C. neoformans xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Không có bằng chứng nào chứng tỏ có sự lây truyền từ người này sang người khác. Trong 2/3 trường hợp bệnh nhân còn miễn dịch đầy đủ, nhiễm trùng khu trú tại phổi.
Nhiễm Cryptococcus spp tại phổi có thể đưa đến:
* Những nốt xơ dưới màng phổi, thường có đường kính dưới 1cm
* Torulomas” hay những thương tổn u hạt lớn có đường kính từ 6cm trở lên, thường sền sệt, có thể hoại tử trung tâm và tạo hang.
* Khối mờ không rõ ràng hay “khối mờ thâm nhiễm”
* Và các nốt kê rải khắp hai phổi do sự phù, hoại tử lan tỏa và xuất huyết làm đầy những phế nang và khí đạo.
Về phương diện vi thể, vi sinh vật này kích thích một phản ứng mô bào và tế bào lớn tiên phát. Nó thường có thể xác định ở mô với những chất nhuộm đặc biệt (periodic acid-Schiff, alcian blue, mucicarmine) nhưng không thấy được trên các lát cắt nhuộm bằng hematoxylin-eosin.
1. Triệu chứng lâm sàng:
Biểu hiện lâm sàng của nhiễm nấm rất khác nhau. Người ta cho rằng thường có sự nhiễm nấm ở phổi không triệu chứng. Tuy nhiên, việc thiếu những công cụ về dịch tễ học (ví dụ như thử nghiệm da) làm cho việc chứng minh gặp khó khăn.
Những triệu chứng này có thể cấp hoặc bán cấp, bao gồm ho, đàm (hiếm khi có máu), khó chịu ở ngực, và sốt nhẹ. Mặc dù vậy, nhiễm nấm ở phổi thì thường không triệu chứng. Khám lâm sàng có thể phát hiện được các ran, ran ngáy và các dấu hiệu đông đặc phổi.
2. Triệu chứng cận lâm sàng:
Các bất thường trên phim X-quang phổi thường xuất hiện như một hay nhiều tổn thương dạng khối (thường bị chẩn đoán lầm với cacxinôm phế quản nguyên phát). Các thương tổn thường ở ngoại biên, hay gặp nhất ở thùy dưới. Chúng có thể tạo hang (10-15%) và bội nhiễm các loại nấm khác hoặc, hiếm khi, với vi trúng lao.
Các bất thường trên phim X-quang cũng có thể gồm nhiều nốt không có ranh giới rõ rệt, khu trú trong một phân thùy hoặc phân bố rải rác hay gồm một hoặc nhiều đám thâm nhiễm. Một số nhỏ tạo hình ảnh “phức hợp nguyên thủy” bao gồm thương tổn ở phổi, nốt liên quan ở rốn phổi như một trường hợp lao sơ nhiễm. Hiếm gặp tràn dịch màng phổi, kết hợp với thương tổn nhu mô hoặc như một phát hiện riêng biệt. Đây là tràn dịch tiết với đáp ứng tế bào lymphô nguyên phát.
Nguy cơ lan tràn xảy ra lớn nhất ở những cá nhân có sẵn các bệnh lý làm giảm miễn dịch qua trung gian tế bào (ví dụ như AIDS, bệnh Hodgkin, u lymphô, bệnh bạch cầu, Sarcoidosis, điều trị steroid). Với sự gia tăng số bệnh nhân suy giảm miễn dịch, đặc biệt với dịch AIDS, số bệnh nhân mắc Cryptococcus sẽ gia tăng một cách đáng kể. 75% số trường hợp lan tràn xảy ra ở những người nhiễm HIV.
3. Chẩn đoán:
Chẩn đoán nhiễm C. neoformans dựa vào sự hiện diện vi nấm này trong dịch hay mô cơ thể. Cấy đàm, dịch não tủy, hay máu dương tính. Có thể xác định các kháng nguyên C. neoformans nhờ xét nghiệm ngưng kết latex, nhưng một kết quả dương tính như vậy cũng có thể gặp ở những người có nấm định cư mà không gây bệnh.
4. Điều trị:
* Amphotericine toàn thân 0,3 mg/kg/ngày.
* Flucytosine 150 mg/kg/ngày, dùng mỗi 6 giờ.
* Flucytosine được thay thế bằng urocytosine, có thể gây đọc tính đáng kể.
Ở những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch trầm trọng, đặc biệt là với bệnh nhân AIDS, người ta có thể dùng fluconazole điều trị duy trì để phòng ngừa sự tái phát.
TS. Cao Bá Lợi - Sưu tầm
Nguồn: Giảng đường y khoa