NCS Trần Quang Phục bảo vệ luận án tiến sĩ
Sáng 18/07/2019 tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, nghiên cứu sinh Trần Quang Phục đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện chuyên ngành Ký sinh trùng Y học, mã số 62.72.01.16. Với đề tài "Nghiên cứu đặc điểm nhiễm Orientia tsutsugamushi ấu trùng mò tại khu vực Tây Bắc và chế tạo bộ sinh phẩm phát hiện”
Tên đề tài luận án: " Nghiên cứu đặc điểm nhiễm Orientia tsutsugamushi ấu trùng mò tại khu vực Tây Bắc và chế tạo bộ sinh phẩm phát hiện”.
Chuyên ngành: Ký sinh trùng Y học
Mã số: 62 72 01 16
Nghiên cứu sinh: Trần Quang phục
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Văn Ba 2. PGS. TS. Lê Thành Đồng
Cơ sở đào tạo: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương
Mục tiêu, đối tượng, địa điểm nghiên cứu:
Điều tra cắt ngang bằng xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể kháng Orientia tsutsugamushi cho 1.520 người tại 30 xã của 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu phát hiện thấy tỷ lệ người có kháng thể kháng Orientia tsutsugamushi chung là 12,17% (185/1520), trong đó ở nữ 13,54% (98/724) và nam là 10,93% (87/796); Tỷ lệ cao hơn ở nhóm tuổi 41-50 (23,01%) và nhóm người làm ruộng (24,68%). Tỷ lệ người có kháng thể kháng Orientia tsutsugamushi tại Hòa Bình 16,72% (55/329), Sơn La 9,05% (39/431), Điện Biên 14,42% (63/437) và Lai Châu 8,67% (28/323).
Điều tra hồi cứu bệnh án 230 bệnh nhân số mò điều trị tại bệnh viện đa khoa của 4 tỉnh trên từ 01/01/2016 – 31/12/2017.
Sử dụng công nghệ khuếch đại bằng nhiệt Recombinase Polymerase Amplification chế tạo bộ sinh phẩm chẩn đoán bệnh sốt mò.
Kết luận, tính mới của luận án
Luận án đã đánh giá thực trạng người nhiễm tác nhân O.tsutsugamushi gây bệnh sốt mò, trung gian truyền bệnh sốt mò và tỷ lệ nhiễm O.tsutsugamushi ở trung gian truyền bệnh tại 4 tỉnh Tây Bắc là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.
Bộ sinh phẩm chẩn đoán bệnh sốt mò sử dụng công nghệ khuếch đại bằng nhiệt Recombinase Polymerase Amplification sản xuất tại Việt Nam. Xét nghiệm không cần máy luân nhiệt, có tính ứng dụng cao, thích hợp triển khai tại thực địa. Trên cơ sở thành công của đề tài, có thể mở rộng ứng dụng công nghệ này chế tạo bộ kit phát hiện các mầm bệnh truyền nhiễm khác.
NCS Trần Quang Phục chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án tiến sĩ