Danh sách các bài báo đăng trên tạp chí PCSR số 01 năm 2013  5/10/2013 2:11:41 PM

1.   NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH PEMPHIGUS ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI BỆNH 2012 TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG        
Cao Bá Lợi1, Cấn Xuân Lương2, Trần Lan Anh, Nguyễn Thị Minh Hoa và CS
1.Viện Sốt rét- KST- CTTƯ
2.Bệnh viện Da liễu TƯ

Tóm tắt:
            Một nghiên cứu đã được tiến hành năm 2012 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Có 62 bệnh nhân đã được phỏng vấn nhằm phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của bệnh Pemphigus đến chất lượng cuộc sống người bệnh, kết quả cho thấy:
 Có 65,0% số bệnh nhân có triệu chứng rất đau, nhức, ngứa. 90,0% số bệnh nhân cho rằng có ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống hằng ngày của người bệnh như: Các hoạt động mua sắm, chăm sóc nhà cửa 89,0%, có ảnh hưởng rất nhiều tới trang phục của người bệnh. 70,5% ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt và thể dục thể thao. 79,0% ảnh hưởng rất nhiều tới công việc và học tập, 79,0% bị người thân và gia đình xa lánh, phân biệt đối xử. Có 100,0% số bệnh nhân cho rằng có ảnh hưởng các mức độ khác nhau đến đời sống tình dục trong đó: Mặc cảm trong sinh hoạt tình dục 33,0%, e ngại trong sinh hoạt tình dục 41,5,0%, giảm hứng thú 25,5%. Bệnh Pemphigus gây mất nhiều thời gian, tốn nhiều tiền, ảnh hưởng đến người thân trong gia đình, thay đổi sinh hoạt của bản thân với các tỷ lệ tương ứng 92,5%, 90,0%, 80,0% và 98,7%.
 
2.   KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH SỐT RÉT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI NHỮNG VÙNG SỐT RÉT LƯU HÀNH VÀ VÙNG SỐT RÉT NGUY CƠ QUAY TRỞ LẠI NĂM 2012 TỈNH SƠN LA”      
 
Nguyễn Văn Sơn1, Lường Minh Thắng,                     
 
 
Bùi Đăng Dương, Phạm Thị Chiến và CS
1.Trung tâm PCSR-KST-CT tỉnh Sơn La

Tóm tắt
             Điều tra phỏng vấn 3.007 người dân tại 30 xã bao gồm 15 xã thuộc vùng sốt rét lưu hành (SRLH) và 15 xã thuộc vùng sốt rét nguy cơ quay trở lại (SRNSQTL), kết quả cho thấy: Tỷ lệ người dân hiểu đúng nguyên nhân sốt rét (NNSR): 86,2%. Về giới tính ở vùng SRLH hiểu kém hơn vùng SRNCQTL (Vùng SRLH 68,7%-92,3%, vùng SRNCQTL 87,2%-96,9%). Về văn hóa, 95,9% người biết chữ ở vùng SRLH và 97,8% ở vùng SRNCQTL hiểu đúng NNSR. Về dân tộc, vùng SRLH hiểu đúng NNSR đối với dân tộc Thái 85,6%, Kinh 75%, La Ha 73,9%, Mường 63,7%, Mông 62,3%; vùng SRNCQTL: dân tộc Thái 91,1%, Mường 99,5%, Kinh 91,7%. Về nghề nghiệp, ở vùng SRLH hiểu đúng NNSR ở học sinh 93,2%, nông dân 78,8% và nghề khác 96%; Vùng SRNCQTL: học sinh 96,6%, nông dân 91,9% và nghề khác 95%. Tuổi càng cao sự hiểu biết càng thấp. Tỷ lệ biết 2 thông điệp quan trọng về SR và biện pháp phòng bệnh ở nhóm biết chữ cao hơn nhóm không biết chữ. Có 99,4% - 99,5% số người biết bệnh sốt rét (SR) có thể phòng tránh được bằng ngủ màn. Hiểu biết về các triệu chứng của bệnh sốt rét: Sốt (92,6%), đau đầu (86,5%), rét (51,7%), tỷ lệ này ở người dân sống trong vùng SRLH thấp hơn vùng SRNCQTL. Khoảng 95,3% số người ốm đều đến khám và điều trị tại các cơ sở Y tế nhà nước. 96,3% biết thuốc sốt rét được nhà nước cấp miễn phí. 99% số hộ đều có màn. Có 97,3% người dân cho rằng bệnh sốt rét có thể chữa khỏi và phòng được. Tại thời điểm tiến hành điều tra cắt ngang không phát hiện được bệnh nhân mắc sốt rét.

3.   “ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG CHỐNG MUỖI AN.EPIROTICUS ĐÃ KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG CỦA MỘT SỐ HỖN HỢP HÓA CHẤT NHÓM PYRETHROID TẠI MỘT ĐIỂM NAM BỘ - VIỆT NAM”
Trần Công Hiền1, Nguyễn Anh Tuấn,
Vũ Thị Biên,                                                                                                
Nguyễn Dương Hải, Đoàn Minh Khiết, Lê Minh
Giáp, Phạm Thị Khoa, Phạm Thanh Hà và CS.
Viện Sốt rét – K‎ý sinh trùng – Côn Trùng Trung ương
 
Tóm tắt :
              Các nghiên cứu phối hợp một số hóa chất nhóm pyrethroid đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm và thực địa tại xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu từ 7/2010 đến 7/2012, kết quả bước đầu cho thấy:
Màn tẩm hỗn hợp FD1, FD2 (chứa 15-20mg Fendona + 5-10mg deltamethrin) trên 1m2 màn có tác dụng diệt muỗi cao. Hiệu lực diệt muỗi tức thời là 100%. Hiệu lực diệt tồn lưu sau 5-6 tháng đạt 65-68% (Ae. aegypti, An. dirus chủng phòng thí nghiệm) và 65-70% (An. minimus, An. epiroticus chủng thực địa). Màn tẩm hỗn hợp FD1, FD2 sau 6 tháng không giặt có khả năng ức chế đốt máu từ 82-85% so với đối chứng (thử nghiệm Tunnel).
Màn tẩm hỗn hợp IF1, IF2, IF3 (chứa 15-20mg Fendona + 10mg ICON) trên 1m2 màn có tác dụng diệt muỗi cao. Hiệu lực diệt muỗi tức thời là 100%. Hiệu lực diệt tồn lưu sau 7-8 tháng đạt 70-75% (Ae. aegypti, An. dirus chủng phòng thí nghiệm) và đạt 65 - 78% (An. minimus, An. epiroticus chủng thực địa). Màn tẩm hỗn hợp IF1, IF2, IF3 sau 6 tháng không giặt có khả năng ức chế đốt máu từ 83-88% so với đối chứng (thử nghiệm Tunnel).
Màn tẩm hỗn hợp IF3 (chứa 10mg Fendona + 10mg ICON) trên 1m2 màn có hiệu lực ngăn cản muỗi An. epiroticus vào nhà, ức chế đốt mồi và diệt muỗi, mặc dù muỗi An. epiroticus đã kháng với 2 loại hóa chất này.
Màn tẩm hỗn hợp IF3 (chứa 10mg Fendona + 10mg ICON) trên 1m2 màn có hiệu lực phòng chống muỗi An. epiroticus kháng hóa chất diệt côn trùng tại điểm nghiên cứu ở Bạc Liêu tốt hơn màn tẩm ICON 2,5SC (liều 20mg/m2) đơn thuần.
Sử dụng màn tẩm hóa chất nhóm pyrethroid (Fendona/ICON/Deltamethrin), đơn thuần hay phối hợp đều không gây phản ứng phụ gì và an toàn cho người sử dụng.

4.   ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT VỀ CÁC BỆNH GIUN SÁN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ XÃ MƯỜNG LẠN – SƠN LA
Trần Viết Tiến1, Đỗ Ngọc Ánh2
1.Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh Sơn La
2.Học viện Quân Y
 
Tóm tắt:
             147 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 thuộc trường THCS Mường Lạn - Sơn La được phỏng vấn về các giun sán gây bệnh đường ruột.
Mục tiêu: Đánh giá hiểu biết về bệnh giun sán của học sinh trung học cơ sở xã Mường Lạn - Sơn La.
Phương pháp: mô tả cắt ngang, phỏng vấn học sinh theo bảng hỏi thiết kế sẵn.
Kết quả: 42,9% học sinh là nữ và 57,1% học sinh là nam. 72,9% học sinh biết bệnh giun đũa, 51,70% biết bệnh giun móc, 55,78% biết bệnh giun tóc, 41,49% biết bệnh sán dây lợn, 37,41% biết bệnh sán dây bò và 55,78% biết bệnh sán lá gan. 63,9% học sinh hiểu sai về đường lây truyền bệnh giun sán. Hậu quả bệnh giun sán gây ra được biết nhiều nhất là gây suy dinh dưỡng với 70,06%. Tỷ lệ các biện pháp phòng bệnh học sinh biết là ăn chín, uống sôi 84,35%, định kỳ tẩy giun 62,59%, xử lý tốt phân người và động vật 47,62%.
* Từ khóa: Bệnh giun sán, học sinh, Mường Lạn
 
5.   Nhiễm P. knowlesi ở người ở thung lũng Klang, Peninsula Malaysia:    Chùm ca bệnh
 
Người dịch: ThS .BS Lê Thạnh
Trưởng khoa Sốt rét- KST-CT Quảng Trị
 
Tóm tắt:
          Chúng tôi báo cáo 7 trường hợp nhiễm P. knowlesi mắc phải tự nhiên ở người, nhập viện chúng tôi từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008. Chẩn đoán xác định bằng nested PCR. Các ca nhiễm P. knowlesi, được xem như là loài  gây ra sốt rét thứ 5  ở người, đã được báo cáo ở Đông Malaysia (Sabah và Sarawak) cũng như ở bang Pahang ở Peninsula Malaysia.  Bảy bệnh nhân này xuất hiện là những ca bệnh được báo cáo đầu tiên nhiễm P. knowlesi ở thung lũng Klang, Peninsula Malaysia. Chúng tôi sẽ bàn đến các đặc điểm nhiễm P. knowlesi ở người, bao gồm vật chủ tự nhiên, vector chính, biểu hiện lâm sàng, và phương pháp điều trị.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Fig1: Bản đồ của Malaysia, vị trí của Klang Valley và Malaysia Borneo
 
6.   ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY CẢM VỚI MỘT SỐ HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG CỦA MUỖI AEDES AEGYPTIAEDES ALBOPICTUS Ở MỘT SỐ ĐIỂM THUỘC HÀ NỘI VÀ QUẢNG NINH, NĂM 2012
Nguyễn Văn Dũng1, Phạm Thị Khoa1, Trần Thanh Dương2 , Hồ Đình Trung 1 và CS
  1. Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương
  2. Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế
Tóm tắt:
            Đánh giá độ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus với một số hóa chất diệt côn trùng tại 12 điểm thuộc Hà Nội và Quảng Ninh trong năm 2012 cho thấy: muỗi Aedes albopictus tại các điểm nghiên cứu ở Quảng Ninh nhạy cảm với hầu hết các hóa chất diệt côn trùng, nhưng đã kháng với DDT.Muỗi Ae. albopictus tại Hà Nội đã tăng sức chịu đựng với hầu hết các hóa chất diệt côn trùng (tỷ lệ chết 70-96%), và đã kháng với DDT ở các điểm nghiên cứu ở đây, tỷ lệ chết từ 0 – 2%. Muỗi Ae. aegypti ở các điểm nghiên cứu tại Hà Nội vẫn còn nhạy cảm với malation, nhưng đã kháng với alphacypermethrin, deltamethrin lambdacyhalothrin, permethrin, DDT.
Từ khoá: Sốt xuất huyết, Aedes albopictus và Aedes aegypti
 
7.   ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY CẢM VỚI HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG CỦA MUỖI Culex tritaeniorhynchusCulex vishnui Ở PHÚ THỌ VÀ HÀ GIANG, NĂM 2012
 
Nguyễn Văn Dũng1, Nguyễn Văn Tuấn,
Trần Thị Loan, Nguyễn Văn Châu và CS
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương
 
Tóm tắt:
            Tiến hành xác định độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của hai loài muỗi có vai trò truyền bệnh thuộc giống Culex tại sáu điểm thuộc tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hà Giang vào tháng 9 và tháng 11 năm 2012 cho thấy:
Loài muỗi Culex tritaeniorhynchus tại các điểm nghiên cứu đã kháng với 04 hóa chất thử nghiệm, tỷ lệ chết dao động từ 11-48%)
Loài muỗi Culex vishnui tại Hà Giang đã tăng sức chịu đựng với alphacypermethrin, lamdacyhalothrin, deltamethrine, permethrin và malathion (tỷ lệ chết từ 83-97%), kháng với alphacypermethrin tại xã Thanh Vân, H. Quản Bạ (Hà Giang) (tỷ lệ chết 51%), kháng với lamdacyhalothrin, permethrin tại xã Việt Vinh, H. Bắc Quang (Hà Giang) (tỷ lệ chết tương ứng là 14% và 38%). Loài muỗi này đã kháng với 4 hóa chất nhóm Pyrethroid thử nghiệm tại xã Sóc Đăng, H. Đoan Hùng (Phú Thọ) (tỷ lệ chết 37-51%), tăng sức chịu đựng với malathion (tỷ lệ chết 93%).
*Từ Khóa: Culicinae, hóa chất, nhạy cảm     
 
8.   KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MUỖI AEDES AEGYPTI AEDES ALBOPICTUS TẠI HÀ NỘI NĂM 2012
 
Phạm Văn Minh[1], Hà Tấn Dũng[2],
Lê Trần Anh và CS  
 
Tóm tắt
          Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc và tử vong cao. Véc tơ chính truyền SD/SXHD là muỗi Aedes aegypti, ngoài ra còn Aedes albopictus. Sự phân bố của hai loài muỗi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội do đó thường xuyên biến động. Kết quả nghiên cứu phân bố Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Nội năm 2012 thấy các chỉ số muỗi tương đối thấp: DI= 0,02 (0 – 0,14); AHI = 1,52 (từ 0 – 9,88); HI = 12,50 (từ 2,5 – 16,29). BI = 8,90 (từ 1,25 – 23,13), chỉ có huyện Đan Phượng có BI > 20. Mật độ muỗi ở các quận thường cao hơn so với các huyện ngoại thành. Chỉ số DI tăng cao trong tháng 3 – 11, cao nhất tháng 5; 8; 11. BI cao nhất từ tháng 5 – 12. Chỉ số DI và BI muỗi Ae. aegypti cao tại các quận nội thành, ngược lại các chỉ số Ae. albopictus ở các huyện ngoại thành cao hơn. Tỷ lệ dụng cụ chứa nước có thả cá thấp. Tỷ lệ có bọ gậy ở phế liệu cao nhất (15,85%), ở bể, phi rất thấp (0,91%).
Từ khóa: Aedes aegypti, Aedes albopictus, Hà Nội.

[1] Bộ môn Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng, Học viện Quân y
[2] Khoa Sốt rét, Trung tâm Y tê Dự phòng Hà Nội,

9.  ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT TRONG PHÒNG CHỐNG MUỖI AEDES AEGYPTI THU THẬP Ở ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI BẰNG MÁY PHUN ULV ĐEO VAI

Phạm Thị Khoa
Viện Sốt rét – KST- CTTƯ

Tóm tắt:
         Đã thử nghiệm 2 hóa chất có chứa hoạt chất deltamethrin phục vụ lựa chọn hóa chất phun ULV phòng chống muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) với chủng muỗi truyền bệnh tại Đống Đa, Hà Nội. Kết quả với liều nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng tỷ lệ pha hóa chất:1:9 (1 phần hóa chất và 9 phần nước) thì hóa chất DELAZONE MC và HANTOX – 200 phun diệt muỗi tốt cho tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ: Lần 1: 97,5%; Lần 2: 99,5%,  Lần 3: 97,5%. Những người phun thử nghiệm và người dân tiếp xúc với 2 hóa chất chưa thấy có phản ứng phụ.

10. TỬ VONG DO P. KNOWLESI Ở NGƯỞI Ỏ SABAH, MALAYSIA: LIÊN QUÂN ĐẾN BÁO CÁO P. MALARIAE VÀ CHẬM TRỄ TRONG SỬ DỤNG ARTESUNATE BẰNG ĐƯỜNG TĨNH MẠCH
 
Người dịch: ThS.BS Lê Thạnh
Trưởng khoa Sốt rét, TTPCSR tỉnh Quảng trị
 
Tóm tắt:
           Thông tin: Ký sinh trùng P. knowlesi ở người được ghi nhận như là nguyên nhân phổ biến gây nên sốt rét ác tính và tử vong ỏ Sabah, Malaysia, nhưng không thể phân biệt về mặt hình thái học và vẫn còn báo cáo phổ biến là do P. malariae, mặc dầu loài này là rất ít ở Sabah. Kể từ tháng 12 2008 Sở Y tế Sabah đã khuyến cáo sử dụng Artesunate bằng đường tĩnh mạch và chuyển đến bệnh viện đa khoa tất cả các ca sốt rét ác tính bất kể là loài nào. Bài báo này hồi cứu tất cả các ca tử vong sốt rét ở Sabah theo sau giới thiệu các biện pháp này. Báo cáo các trường hợp tử vong ở Malaysia là bắt buộc.
Phương pháp: Chi tiết các trường hợp tử vong báo cáo trong giai đoạn 2010-2011 được hồi cứu để xác định tỷ lệ của mỗi loài Plasmodium. Nhân chủng học, đặc điểm lâm sàng và xử lý các ca sốt rét ác tính gây ra bởi mỗi loài được so sánh. 
  
         Kết quả: 14 ca tử vong do sốt rét đã được báo cáo, bao gồm 7 ca P. falciparum, 6 ca P. knowlesi và 01 ca P. vivax (tất cả được xác định bởi PCR). Trong 6 ca tử vong do P. knowlesi thì 5 ca tử vong là do P. knowlesi và 01 ca nhiễm trùng huyết trực khuẩn đường ruột liên quan đến P. knowlesi. Bệnh nhân tử vong trực tiếp do P.knowlesi (N=5) là lớn tuổi hơn những người tử vong do P. falciparum (median age 51 [IQR 50-65]  vs 22 [IQR 9-55] years,  p = 0.06). Các biến chứng ớ bệnh nhân tử vong do P. knowlesi bao gồm trụy hô hấp(N=5, 100%), hạ huyết áp (N=4,80%) và suy thận (N=4,80%). Tất cả các ca P. knowlesi được báo cáo là P. malariae khi soi bằng kính hiển vi. Chỉ có 2 trong 5 bệnh nhân ác tính do P. knowlesi nhận được thuốc tiêm bằng đường tĩnh mạch. Bệnh nhân sốt rét ác tính do P. vivax không được điều trị bằng đường tĩnh mạch. Ngược lại, 6 trong số 7 bệnh nhấn ác tính do P. falciparum nhận được điều trị bằng đường tĩnh mạch tức thì. 
 
           Kết luận: P. knowlesi chịu trách nhiệm hoặc trực tiếp hoặc qua nhiễm trực khuẫn gram âm đối với hầu hết một nữa số ca tử vong ở Sabah. Bệnh nhân sốt rét ác tính không phải P. falciparum có vẻ ít nhận được bằng liệu pháp đường tiêm tức thì. Vấn đề chú ý này là cần thiết cho chẩn đoán sốt rét do P. malariae bằng kính hiển vi ở Sabah được báo cáo như là P. knowlesi để cải tiến ghi nhận và xử lý các loài ký sinh trùng đầy nguy cơ tử vong. Các thầy thuốc lâm sàng cần được thông tin tốt hơn về nguy cơ sốt rét ác tính và tử vong ở các loài không phải là P. falciparum, và cần điều trị tất cả các ca sốt rét ác tính bằng artesunate tĩnh mạch.
 

 

Thống kê truy cập

Đang online: 60

Số lượt truy cập: 22,979,635