Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Liên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ  4/17/2020 2:58:38 PM

 
NCS Nguyễn Thị Hồng Liên bảo vệ luận án tiến sĩ

Sáng 20/02/2019 tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Liên đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện chuyên ngành Ký sinh trùng Y học, mã số 62.72.01.16. Với đề tài " Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun xoắn (Trichinella spp.) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và hiệu quả biện pháp can thiệp (2015-2017)

Tên đề tài luận ánNghiên cứu thực trạng nhiễm giun xoắn (Trichinella spp.) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và hiệu quả biện pháp can thiệp (2015-2017).

Chuyên ngành:                    Ký sinh trùng Y học

Mã số:                                   62  72  01  16

Nghiên cứu sinh:                 Nguyễn Thị Hồng Liên

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1.     PGS. TS. Nguyễn Bá Quang             2. PGS. TS. Nguyễn Thu Hương

Cơ sở đào tạo: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương

Mục tiêuđối tượng, địa điểm nghiên cứu:

-    Nghiên cứu được tiến hành tại 4 tỉnh miền Bắc (Yên Bái, Sơn La, Điện Biên và Thanh Hóa) nơi đã từng có báo báo về các trường hợp người nhiễm giun xoắn. Mỗi tỉnh chọn chủ đích 1 huyện gồm 1 xã đã từng có dịch giun xoắn và 4 xã giáp ranh chưa có dịch. Thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2017

Phương pháp nghiên cứu:

-   Tiến hành nghiên cứu ngang mô tả có phân tích và can thiệp cộng bằng truyền thông phòng chống bệnh giun xoắn trên người và động vật trong hai năm 2015-2016.

Kết luận, tính mới của luận án

1.    Tình trạng nhiễm giun xoắn trên người và động vật tại các điểm nghiên cứu năm 2015

          Tỷ lệ nhiễm giun xoắn chung trên người ở Điện Biên là 10,5%, cả 5/5 xã đều có người nhiễm giun xoắn. Tỷ lệ nhiễm giun xoắn tại Sơn La là 9,8%, cả 5/5 xã đều có người nhiễm giun xoắn. Tại Thanh Hóa tỷ lệ nhiễm chung thấp 1,4%. Không phát hiện được trường hợp nào nhiễm  giun xoắn tại tỉnh Yên Bái. Tỷ lệ nhiễm giun xoắn trên người chung cho cả 4 tỉnh nghiên cứu là tương đối thấp 5,2%. Tỷ lệ nhiễm giun xoắn ở nữ là 5,9% cao hơn nam nhiễm 3,8% có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ tăng bạch cầu ái toan ở nhóm người bị nhiễm giun xoắn là 25,9% cao hơn ở nhóm người nhiễm giun xoắn mà không tăng bạch cầu ái toan có tỷ lệ là 3,9%.

          Tỷ lệ nhiễm giun xoắn ở lợn nuôi rất thấp, tỷ lệ nhiễm chung ở lợn của 4 tỉnh là 0,12% (1/860 lợn). Chỉ phát hiện được một con lợn nhiễm giun xoắn tại Sơn La với tỷ lệ 0,47%.Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun xoắn ở chuột cũng rất thấp, tỷ lệ nhiễm chung ở chuột tại 4 tỉnh là 0,12% (1/860 chuột). Chỉ phát hiện được 1 con chuột tại Sơn La mang ấu trùng giun xoắn với tỷ lệ là 0,47%.

Mẫu giun xoắn thu được trên chuột tại tỉnh Sơn La được xác định Trichinella spiralis bằng kỹ thuật sinh học phân tử và thẩm định, giải trình tự gen.

2.    Một số yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm giun xoắn ở người

          Người ăn thịt thú rừng có nguy cơ nhiễm giun xoắn cao gấp 3,3 lần so với người không ăn thịt thú rừng. Người ăn thịt lợn sống, tái có nguy cơ nhiễm giun xoắn cao gấp 3,4 lần và 2,4 lần so với người không ăn thịt lợn sống, tái. Có mối liên quan với cách chế biến thịt lợn sống, ăn món lạp có nguy cơ nhiễm giun xoắn cao gấp 9,1 lần so với các món khác. Người không biết về bệnh giun xoắn, không biết tác hại của bệnh và không biết cách phòng chống bệnh giun xoắn có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn người biết tương ứng là 3,33 lần, 3,8 lần và 5,0 lần. Những người ở gia đình có lợn nuôi thả rông có nguy cơ nhiễm giun xoắn cao gấp 2,7 lần gia đình có lợn nuôi nhốt. Những người ở gia đình có nuôi lợn trên 1 năm tuổi cũng có nguy cơ nhiễm giun xoắn cao hơn 1,2 lần so với gia đình có lợn nuôi dưới 1 năm.

3.    Hiệu quả can thiệp cộng đồng bằng truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh giun xoắn

          Tỷ lệ người nhiễm giun xoắn sau can thiệp giảm 20% (180 người so với 225 người trước can thiệp). Hiểu biết về bệnh giun xoắn tăng từ 16,1% lên 60,7% ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng tăng từ 16,5% lên 30,3%; hiệu quả can thiệp là 193,4%. Thói quen ăn thịt lợn tái, sống giảm ở nhóm can thiệp từ 19,1% xuống còn 5,8% so với nhóm chứng giảm từ 18,2% xuống 13,8%; hiệu quả can thiệp 45,5%. Tình trạng nuôi lợn thả rông giảm ở tỉnh can thiệp từ 70,9% xuống còn 60,5% so với tỉnh đối chứng giảm từ 76,4% xuống 73,2% với hiệu quả can thiệp là 22,1%.


NCS Nguyễn Thị Hồng Liên chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
 


 

Thống kê truy cập

Đang online: 364

Số lượt truy cập: 23,011,746