Tên đề tài luận án: “Thực trạng, nguy cơ nhiễm Candida sp, Trichomonas vaginalis đường sinh dục ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ và hiệu quả điều trị, giáo dục sức khoẻ (2011–2013)”.
Chuyên ngành: Ký sinh trùng
Mã số: 62 72 01 16
Nghiên cứu sinh: Vũ Đức Bình
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng 2. GS. TS. Nguyễn Thanh Long
Cơ sở đào tạo: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương
Mục tiêu, đối tượng và địa điểm nghiên cứu:
Mục tiêu :Xác định thực trạng nhiễm Candida sp và Trichomonas vaginalis đường sinh dục ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (18 - 49) đã có chồng tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ, 2011-2013. Xác định một số yếu tố liên quan nhiễm Candida sp và Trichomonas vaginalis đường sinh dục. Đánh giá hiệu quả điều trị và giáo dục sức khoẻ 2011 – 2013.
Đối tượng nghiên cứu: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 18 đến 49 tuổi, đã có chồng đang sống và làm việc tại địa phương, tình nguyện tham gia nghiên cứu.
Địa điểm nghiên cứu: 3 xã Tề Lễ, Quang Húc và Thọ Văn huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích và nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đánh giá trước -sau.
Kết luận
1. Thực trạng nhiễm trùng đường sinh dục do nấm Candida sp và Trichomonas vaginalis ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (18-49) đã có chồng tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ.
Tỷ lệ phụ nữ có hội chứng lâm sàng đường sinh dục là: 78,95%
Tỷ lệ phụ nữ nhiễm Candida sp 25,37%; T. vaginalis chiếm 5,1%
Tỷ lệ nhiễm Candida sp và T. vaginalis đường sinh dục là 30,5%
Tỷ lệ nhiễm nấm Candida sp xác định bằng kỹ thuật PCR với cặp mồi chung ITS1-ITS4 là 74,19% và đã xác định đươc 5 loài nấm đường sinh dục bao gồm: Nấm C. glabrata chiếm 43,5%, C. tropical chiếm 34,8% và C. parapsilosis 2,8 %, C. krusei 4,3%, C. albicans là 16,3%.
2. Một số yếu tố liên quan nhiễm trùng đường sinh dục do nấm Candida sp và Trichomonas vaginalis
Tỷ lệ hiểu biết đúng về sử dụng bao cao su phòng tránh bệnh do nấm Candida sp và Trichomonas vaginalis là 72,30%; Chung thủy vợ chồng là 80,0%; Vệ sinh sinh dục hằng ngày 88,07%; Vệ sinh kinh nguyệt 86,53%; Khám phụ khoa thường kỳ 57,30%.
43,0% số phụ nữ có thái độ ứng xử chưa đúng khi bị mắc bệnh và 13,0% số phụ nữ không có thái độ gì đối với bệnh tật của bản thân.
Tỷ lệ phụ nữ không đi khám và điều trị ở bất cứ cơ sở y tế nào 5,8%; 34,2% tự mua thuốc điều trị
Ngâm mình dưới nước khi lao động (p < 0,01) và cách vệ sinh đường sinh dục có liên quan chặt chẽ tới bệnh đường sinh dục (p < 0,05); Đặt dụng cụ tử cung (p < 0,01) và nạo hút thai trên 3 lần có liên quan chặt trẽ với tình trạng nhiễm bệnh đường sinh dục (p < 0,05).
3. Hiệu quả điều trị và truyền thông giáo dục sức khoẻ
- Hiệu quả điều trị ca bệnh
+ Tỷ lệ nhiễm nấm Candida sp và T. vaginalis bằng thuốc đặt âm đạo giảm nhanh từ 97,0% sau 10 ngày điều trị xuống còn 83,3% sau 6 tháng và 56,0% sau 18 tháng can thiệp với p < 0,01.
- Truyền thông can thiệp tại cộng đồng
Tỷ lệ hiểu biết nạo hút thai là nguyên nhân gây bệnh tăng từ 19,6% so với lên 34,6% và 37,3%; Tỷ lệ hiểu biết nguyên nhân gây bệnh do sử dụng nguồn nước bẩn tăng 19,4% lên 30,0% và 35,8%; Tỷ lệ hiểu biết do mất vệ sinh trong sinh hoạt tình dục tăng từ 23,8% lên 28,0 và 37,3%; Đặc biệt tỷ lệ người không còn giấu bệnh có tâm sự với người thân khi bị bệnh đã tăng lên nhanh chóng 41,1% tăng lên 73,8% và 77,7%
Tỷ lệ phụ nữ có thực hành khám, điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe sinh sản cải thiện từ 57,7% tăng lên 86,1% và 92,3%; Đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế của Nhà nước tăng từ 49,2% lên 75,0% và 80,0%; Vệ sinh cải tạo nguồn nước tăng từ 53,5% lên 79,6% và 81,5%; Thay đổi cách vệ sinh đường sinh sản đúng tăng từ 50,0% lên 88,0% và 91,1%.
NCS Vũ Đức Bình chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án tiến sĩ