DANH SÁCH CÁC BÀI BÁO ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ PCSR SỐ 03 NĂM 2011  1/6/2012 1:09:36 PM

1.     







DỊCH SỐT RÉT TẠI BẢN XƯỚC, QUAN HÓA, THANH HÓA VÀ MỘT SỐ NHẬN XÉT
Trần Đình Đạo­ 1, Ngô Đức Thắng1, Lê Bá Khánh2 Lê Đức Lộng2,Nguyễn Trung Hải2, Vũ Thị Chiến2, Nguyễn Hữu An 2,1 Viện Sốt rét KST CT TƯ, 2 Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh Thanh Hóa
Tóm tắt
Dịch sốt rét tại Bản Xước xã Trung sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa xảy ra vào tháng 7/2010, do ký sinh trủng Plasmodium Falciparum gây ra. Tỷ lệ ký sinh trùng trên 32,73 % so với dân số. Đây là vụ dịch nhỏ xãy ra rên phạm vi hẹp trong một thôn bản người Thái, không có tử vong.
Nguyên nhân xẩy dịch chính là do có sự biến động dân số tại bản, người dân giao lưu nhiều nơi trong vùng sốt rét lưu hành về, không kiểm soát nổi. Vec tơ truyền bệnh tại địa bàn đã có sự phục hồi. Hoạt động giám sát phát hiện giám sát phát hiện ca bệnh của y tế cơ sở còn yếu.
Y tế đia phương đã triển khai các biện pháp dập dịch bằng phun tồn lưu, điều trị các ca bệnh và tổ chức theo dõi giám sát chặt chẽ. Vụ dịch bước đầu đã được khống chế có hiệu quả, khảo sát lại sau 2 tháng không phát hiện các ca mắc mới.
2.      GIÁM SÁT DỊCH TỄ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ SỨC KHOẺ CHO QUÂN VÀ DÂN TRONG VÙNG SỐT RÉT LƯU HÀNH TẠI TỈNH SƠN LA VÀ HÀ GIANG
Lý Văn Ngọ, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Công Sinh 2, Phạm Quang Huy2, Lê Hải Đăng2,
Nguyễn Văn Thu2, Nguyễn Xuân Thu4, Nguyễn Văn Sơn5, Nguyễn Đức Thao1,ct...
1. Viện SR-KST-CT TƯ
2. Ban Quân-Dân Y Bộ Y tế.
3. Phòng quân y Bộ tư lệnh Biên Phòng.
4. TTPCSR tỉnh Hà Giang.
5. TTPCSR tỉnh Sơn La
Tóm tắt
Tháng 7 năm 2010 một điều tra dịch tễ sốt rét kết hợp quân dân y được tiến hành tại hai xã thuộc hai tỉnh miền núi phía Bắc là Hà Giang và Sơn La cho thấy:
Dân di cư tự do lẻ tẻ từng hộ, chủ yếu ở nhóm dân tộc Mông. Địa điểm di cư thường vào các tỉnh Tây Nguyên, quản lý các đối tượng trên còn ở mức rất hạn chế.
Tuyên truyền giáo dục truyền thông giáo dục sức khoẻ là một trong biện pháp quan trọng trong công tác PCSR cần đuợc tăng cường trong công tác kết hợp Quân - Dân y.
An.minimus đều bắt được ở các điểm điều tra bằng phương pháp mồi người trong nhà với mật độ từ 0,02 đến 0,04 con/giờ/người
Công tác kết hợp Quân - Dân y đã thực sự đóng góp và mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khoẻ cho quân và dân tại các khu vực sốt rét lưu hành, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn.
Cần bổ sung các biện pháp như cấp thuốc tự điều trị, tẩm màn cho các đối tượng làm nuơng ngủ rẫy, bộ đội đi công tác giã ngoại, bổ xung màn cho các hộ thiếu màn, phun tẩm cho các lán trai của bộ đội và dân di dời tới nơi ở mới, ngoài các biện pháp phòng chống sốt rét thông thường cho cá nhân và cộng đồng.
3.      ĐÁNH GIÁ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA P.falciparum VỚI MỘT SỐ THUỐC SỐT RÉT IN ITRO TẠI XÃ ĐĂK NHAU VÀ ĐĂK Ơ, TỈNH BÌNH PHƯỚC 2010
 Tạ Thị Tĩnh, Ngô Việt Thành và CS.
Tóm tắt
19 phân lập P.falciparum tại Đăk Nhau và 16 phân lập P.falciparum tại Đăk Ơ được nuôi cấy thành công từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2010 để đánh giá sự đáp ứng của P.falciparum với dihydroartemisinin, piperaquin và chloroquin bằng kỹ thuật Microtest theo phương pháp của Tổ chức Y tế thế giới. Kết quả cho thấy: EC50 của dihydroartemisinin (DHA), piperaquin (PIP) và chloroquin (CHL) tại Đăk Nhau theo thứ tự là 2,6; 51 và 64 nmol/l và tại Đăk Ơ là 2,7; 74 và 96 nmol/l tương ứng với DHA, PIP và CHL. Có sự tăng lên rõ rệt EC50 của DHA và PIP đối với các chủng P.falciparum tại Đăk Nhau năm 2010 so với 2008. (EC50 của DHA và PIP 2008 là 1,7 nmol/l và 15 nmol/l). EC50 của CHL đối với P.falciparum năm 2008 và 2010 không có sự thay đổi (64 và 67 nmol/l).
4.      MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SỐT RÉT TẠI HAI HUYỆN ĐĂKRÔNG VÀ HƯỚNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ NGHIÊN CỨU BẰNG PHƯƠNG PHÁP ELISA VÀ PCR
Nguyễn Thị Hương Bình, Nguyễn Đức Mạnh, Nguyễn Hồng Ngọc, Nguyễn Hồng Hạnh, Bùi Quang Phúc, Hoàng Văn Tân, Lê Đức Đào và CTV.Viện Sốt rét-KST-CTTƯ
Tóm tắt
Bằng phương pháp PCR và ELISA phân tích các mẫu vật tại thực địa Hướng Hóa và Đăckrông tỉnh Quảng Trị đã khẳng định:
- Sự tồn tại của 3 loài KST SR trên người P. falciparum, P. vivax, P. malariae ở Hướng Hóa và 2 loài P. falciparum, P. vivax tại Đăckrông. Tại Hướng Hóa, P. falciparum chiếm 68,69%, P. vivax chiếm 28,28% và P. malariae chiếm 3,03%, tỷ lệ nhiễm phối hợp khá cao 16,87%, chủ yếu là nhiễm phối hợp P. falciparum và P. vivax. Tỷ lệ nhiễm phối hợp 3 loài thấp chỉ có 4 trường hợp trong hơn 1000 lam nghiên cứu. Cơ cấu KST SR tại Đăckrông đơn giản hơn, chỉ phát hiển được 2 loài P. falciparum chiếm 57,69% và P. vivax chiếm 42,31%, tỷ lệ nhiễm phối hợp hai loài này rất cao lên tới 23,81%.
- Kỹ thuật PCR phân tích các lam dương tính của xét nghiệm kính hiển vi cho tỷ lệ dương tính ở Hướng Hóa và Đắckrông tỉnh Quảng Trị là 4,6% và 2,1%, khi phân tích 20% lam âm tính tỷ lệ dương tính là 12% và 3,66%.
- Phân tích 110 mẫu bệnh nhân nhiễm P. falciparum phát hiện được 28 biến thể alen của locus MSP1 (đoạn 2) của 3 dòng gen, trong đó K1 có 17 biến thể alen, MAD20 có 10 biến thể alen, RO33 chỉ có 1 biến thể duy nhất; 27 biến thể alen của locus MSP2 (đọan 3) của 2 dòng gen, FC có 9 biến thể alen và IC có 18 biến thể alen; Locus GLURP có 9 biến thể alen. Kết quả này cho thấy các phân lập KST thu thập từ Đăckrông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị có tính đa hình rất cao.
Các vectơ sốt rét mang tính đa hình cao. Tại các điểm nghiên cứu đều thu thập được cả hai loại vectơ truyền bệnh chính là An. minimus và An. dirus trong tất cả các mùa trong năm. Nghiên cứu cũng chỉ ra các loài truyền bệnh chính trước đây được xác định là các loài đơn lẻ nay được xác định là các nhóm loài đồng hình như nhóm loài An. minimus ở Đắckrông gồm hai loài là An. minimus và An.harrisoni. Trong đó An. minimus có ái tính với máu người và khả năng truyền bệnh sốt rét cao hơn so với An.harrisoni. Về vai trò truyền bệnh của các loài muỗi, kết quả ELISA được kiểm định lại bằng PCR đã chứng minh vai trò truyền bệnh của An. minimus, An. dirus truyền các loài P. falciparum và P. vivax và đã phát hiện một trường hợp An.harrisoni nhiễm P. falciparum.
5.      NGHIÊN CỨU CƠ CẤU KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT TẠI MỘT SỐ TỈNH VÙNG SỐT RÉT LƯU HÀNH NẶNG BẰNG KỸ THUẬT PCR
Bùi Quang Phúc, Nông Thị Tiến, Lê Đức Đào, Nguyễn Văn Tuấn, Trương Văn Hạnh, Nguyễn Đức Giang và CTV Viện Sốt rét KST-CT TƯ
Tóm tắt
Kỹ thuật nhuộm Giêm sa soi kính phát hiện ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) là kỹ thuật kinh điển được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên kỹ thuật này khó phát hiện những trường hợp có mật độ ký sinh trùng thấp, hoặc phối hợp hai hay nhiều loài trong đó có loài trội hẳn về số lượng. Kỹ thuật phản ứng chuỗi polymerase lồng (Nested PCR) xác định cơ cấu loài ký sinh trùng sốt rét nhờ sử dụng là mồi đặc hiệu đối với từng loài. Đoạn ADN khuôn đặc thù cho từng loài là gen ghi mã 18 đơn vị nhỏ ARN ribosome (18ssr-RNA). Kết quả phân tích 958 mẫu có KSTSR tại một số điểm của tỉnh Quảng Trị, Gia Lai, Bình Phước và Ninh Thuận cho thấy có sự tồn tại của 4 loài KSTSR trên ngư­ời: P.falciparum (P.f):59,69%, P.vivax (P.v):33,88%, P.malariae (P.m): 5,57% và P.ovale(P.o) chiếm 0,86%,đã phát hiện 2 trong 4 tỉnh nghiên cứu có 4 loài KSTSR. Tỷ lệ nhiễm phối hợp các loài KSTSR là 29,44% cao hơn so với kỹ thuật Giêm sa chỉ có 14,76%.
6.      ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT CỦA Y TẾ THÔN BẢN Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (2009-2010)
Võ Đại Phú, Trần Bá Nghĩa, Nguyễn Võ Hinh, Hoàng Văn Hội và cs.
Trung tâm phòng chống sốt rét ký sinh trùng-côn trùng tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tóm tắt
Khảo sát kiến thức và kỹ năng thực hành biện pháp phòng chống  muỗi truyền bệnh sốt rét của 92 nhân viên y tế thôn bản thuộc 14 xã ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nhận thấy:
- Sau khi tập huấn công tác phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét cho nhân viên y tế thôn bản có 86,9 % xếp loại giỏi, 13,1 % xếp loại khá.
- Về kỹ năng thực hành biện pháp tẩm màn: tất cả nhân viên y tế thôn bản đều thực hiện tốt công tác truyền thông trước tẩm màn và ghi chép sổ sách đầy đủ. 92,39-96,74% YTTB đong pha hóa chất đúng liều lượng; 94,56% nhồi màn đúng kỹ thuật; 88,04% có quan tâm nhắc nhở người dân cách phơi và bảo quản màn sau khi tẩm và 95,65 % YTTB quan tâm đến công tác an toàn vệ sinh lao đông khi tẩm màn.
7. TÍNH ĐA HÌNH DI TRUYỀN QUẦN THỂ P. FALCIPARUM TẠI
TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2005-2009
Lê Đức Đào1, Shusuke Nakazawa2, Trương Văn Hạnh1, Nguyễn Thị Thương1,Hà Viết Viên1, Nguyễn Hồng Hạnh1
1. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.2. Viện Y học Nhiệt đới, Đại học Tổng hợp Nagasaki, Nhật Bản.
Tóm tắt
Các dấu hiệu di truyền thường được sử dụng để phân tích kiểu gen của quần thể P. falaiparum là những gen đa hình ghi mã 3 kháng nguyên bề mặt là protein bề mặt 1 (Merozoite Surface Protein 1 - MSP1), protein bề mặt 2 (Merozoite Surface Protein 2 - MSP2) và protein giàu Glutamate (Glutatmate Rich Protein - GLURP). Những gen mã hoá cho các protein này có tính đa hình di truyền cao. Độ dài của chúng khác nhau là do có chứa những trình tự lặp lại ngẫu nhiên khác nhau. Các phân lập ký sinh trùng khác nhau thì có thể khác nhau về số lần lặp lại của các đơn vị lặp lại.
Phân tích 200 phân lập P. faciparum thu thập tại Bình Phước cho kết quả:
- Trên locus MSP1: tỷ lệ dòng gen K1 chiếm 32,58%, dòng gen MAD20 chiếm 45,04%, dòng gen RO33 chiếm 22,36%,.
-  Trên locus MSP2 tỷ lệ dòng gen FC chiếm 44,56%, dòng gen IC là 55,44%,
-  Trên locus GLURP có 10 biến thể alen.
8. KẾT HỢP CHẨN ĐOÁN HÌNH THỂ TRỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN
MIỄN DỊCH TRONG XÁC ĐỊNH LOÀI SÁN LÁ LỚN
Nguyễn Thu Hương, Lê Xuân Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Công trùng Trung ương
Tóm tắt
Với 15 trường hợp có trứng sán lá lớn trong phân trên tổng số 513 học sinh tiểu học tại xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Các trường hợp này ngoài xét nghiệm hình thể trứng sán thu được đã được xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh học phát hiện kháng thể kháng Fasciola gigantica trong máu và phát hiện kháng nguyên Fasciola hepatica trong phân. Tổng số có 138 trứng sán lá lớn thu từ ba mẫu được chẩn đoán hình thể học. Kích thước trung bình đo được như sau: dài trung bình là 142,5 ± 6,0 mm. Chiều rộng trung bình là 81,9 ± 4,5mm, dao động 128,0 - 160,0 x 72,0 - 100,0 μm. Ba trường hợp thu được mẫu trứng sán lần này cũng dương tính với chẩn đoán huyết thanh học phát hiện kháng thể kháng Fasciola gigantica. Các trường hợp khác cần thiết có các phân tích tiếp theo về sinh học phân tử để định loài sán thu được và góp phần xác định vùng dịch tễ của Fascioloides sp.
9. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ  BỔ SUNG VIÊN SẮT-AXIT FOLIC HÀNG TUẦN VÀ TẨY GIUN ĐỊNH KỲ CHO PHỤ NỮ TUỔI SINH SẢN TẠI 2 HUYỆN TRẤN YÊN VÀ YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI
 Tạ Thị Tĩnh1, Gerard J. caseyvà CS.
Tóm tắt
Một điều tra cắt ngang trên các đối tượng chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 16 - 45 tuổi,  được tiến hành tại 2 huyện Trấn Yên và Yên Bình, tỉnh Yên Bái vào tháng 11/2010, sau 53 tháng can thiệp bằng uống albendazol (400mg)  định kỳ  một năm 2 lần và viên sắt (60 mg),  axit folic (0,4 mg) hàng tuần. Mục tiêu đánh giá: 1) Tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột bằng xét nghiệm phân theo phương pháp Kato – Katz, 2) Tình trạng thiếu máu thiếu sắt bằng định lượng hemoglobin trên máy HemoCue 201, định lượng ferritin huyết thanh bằng phương pháp  ELISA.  Có 260 mẫu phân và  285 mẫu máu của chị em ở 2 huyện nói trên  đã được  xét nghiệm. Kết quả cho thấy: tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột đã  giảm so  với trước can thiệp theo  thứ tự như sau: giun đũa  từ 20% xuống 4,6%, giun tóc từ 29% xuống 2,7% và giun móc  từ 76% xuống 11,5%. Tỷ lệ thiếu máu (Hb < 120g/l)  là 17,9%, hàm lượng ferritin thấp (< 15ng/l) là  8,1%. Nồng độ Hb trung bình 138,8 g/l  và ferritin trung bình73,9 ng/l. Trước can thiệp  Hb trung bình 122g/l  và ferritin trung bình 28,1 ng/l. Kết quả thu được cho thấy  hiệu quả rõ rệt sau can thiệp.
10. XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG NHIỄM SÁN LÁ GAN LỚN Ở TRÂU/BÒ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LÂY TRUYỀN SANG NGƯỜI TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC - QUẢNG NAM
Nguyễn Khắc Lực1, Đỗ Ngọc Ánh1, Nguyễn Ngọc San2 1 Bộ môn Ký sinh trùng - Học viện Quân y.2 Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội
Tóm tắt
Xét nghiệm 245 mẫu phân trâu/bò (125 mẫu phân trâu và 120 mẫu phân bò) tại huyện Đại Lộc-Quảng Nam để tìm trứng sán lá gan lớn (SLGL) trong phân cho kết quả: 100 (40,8%) trâu/bò được xác định nhiễm SLGL, trong đó tỷ lệ nhiễm ở trâu và bò là 43,2% và 38,3%, sự khác biệt chưa có ý nghĩa (p>0,05).         
Phỏng vấn 730 người thuộc 730 hộ gia đình cho thấy, 60,1% hộ sử dụng hộ xí không đảm bảo vệ sinh, 64,4% (174/270) hộ sử dụng phân trâu bò tươi trong trồng trọt, nuôi cá. 100% đã từng ăn rau sống, trong đó 75,1% ăn sống rau diếp cá; 69,5% ăn rau cần tái, sống; 61,9% ăn rau cải xoong tái, sống; 60,7% ăn sống rau ngổ và 59,2% ăn sống rau muống. 28,8% có thói quen uống nước lã.
Từ khóa: Sán lá gan lớn, trâu/bò, yếu tố nguy cơ, Đại Lộc, Quảng Nam
11. ĐIỀU TRA NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC, MẪU GIÁO VÀ PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ
TẠI 4 XÃ TỈNH LÀO CAI
Hán Đình Trọng, Trần Thị Thanh Bình, Phạm Thị Hạ,Trần Thị Thu Hương, Đặng Thị Chải, Vũ Quang Hưng và CTV Trung tâm phòng chống sốt rét-KST-CT tỉnh Lào Cai
Tóm tắt
Một điều tra ngang nhiễm giun đường ruột được tiến hành vào tháng 4 và tháng 5 năm 2010 tại 4 xã thuộc 4 huyện của tỉnh Lào Cai cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung là 56,41%, trong đó tỷ lệ nhiễm giun đũa là 36,7%, tỷ lệ nhiễm giun móc là 19,85%, tỷ lệ nhiễm giun tóc là 13,58%. Tỷ lệ nhiễm này có liên quan với các yếu tố nguy cơ thuộc hành vi như: đi chân đất ra đồng (đối với giun móc), rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài, tình trạng không có nhà vệ sinh và hiểu biết của người dân về bệnh giun đường ruột và cách phòng, chống...

Thống kê truy cập

Đang online: 48

Số lượt truy cập: 22,989,229