãi... Trong số các loài muỗi cát phát hiện tại nước ta, loài muỗi cát Phlebotomus sergenti là loài được xác định có vai trò truyền bệnh Leishmania.
|
Nguồn http://news.go.vn