Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Chung bảo vệ thành công luận án tiến sĩ  6/17/2016 3:59:42 PM


NCS. Nguyễn Thị Thanh Chung bảo vệ luận án tiến sĩ

Sáng ngày 27/05/2016 tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Thị Thanh Chung đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện chuyên ngành Côn trùng học, mã số 62  42  01  16. Với đề tài Nghiên cứu sự thay đổi thành phần loài, một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của muỗi truyền bệnh sốt rét tại một số địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu (2000 - 2013).    

Tên đề tài luận ánNghiên cứu sự thay đổi thành phần loài, một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của muỗi truyền bệnh sốt rét tại một số địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu (2000 - 2013).

Chuyên ngành:                    Côn trùng học

Mã số:                                   62  42  01  16

Nghiên cứu sinh:                 Nguyễn Thị Thanh Chung

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1.     PGS. TS. Hồ Đình Trung             2. TS. Nguyễn Thị Hương Bình

Cơ sở đào tạo: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương

 Mục tiêu, đối tượng và địa điểm nghiên cứu:  

Mục tiêu :

-         Xác định thành phần loài, mật độ, một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của muỗi Anopheles.

-         Đánh giá mối tương quan với 3 yếu tố khí hậu.

-         Đề xuất biện pháp giám sát, phòng chống muỗi truyền bệnh SR

Đối tượng và phương pháp:

-         Đối tượng nghiên cứu các loài muỗi Anopheles, dân cư, một số yếu tố khí hậu tại điểm nghiên cứu.

-         Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu và nghiên cứu ngang mô tả. 

Kết luận

Thành phần loài, mật độ, đặc điểm sinh học, sinh thái và vai trò truyền bệnh của một số loài muỗi đã được xác định là véc tơ truyền  sốt rét tại 3 điểm nghiên cứu

Thành phần loài Anopheles

- Tại Vân Am (Ngọc Lặc, Thanh Hóa): Giai đoạn 2000-2012:  Có mặt 13 loài  Anopheles, trong đó có  02 loài  truyền SR  chính là An. dirus và An. minimus. Năm 2013: Có mặt 11 loài  Anopheles, trong đó có  01 loài  truyền SR  chính là An. minimus.

- Tại Tân Xuân (Đồng Xoài, Bình Phước): Giai đoạn 2000-2012: Có mặt  16 loài  Anopheles, trong đó có 02  loài  truyền SR  chính là An.dirus và An. minimus.Năm 2013: Có mặt 9 loài Anopheles, trong đó có 02 loài  truyền SR chính là An. dirus và An. minimus.

- Tại Phong Phú (Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh): Giai đoạn 2000-2012: Có mặt 4 loài  Anopheles, trong đó có 01 loài truyền SR  chính là An.epiroticus. Năm 2013: Có mặt 3 loài Anopheles, trong đó có 01 loài  truyền SR chính là An.epiroticus.

Mật độ các loài muỗi truyền  SR trong điều tra cắt ngang năm 2013

- Tại Vân Am (Ngọc Lặc, Thanh Hóa):không thu thập được An.dirus.

+ An.minimus: Chỉ bắt bằng bẫy đèn trong nhà với mật độ 0,20 con/đèn/đêm và soi chuồng gia súc ban đêm với mật độ 0,51 con/chuồng/đêm.

- Tại Tân Xuân (Đồng Xoài, Bình Phước): Không thu thập được An.dirus bằng các phương pháp điều tra: Mồi người trong nhà; Soi trong nhà ban ngày; Bẫy đèn trong nhà; Mồi người ngoài nhà: 0,06 con/người/đêm; Soi chuồng gia súc ban đêm: 0,16 con/chuồng/đêm.

An.minimus: Thu thập được bằng bẫy đèn trong nhà với mật độ 0,20 con/đèn/đêm và soi chuồng gia súc ban đêm với mật độ 0,51 con/chuồng/đêm.

- Tại Phong Phú (Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh): An.epiroticus thu thập bằng phương pháp: Mồi người trong nhà và mồi người ngoài nhà mật độ tương ứng là 15,2 và 11,6 con/người/đêm.

Đặc điểm sinh học, sinh thái:

- Tại Vân Am (Ngọc Lặc, Thanh Hóa): Tỷ lệ muỗi hút máu người thấp thay đổi từ 1,95 % đến 6,9%. Tỷ lệ muỗi hút máu động vật lên tới trên 90% (93,1% - 98,05%). An. minimus có đỉnh đốt mồi sớm từ 20-21 giờ. Muỗi không có tập tính trú đậu tiêu máu trong nhà

- Tại Tân Xuân (Đồng Xoài, Bình Phước): Muỗi có tỷ lệ hút máu động vật rất cao giao động từ 78,26% đến 95,24%. Tỷ lệ hút máu người của hai loài muỗi An. dirus và An. minimus giao động từ 16% đến 21%. Muỗi có đỉnh đốt mồi từ cao từ 21-23 giờ. Muỗi không có tập tính trú đậu tiêu máu trong nhà.

- Tại Phong Phú, (Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh): Tỷ lệ muỗi hút máu người cao từ 67% đến 70%.An. epiroticus có tập tính đốt mồi suốt đêm và hoạt động đốt mồi sớm: 18 - 19 giờ, đỉnh đốt mồi muộn từ 23-24 giờ. Muỗi có tập tính trú đậu tiêu máu trong nhà ban ngày.

Vai trò truyền bệnh

+ Phân tích 3515 mẫu muỗi trong đó có 137 mẫu muỗi An.minimus, 30 mẫu muỗi An. dirus và 2519 An. epiroticus  tại 3 điểm nghiên cứu nhưng không phát hiện được trường hợp nào nhiễm ký sinh trùng sốt rét.

Mối tương quan giữa muỗi truyền sốt rét với một số yếu tố khí hậu tại 03 điểm nghiên cứu.

Mối tương quan giữa muỗi truyền sốt rét với nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa qua số liệu hồi cứu giai đoạn 2000-2012   

Tại Vân Am, Ngọc Lặc, Thanh Hóa: số lượng muỗi có mối tương quan chặt với yếu tố lượng mưa và nhiệt độ, với R2: 0,748 đến  0,994. Tại Tân Xuân, Đồng Xoài, Bình Phước: An. minimus  có mối tương quan chặt với độ ẩm, với lượng mưa và nhiệt độ ở mức trung bình. An. dirus, An. sinensis có mối tương quan rất chặt với cả 03 yếu tố khí hậu.

- Tại Phong Phú, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh: An. epiroticus có mối tương quan chặt với yếu tố lượng mưa. Không có mối tương quan với yếu tố độ ẩm và nhiệt độ.

Mối tương quan giữa muỗi truyền sốt rét với nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa qua số liệu điều tra năm 2013

Tại Vân Am, Ngọc Lặc, Thanh Hóa: Tất cả các loài muỗi truyền bệnh đều có mối tương quan thuận với yếu tố lượng mưa, với R2 thay đổi từ mức chặt 0,416 đến rất chặt 0,962; không có mối tương quan với yếu tố độ ẩm. Tại Tân Xuân, Đồng Xoài, Bình Phước: Các loài muỗi truyền bệnh có mối tương quan từ chặt đến rất chặt với yếu tố độ ẩm và nhiệt độ,với R2 thay đổi từ mức 0,483 đến 0,988. Tại Phong Phú, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh: An. epiroticus có mối tương quan chặt với độ ẩm và lượng mưa, với R2 thay đổi từ 0,714 đến 0,997.


NCS Nguyễn Thị Thanh Chung chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
 

Thống kê truy cập

Đang online: 56

Số lượt truy cập: 22,669,893