NCS Nguyễn Thị Thanh Huyền bảo vệ luận án tiến sĩ
Sáng ngày 19/07/2018 tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Thị Thanh Huyền đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện chuyên ngành Dịch tễ học, mã số 9 72 01 17. Với đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ nhiễm sán lá gan nhỏ và hiệu quả can thiệp tại một số điểm thuộc tỉnh Bắc Giang và Bình Định năm 2016-2017”.
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ nhiễm sán lá gan nhỏ và hiệu quả can thiệp tại một số điểm thuộc tỉnh Bắc Giang và Bình Định năm 2016-2017”.
Chuyên ngành: Dịch tễ học
Mã số: 9 72 01 17
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Thu Hương 2. PGS. TS. Nguyễn Thị Hương Bình
Cơ sở đào tạo: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương
Mục tiêu, đối tượng và địa điểm nghiên cứu:
- Mô tả một số đặc điểm dịch tễ nhiễm SLN và yếu tố liên quan tại một số xã thuộc 2 tỉnh Bắc Giang và Bình Định năm 2016.
- Xác định loài SLN tại điểm nghiên cứu bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
- Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng điều trị đặc hiệu nhiễm SLN kết hợp với truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng.
- Đối tượng là người dân từ 16 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, nghề nghiệp, dân tộc sống tại điểm nghiên cứu, tự nguyện tham gia nghiên cứu được xét nghiệm trứng và SLN trưởng thành.
- Điều tra trùng SLN trên cá
- Điều tra ấu trùng SLN trên cá trên nước ao/hồ nuôi cá.
- Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại 06 xã, bao gồm 03 xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang là xã Châu Minh, Mai Trung và Hoàng Vân; 03 xã thuộc huyền Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là xã Mỹ Thọ, Mỹ Thành và Mỹ Chánh.
Tại phòng thí nghiệm khoa Sinh học phân tử, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương; phòng thí nghiệm Vi sinh vật, Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh thực phẩm Quốc gia và phòng thí nghiệm Học viện quân y.
Phương pháp nghiên cứu:
Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu:
- Kỹ thuật Kato-Katz
- Kỹ thuật phỏng vấn KAP
- Kỹ thuật lọc, cô đặc mẫu nước
- Kỹ thuật tiêu cơ cá
- Xác định tỷ lệ nhiễm SLN trên đối tượng nghiên cứu
- Một số yếu tố liên quan đến nhiễm SLN
- Tách chiết ADN
- Kỹ thuật real-time PCR theo phương pháp Taqmqn để xác định O. Viverrini và C. Sinensis
- Kỹ thuật real-time PCR theo phương pháp phân tích nhiệt độ nóng chảy để xác định O.viverrini và C. Sinensis
- Kỹ thuật PCR xác định H. Taichui và H. Pumilio
- Kỹ thuật giải trình tự thẩm định loài
- Tinh sạch sản phẩm PCR bằng kit Wizard SV Gel and PCR clear-UP System (Promega – Mỹ)
- Tiến hành can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe
- Can thiệp bằng điều trị đặc hiệu bằng thuốc praziquantel.
Kết quả và tính mới của luận án
- Đánh giá được thực trạng nhiễm SLN trong cộng đồng dân cư tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định và công bố số liệu nhiễm SLN các điểm nghiên cứu vào bản đồ dịch tễ nhiễm SLN của Việt Nam
- Phát hiện gợi ý sự có mặt SLN Clonorchis sinensis tại Bình Định.
Đánh giá được một phần thực trạng ô nhiễm ấu trùng SLN và định danh ấu trùng SLN trong nước tại điểm nghiên cứu.
NCS Nguyễn Thị Thanh Huyền chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án tiến sĩ