Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Phúc bảo vệ thành công luận án tiến sĩ  4/9/2015 2:25:33 PM

Ngày 10/3/2015 tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Thị Hồng Phúc đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện chuyên ngành Ký sinh trùng và Côn trùng Y học, mã số 62.72.01.16. Với đề tài “ Thực trạng hoạt động điểm kính hiển vi và hiệu quả một số biện pháp nâng cao chất lượng phát hiện ký sinh trùng sốt rét tại khu vực Tây Bắc (2011-2012)”.

   
NCS Nguyễn Thị Hồng Phúc bảo vệ luận án tiến sĩ

Tên đề tài luận ánThực trạng hoạt động điểm kính hiển vi và hiệu quả một số biện pháp nâng cao chất lượng phát hiện ký sinh trùng sốt rét tại khu vực Tây Bắc (2011-2012).

Chuyên ngành:                    Ký sinh trùng và Côn trùng Y học

Mã số:                                   62 72 01 16

Nghiên cứu sinh:                 Nguyễn Thị Hồng Phúc

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1.     PGS. TS. Lê Xuân Hùng             2. PGS. TS. Nguyễn Ngọc San

Cơ sở đào tạo: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương

 Mục tiêu, đối tượng và địa điểm nghiên cứu:  Nghiên cứu được thực hiện tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.  Là địa bàn hiện còn lưu hành sốt rét vừa và nặng ở các tỉnh Miền Bắc. Mục tiêu mô tả thực trạng hoạt động điểm kính hiển vi tại các tỉnh khu vực Tây Bắc.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu can thiệp có không can thiệp:

+ Không can thiệp so sánh trước và sau tại các ĐKHV can thiệp

+ Đánh giá so sánh với các ĐKHV khác thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, Lào Cai,   Hòa Bình.

+ Đánh giá hiệu quả của các biện pháp sau 6 tháng, sau 12 tháng và sau 18 tháng tiến hành các biện pháp can thiệp.

Kết quả

        Sau 18 tháng áp dụng các biện pháp can thiệp cho 15 điểm kính hiển vi gồm: Đào tạo, cung cấp hóa chất, dụng cụ xét nghiệm và tăng cường kiểm tra đánh giá, kết quả cho thấy:

-         Tỷ lệ làm tiêu bản giọt dày và giọt mỏng không đạt yêu cầu của xét nghiệm viên nhóm can thiệp đã giảm từ 44,0% xuống còn 12,0% so với nhóm chứng 76,67 % xuống 29,33% (p<0,05).

-         Tỷ lệ pha mẫu Giemsa và nhuộm lam không đạt yêu cầu giảm từ 76,67% xuống còn 10,0 % và nhóm chứng 56,0% còn 17,33 % như vậy giảm hơn nhiều so với nhóm không can thiệp (p<0,05).

-         Tỷ lệ lam soi sai giảm so với trước khi can thiệp từ 44,0 % giảm xuống còn 20,66 % (p < 0,05), tỷ lệ lam soi sai ở nhóm chứng còn 42,0%, như vậy nhóm can thiệp giảm rõ rệt so với nhóm không can thiệp (p < 0,05).

-         Có 93,3 % kết quả xét nghiệm được trả lời sớm trong vòng 2 giờ, kết quả trả lời sớm trong vòng 2 giờ cao hơn so với nhóm không can thiệp (p < 0,05)

-         100,0 % điểm kính hiển vi gửi lam kiểm tra lên tuyến trên hàng tháng theo quy định của chương trình, tốt hơn so với nhóm không can thiệp (p < 0,05).


NCS Nguyễn Thị Hồng Phúc chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án tiến sĩ

Thống kê truy cập

Đang online: 62

Số lượt truy cập: 22,671,956