VÀI NÉT VỀ THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ KHOA HỌC GS LIỆT SỸ ĐẶNG VĂN NGỮ, ANH HÙNG LAO ĐỘNG  7/28/2023 3:17:09 PM

VÀI NÉT VỀ THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ KHOA HỌC GS LIỆT SỸ ĐẶNG VĂN NGỮ, ANH HÙNG LAO ĐỘNG

Đã có rất nhiều bài báo, sách xuất bản, trình bày, báo cáo, phim tư liệu, hiện vật trưng bày tại Trung tâm  lưu giữ di sản trí thức Viêt Nam, lưu giữ cơ quan, lưu giữ gia đình… Các tư liệu đó đã phản ánh đày đủ và trung thành  về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của GS Đặng Văn Ngữ. 

Giới thiệu về thân thế, và sự nghiệp của bất ký ai đó cho dù là người bình thường là một việc rất khó. Trình bày thân thế và sự nghiệp của bậc vĩ nhân như GS Đặng Văn Ngữ, với tôi là một việc không thể do không có khả năng mặc dầu chúng tôi là học trò trực tiếp của GS và làm việc liên tục tại Bộ môn Ký sinh trùng, trường  Đại học YHN của GS liên tục 42 năm.

Vì vậy chúng tôi xin phép chỉ đề cập rất khái quát vài nét chính về thân thế, và sự nghiệp  của GS với cách tiếp cận kính trọng, trung thực, đơn giản, chân tìnhtrọng đạo để tưởng nhớ GS và hy vọng để  những người trong Ngành Ký sinh trùng nói chung và đặc biệt là Ký sinh trùng Y học nói riêng  cùng nhau cố gắng học tập và làm theo GS ít nhiều. Phần trình bày của chúng tôi không nặng về kể lể liệt các công trình NCKH, các thành tích … mà mốn làm toát lên tinh thần yêu nước; yêu chế độ mới; thương dân; yêu khoa học; Tác phong tỷ mỷ, cầu thị và nghiêm túc trong trong sáng trong khoa học; Thủy chung hết mực; Chăm dạy con cái nên người; Nhà giáo mẫu mực mọi mặt; Cuộc sống đạm bạc, giản dị, bình dân. Đồng thời trong bài viết này chúng tôi muốn đưa ra những bài học quý giá rút ra từ cuộc đời và cống hiến của GS Đặng Văn Ngữ.

Phần giới thiệu của chúng tôi gồm:

Phân 1:

Vài nét về xuất thân, quá trình học tập và làm việc của GS Đặng Văn Ngữ trước khi Ông tham gia kháng chiến( 1949)

(1) GS Đặng Văn Ngữ sinh ngày 04/4/1910 tại An Cựu, thành phố Huế trong một gia đình nhà nho nghèo, nền nếp, hiếu học làm nghề tiểu thương, rất chú trọng đến sự học hành của con cháu.

(2) Quá trình học tập
- Ông học tiểu học ở Vinh, học trung học tại Huế. Ông đỗ Thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp nên dù gia đình khó khăn nhưng vẫn để  Ông ra Hà Nội học tiếp. Năm 1930, Ông đỗ tú tài bản xứ và cả tú tài Pháp( Tú tài Tây), nhờ vậy ông đã nhận được học bổng để theo học Đại học.

-  Ông học Trường Y - Dược thuộc Đại học Đông Dương. Ông học rất chăm và giỏi.Ông đỗ BS năm 1937.

Sau khi tốt nghiệp năm 1937, ông là người Việt Nam đầu tiên được giữ lại làm trợ lý cho Giáo sư Galliard - Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng kiêm Hiệu trưởng Trường Y - Dược lúc đó. Thời gian này để cải thiện thêm cho cuộc sống thiếu thốn của gia đình riêng, ông đã cùng với các đồng nghiệp nghèo mở một Clinic( bệnh viện) mang tên Lucac Championière, tuy vậy hầu như suốt ngày ông làm việc ở Labo tại trường Đại học.

Năm 1942, ông trở thành Trưởng phòng thí nghiệm ký sinh trùng và là giảng viên Sinh vật, Ban Dược.

Từ năm 1943 đến cuối năm 1948, ông được chính phủ Pháp cử sang Nhật trong chương trình trao đổi nghiên cứu sinh và sinh viên giữa hai nước. Ông học tập và làm việc, nghiên cứu tại các labo về vi trùng lao và phong, labo vi nấm gây bệnh, tại Trường Đại học Tokyo, vi trùng đường ruột ở Bệnh viện Truyền nhiễm Tokyo, nghiên cứu về vi trùng họchuyết thanh, miễn dich học tại Quân Y Viện 406 của Mỹ tại Nhật Bản. Trong thời gian đó vừa làm vừa học với các thày, các nhà khoa học, các đồng nghiệp  của Nhật và Mỹ có đầy đủ tư liệu và trang bị hiện đại vào thời đó.

Có thể nói trong 6 – 7 năm học tập, làm việc với các thày và các đồng nghiệp giỏi người Nhật , người Mỹ, trong những labo hiện đại, cộng với tố chất thông minh, khiêm tốn – say xưa nghiên cứu khoa học của mình đã góp phần tạo nên một nhà Khoa học lớn Đặng Văn Ngữ có kiến thức, có tri thức & kỹ năng sâu rộng về nhiều lĩnh vưc: Khoa học cơ bản, Y Dược học cơ sở và Khoa học chuyên ngành.   

Phần 2:
Tóm tắt quá trình công tác làm việc của GS Đặng Văn Ngữ từ khi Ông về nước tham gia kháng chiến( 1949) đến khi quy Tiên(1967).

- Từ Nhật về nước, GS công tác tại Khu 4, làm viện trưởng Viện Vi trùng ở Quân khu 4, Ông lập ngay Labo nghiên cứu vi trùng – vi Nấm. Điều tra sơ bộ thầy vùng Khu 4 có nhiều loại nấm có khả năng có kháng sinh. BS. Đặng Văn Ngữ xin Trung ương cho ở lại Khu 4 để NC sản xuất Kháng sinh. Khi thành lập Trường Đại học Y Dược kháng chiến ở Việt Bắc, Bộ trưởng BYT Hoàng Tích Trí đã thuyêt phục và quyết định điều Ông về Trường đại học làm chủ nhiệm các labo  và giảng dạy tất cả các Môn cận lâm sàng cho Y & Dược,  đồng thời xây dựng labo nghiên cứu kháng sinh, labo này lúc đầu chỉ có vài ngôi nhà lá, rất thiếu cán bộ và trang thiết bị, nhưng mục đích lớn, nhiệm vụ nặng nề là phải nghiên cứu tìm và sản xuất được kháng sinh như ở các Viện mà GS từng làm việc ở Nhật, nên GS đặt tên là Viện Penicillin.

- Từ năm 1954
* GS tham gia tiếp quản Trường ĐH Y Dược khoa HN, những năm đầu GS làm chủ nhiệm các Bộ môn: Sinh vật, Sinh lý, Ký sinh trùng.
* Từ khi chọn chuyên khoa Ký sinh trùng, GS đã nhìn thấy đó là vấn đề sức khỏe rất lớn của cộng đồng cư dân ở cả nước VN, đặc biệt là vấn đề sốt rét. Được Bộ Y tế đồng ý GS đã thành lập Viện Sốt rét – Ký sinh trùng, có thể nói là từ 2 bàn tay trắng, mặc dầu có kế thừa vài phương tiện đơn giản từ Phòng sốt rét ở Viện Pasteur Hà Nội do người Pháp để lại. GS làm Viện trưởng từ ngày thành lập đến ngày ra đi mãi mãi…Đã lãnh đạo, phát triển Viện ngày càng mạnh về quy mô, về chức năng, sâu và rộng về chuyên môn, đào tạo cán bộ,..tạo tiền đề để phát triển hệ thống Phân Viện, Viện, Trạm, Trung tâm về Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng sau này trên toàn quốc. . Hệ thống này ngày càng phát triển, làm nhiệm vụ phòng chống tất cả các bệnh KST. Chỉ việc chọn địa điểm xây dựng Viện Sốt rét mới cũng đã thể hiện tầm nhìn của một nhà Khoa học lớn. Khu Viện phải có nhà labo, có Bệnh viện KST – Nhiệt đới( truyền nhiễm), có khu chăn nuôi động vật thực nghiệm, nên phải chuyển về khu xa dân, có diện tích rộng.

Vì vậy Ông không chọn Địa điểm Tổng cuc Lâm Nghiệp trung tâm HN ( phố Lò Đúc) mà cấp trên định giao cho Viện,  mà xin đến điểm xa tít giữa cánh đồng lúa xa xôi ở Hà Đông( Địa điểm Viện hiện nay).
Phần 3

TÓM TẮT KHÁI QUÁT VỀ CÁC NHÓM CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – KỸ THUẬT CỦA GS ĐẶNG VĂN NGỮ

Không thể nào kể hết, thống kê hết các công trình NCKH của GS do vấn đề lưu trữ. Khi GS Đỗ DươngThái chủ nhiệm Bộ môn giao cho tôi sưu tầm để Bộ môn viết cuồn giới thiệu các công trinh nghiên cứu của GS Đặng Văn Ngữ, thi ngay tại Thư viện Trường ĐHYHN lưu trữ từ thời Pháp tôi cũng không thể tìm thấy These tốt nghiệp BS của GS. ( Về KST tôi có tìm thấy  These của BS Nguyễn Tấn Gi Trọng về Sốt rét ở tủy xương ).  ngay đề tài nghiên cứu về di truyền, giới tính do GS hướng dẫn Tổ Sinh vật làm( Bộ mộ sinh vật khi đó là một Tổ trong Bộ môn KST) tôi cũng không tìm thấy…

Các số liệu công bố hiện nay chỉ là tương đối, nhưng chắc chắn là chưa đủ, còn thiếu nhiều.

1.       Về số lượng: có thể nói là hàng trăm

2.      Về nhóm ngành nghiên cứu: gồm Vi trùng, Sinh vật, Di truyển, Ký sinh truyền,  Hóa sinh, Truyền nhiễm, Dược học, YH cổ truyển, Vệ sinh phòng bệnh - Y tế cộng đồng

        3. Về thời gian công bố kết quả nghiên cứu( theo số liệu thống kê có được), thời Pháp thuộc: 19 công trình, giai đoạn học và làm việc ở Nhật: 4 công trình, Giai đoạn từ năm 1949 về sau: hàng trăm công trinh( Bộ môn KST, ĐH YHN đã xuất bản cuốn “ Giới thiệu công trình NCKH của GS Đặng Văn Ngữ).

4. Về lĩnh vực nghiên cứu trong phạm vi  KST YH: gồm:

(1) Điều tra cơ bản để đánh giá thực trạng nhiễm và bệnh do KST và phát hiện ra một số loại KST – côn trùng mới ở VN và thế giới. Điều tra Ngoại Ký sinh ở động vật, hoang thú cùng với các ngành khác do Ủy ban Khoa học  - Kỹ thuật Nhà nước( nay là Bộ Khoa học – Công nghệ) chủ trì

(2) Nghiên cứu Hình thái học đã phát hiện thêm một số loại KST và xây dựng Khóa định loại,  như: clê định loại muôĩ Anopheles ở Miền Bắc VN, Muỗi Culicinae Nội – Ngoại thành phố HN, V.v…

(3) Nghiên cứu Sinh lý, sinh thái cuả KST, như:  phát hiện chu kỳ chui ngược của giun lươn, sự tiến hóa theo mùa của giun chỉ Dirofilia immitis ở Aedes aegypti, cơ chế gây tắc ruột do giun đũa, giun chui ống mật,v.v ...

(4) Nghiên cứu Bệnh học KST:  Bệnh ở gan, Tụy  do KST, bệnh sốt rét, giun chỉ, sán ở mô - tạng, bệnh do Trichomonas vaginalis ở phụ nữ và phụ nữ làm nghề mại dâm, bệnh do ấu trùng sán máng vịt ở vùng lúa nước, v.v…

(5) Nghiên cứu Miễn dịch KST: nghiên cứu về miễn dịch và cơ chế gây phù voi (elephantiasis )trong bệnh giun chỉ, miễn dịch sốt rét( kháng nguyên của các thể trong chu trình phát triển của KST sốt rét: Trophozoite, Schizonte, Gamatocyte, đặc biệt là của Spozoroite của Plasmodium nhất là của P. falciparum để chuẩn bị cho nghiên cứu cao hơn sau này, là nghiên cứu vaccin ,..), V.v

(6) Nghiên cứu Dịch tễ hoc( DTH):  tiêu biểu là các công trình về DTH giun sán,  nhất DTH sốt rét – Phân vùng sốt rét ở miền Bắc VNmột công trình lớn, dài hơi, rất giá trị thực tiễn, được quốc tế đánh giá cao( GS Lư Xen Cô chuyên gia của WHO) …v.v..

(7) Nghiên cứu về các kỹ thuật để áp dụng làm Xét nghiệm/ thực nghiệm, chẩn đoán, điều trị bệnh KST.

(8) Nghiên cứu về Điều trị: Tập trung chủ yếu vào nhiễm trùng, giun sán, đơn bào và sốt rét. Đặc  biết  là Công trình được lưu danh:  điều chế Penicillin để điều trị vết thương.

(9) Nghiên cứu Phòng chống: Giun sán, Đơn bào và tiêu biểu là Kế hoạch phòng chống và Tiêu diệt sốt rét ở miền Bắc VN, / một kế hoạch Y tế, một công trình nghiên cứu  KST thế kỷ, để đời,

Nhờ chương trình kế hoạch này, bệnh & dịch sốt rét ở VN đã được khống chế, kiểm soát. Góp phần to lớn đến bảo vệ và nâng cao sức  khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong cả nước trong mấy chục năm qua.

Các triết lý, chiến lược và giải pháp, biện pháp chính của Kế hoạch phòng chống và Tiêu diệt sốt rét ngày nay vẫn còn nguyên giá giá trị khoa học và giá trị thực tiễn,  Không chỉ áp dụng cho bệnh sôt rét mà còn cho các khác do vector( muỗi, côn trùng) truyền đã và đang hoành hành nhiều nơi trên thế giới và ở cả Việt Nam hiện nay, trong đó có những bệnh nguy hiểm như: Sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, zika…

  Phần 4.

CUỘC ĐỜI, PHONG THÁI, HỌC VẤN, TRI THỨC, NHÂN CÁCH

CỦA GS ĐẶNG VĂN NGỮ

1.Gia đình riêng

-  Gia đình GS rất hạnh phúc, ấm cúng, nhưng có vài rủi ro. Vợ ông Bà Tôn Nữ Thị Cung qua đời sớm, năm 1954 trên Việt Bắc vi bệnh tật, bà là kỹ thuật viên làm việc tại labo nghiên cứu Penicillin đã giúp chồng rất nhiều trong việc nuôi cấy, sản xuất thành công kháng sinh này. Bà được đồng nghiệp quý mến và tín nhiệm bầu làm Thư ký công đoàn cơ quan. 

-  GS là một người chồng rất mực thủy chung, từ bỏ nơi môi trường làm việc rất tốt và có thể sống vinh hoa phú quý về vật chất để kiên quyết về với đất nước với vợ con, gia đình.

         Gia đình bên Cô, gia đình bên GS, lãnh đạo Trung ương Hội phụ nữ VN, các bác nữ - các chị ở  Bộ môn KST Đại học y Hà Nội(ĐHYHN)  thấy cảnh “ gà trống nuôi con “ rất ái ngại cho GS, nên rất muốn GS tìm người chia sẻ đôi vai nặng chĩu gánh nặng gia đình, nhưng GS cám ơn và từ chối… quyết ở vậy để “ thờ vợ, nuôi con” cho đến khi đi vào cõi Niết bàn gặp Cô.

Môi tình vợ chồng đẹp biết bao!

-   GS là một người cha rất thương yêu, chăm chút các con, (GS lấy tay làm gối cho chị Quý con gái của GS ngủ, GS làm việc của người mẹ đối với con…)

 -  GS quyết tri nuôi dạy các con nên người

Cụ giáo Kế(anh cả của GS) muốn GS từ bỏ Đại học Y Đông Dương về Huế để làm việc và phụng dưỡng cha mẹ. GS trả lời cụ Kế: “ Em sẽ đền đáp công ơn cha mẹ bằng việc quyết nuôi dạy 3 con nên người”. Chuyên ấy đã trở thành hiện thực.

Các con của GS đều học hành thành đạt, có người nổi tiếng trong nước và thế giới ( Như Đạo diễn điện ảnh Đặng Nhật Minh, NSND, Nguyên Chủ tịch Hội điện ảnh VN, Giải thưởng HCM trong lĩnh vực VHNT năm 2007); Con gái Đặng Nguyệt Ánh, TS Điện tử hạt nhân ở Đức, đã từng là cộng tác viên khoa học  tại Viện Đupna( Liên Xô); Con út Đặng Nguyệt Quý đã học tại Đại học tổng hợp Leningrad( Liên xô).

2. Đời sống:

GS ĐVN sống rất thanh bạch, đạm bạc, đời sống vật chất bình dân, không nhà riêng, không tài sản, một nhà giáo nghèo, ở nhà tập thể, chủ yếu ăn bếp ăn tập thể.  GS trang phục rất giản dị, nhưng nền nã, chỉnh chu,  chúng tôi chỉ thấy GS có vài bộ quần áo: mấy áo sơ mi trắng, vài quần kaki, bộ comple, vài ca vát, vài đôi dầy dép

Trường ĐHYHN có nhiều đại GS, nhìn các thày/ cô có nhà villa, biệt thự, cuộc sống  khá phong lưu, đôi khi chúng tôi thấy tủi thân vì Thày mình nghèo quá. Nhưng nghĩ kỹ lại thấy tự hào:Thày mình là một Trí thức nghèo( Bần Nho) nhưng nhiều chữ(Hàn Sỹ)

Có thể nói gọn lại GS ĐVN là một trí thức nghèo Bần nho – Hàn sỹ

3. Yêu đất nước thiết tha, yêu chế độ, một Đảng viên trung kiên

Là người rất yêu khoa học và say xưa nghiên cứu, GS đã từ bỏ các labo nơi có nhiều thày và đống nhiệp giỏi, nhiều điều kiện làm việc nghiên cứu, phát minh để vượt qua muôn vàn khó khăn tìm đường về nước phục vụ kháng chiến, phục vụ quân đội, phục  vụ nhân dân.  Khi học và làm việc tại Nhật, Ông tham gia hoạt động Hội Việt kiều yêu nước và là Chủ tịch Hội.

Tôi thiết nghĩ về mặt nào đó có thể nói: GS là một Chí sỹ yêu nước na ná như Cụ Phan Bội Châu, …Nho sỹ Phan Bội Châu sang Nhật đi tìm đường cứu nước. BS ĐVN sang Nhật tìm khoa học góp phần xây dựng khoa học – Y học của đất nước. Về nước Ông không về Hà Nội, không về trường cũ( Đại học Y Dược Đông Dương, không về quê hương( Huế) mà về Vùng kháng chiến) để tham gia kháng chiến.

Yêu nước là một chuyện, yêu chế độ ta lại là một chuyện khác. GS - Một trí thức lớn, sống lớn lên trưởng thành, được đào tạo - làm việc nhiều năm dưới chế độ cũ -  nhưng vừa yêu nước thiết tha vừa yêu chế độ ta và trở thành người cộng sản kiên trung - một điều rất đáng trân trọng!  Ở GS ĐVN chúng ta con thấy một người con, một người dân rất yêu quê hương – nơi mình được sinh ra - Ở gần và làm việc với GS Đặng Văn Ngữ chúng ta thấy từ:  giọng nói, phong thái, tác phong, ứng sử… có gí đó rất HUẾ!

4. Yêu chuyên ngành Ký sinh trùng:

Vào ngành KST tức là chấp nhận ít danh tiếng, thu nhập thấp, vất vả, KST là làm việc với chất thải ( phân, nước tiểu, đờm rãi,..), là giun sán, ghẻ lở, hắc lào, là chấy rận rệp, là ve mò mạt, … là làm việc chủ yếu với   người dân bần hàn, đến cộng đồng nghèo khó,…

Ngày mới về Bộ môn học chuyên khoa KST, chúng tôi được gặp nghe

GS kể chuyện vào nghề của mình:

Khoảng năm 1935 Trường Y Đông Dương tuyển Trợ lý gảng dạy KST, Có 2 người dự tuyển…

 SV  Đặng Văn Ngữ & SV Phan Huy Quát, tự nguyện dự tuyển, chọn nghề vất vả dễ lây nhiễm, thu nhập thấp,…BS Phan Huy Quát sau chuyển làm Nội khoa, rồi làm chính trị, sau có giai đoạn là Thủ tướng VN Cộng hòa,..(Đặng Văn Ngữ và Phan Huy Quát phát hiện thêm ổ sán lá gan nhỏ ở Hà Nam, bổ sung vào NC của Mathis & Leger năm 1911).  

Nghe chuyện này tôi thật Kính phục thày.

Chính do yêu thích ngành KST, thương người dân nghèo khó dễ bị nhiễm KST  nên cả đời mình GS đã đem hết tâm huyết, trí tuệ, sức lực cống hiến cho ngành KST, đặt những nền móng vững chắc cho ngành KST Y Học Việt Nam ngày càng phát triển triển.

Bài học ở đây là: Muốn giỏi, muốn lành nghề trước hết phải yêu nghề thật sự, an tâm nghề nghiệp, làm nghề KST phải chấp nhận gian nan.

Ngành KST Y học VN đã và đang phát triển  mạnh và sâu, hệ thống mạng lưới rộng khắp , có những mặt ngang tầm Khu vực, có những mặt tiệm cận thế giới. Các thế hệ học trò của GS có thể tự hào về lao động nghề nghiệp của mình.  Tuy nhiên tôi vấn thấy thiêu thiếu một cái gì đó khó nói,…Thưa quý anh/ chị đồng nghiệp KST y học, cho phép tôi nói thật:  hình như/ có lẽ là thiếu CHẤT ĐẶNG VĂN NGỮ trong khoa học thì phải?

Ngành KST y học phát triển mạnh, Được như vậy là do nhiều yếu tố, trong đó sự lựa chọn và yêu Nghế KST của GS, sự đào tạo truyền nghề của GS, các thành quả khoa học đồ sộ và tri thức to lớn mà GS để lại đóng vai trò quan trọng.

Qua đây chúng tôi thiết nghĩ những người làm nghề KST YH để sinh sống nên xem thày Ngữ là TỔ NGHỀ KST của mình, chúng ta uống nước nhớ nguồn!

Phần 5:

Về học vấn, tri thức, chiến lược, tư duy phát triển ngành  KST của GS

Học vấn:
- Có lẽ không nhiều nhà khoa học y tế giỏi sâu về cả về Khoa học cơ bản, Khoa học Y – Dược học cơ sở và khoa học chuyên ngành.

GS Đặng Văn Ngữ rất giỏi hoặc vững vàng về các lĩnh vực: toán học, y vật lý học, hóa học – hóa sinh, sinh học & di truyền, sinh lý học,  vi sinh, miễn dịch và đã từng dạy các môn đó ở những mức độ khác nhau cho cả Y và Dược, và vẫn dựa vào đó để làm nền tảng để phát triển các nghiên cứu khác.  GS đã từng làm Viện trưởng viện Vi trùng Quân khu 4 thời kháng chiến chống Pháp,  chủ nhiệm Bộ môn Sinh vật, chủ nhiệm các Bộ môn  - các labo: Vi trùng, Sinh lý , Hóa sinh, KST tại ĐH Y Dược  kháng chiến ở Tuyên Quang. Chủ nhiệm Bộ môn Sinh học – di truyền, chủ nhiệm Bộ môn Sinh lý học, chủ  nhiệm Bộ môn KST, Đại học YHN( sau khi tiếp quản Thủ đô, 1954).

GS góp phần xây dựng chương trình Toán Y cho Trường ĐH YHN, có lẽ do học ở người Nhật, người Mỹ nên GS đã đề nghị dạy thống kê sinh học cho sinh viên Y – Dược từ những năm 1960

Bài báo GS Đặng Văn Ngữ & GS Đặng Văn Chung( đầu ngành Nội khoa VN) viết về sốt rét ác tính đã dùng thuật toán phân tích số lượng và sự tăng sinh của các Mezoroites của Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae giải thích một cách thuyết phục một phần nguyên nhân gây sốt rét ác tính của Plasmodium falciparum.

Kết hợp lâm sàng:

Ngoài labo, GS rất coi trọng kết hợp bệnh viện, coi trọng lâm sàng, nghiên cứu về bệnh học KST; khám và điều trị bệnh nhân. GS không đồng ý gọi môn KST là Phi lâm sàng mà trước đây vần thường gọi, mà GS nói phải gọi là cận lâm sàng (paraclinic), GS đã cắm người của Bộ môn vừa làm ở Labo vừa làm ở BV( như BS Vũ Đào Hiệu,..), GS kết hợp khá chặt chẽ về chuyên môn với GS Đặng Văn Chung( Nội khoa), GS Vũ Công Hòe ( Giải phẫu bệnh), GS Trịnh Ngọc Phan( truyền nhiễm),…

Đưa hoạt động phòng chống KST về tận cơ sở, về cộng đồng : 

Ngoài những chuyên ngành nêu trên mang nhiều tính hàn lâm, tính labo thực nghiệm – thí nghiệm thì không thể không nhắc đến một lĩnh vực cực ký quan trọng mà GS rất quan tâm và phát triển có hiệu quả từ kháng chiến, nhất là sau năm 1954 đó là Y tế cơ sở/ Y tế công cộng/ Y tế cộng đồng. Các  bệnh do KST nhất là sốt rét, giun chỉ, giun sán mạng lưới phòng chống của KST đã phát triển từ Trung ương đến tỉnh, đến huyện, đến xã đến thôn bản ấp và đến từng nhà ở tất cả các vùng dich tễ trong đó đa số là vùng rừng núi, nông thôn, trong thời bình cũng như trong thời chiến. GS đề nghị cán bộ y tế Lôi cuốn mọi người tham gia, dùng các biện pháp dân gian, đơn giản nhưng có hiệu quả để phòng bệnh( xua muỗi, phát quang bụi dậm quanh nhà, ngủ màn, ăn chin uống sôi,     người dân phải uống thuốc SR trươc sự giám sát của y tế tại nhà,  lấy máu xét nghiệm sốt rét tại nhà, phát thuốc sốt rét tại nhà, tại thôn bản,  lấy máu xét nghiệm giun chỉ về đêm tại nhà, tại thôn xóm, v.v…

GS đã đặt chân đến rất nhiều vùng miền, nhiều thôn xóm bản làng, xa xôi, heo hút. GS đã vào các nhà dân, các chuống trâu bò, các bụi cây quanh nhà, bìa rừng, các khe suối… để bắt muỗi vớt bọ gạy; GS lội ruộng lúa nước để NC tìm nguyên nhân gây viêm da vùng trồng lúa nước(tại nông trường Rạng Đông ở Giao Thủy – Nam Định), và phát hiện ra đó lá do sán máng vịt gây nên.

Ở khía cạnh này chúng ta có thể học GS Ngữ là một thày thuốc chân đất, một tháy thuốc của dân, một thày thuốc rất Nhân văn

- Kết hợp Đông - Tây y trong ký sinh trùng:

Là một người học thời Tây, Trường tây, Y học phương Tây, thày thuốc Tây Y, nhưng GS cũng rất quan tâm áp dụng, kết hợp y dược học cổ truyền.

Hàng chục Đề cương NC về dược liệu cổ truyền chữa một số bệnh KST đã được GS viết ra để Bộ môn KST thực hiện dần khi có cơ hội. Như:

- Công trình NC điều trị bệnh Trichomonas vaginalis bằng cao lá Nhội đã được nhóm NC của GS Nguyễn Thị Minh Tâm thực hiện có kết quả và đã được đưa vào áp dụng,

- Các NC điều trị lỵ amip bằng Dược liệu: lá mơ, cỏ sữa lá nhỏ, cỏ sữa lá lớn, mộc hoa trắng, hoa hòe, … Bộ môn KST và Viện Dược liệu VN hối hợp nghiên cứu, trong đó có đề tài tốt nghiệp của BS Nguyễn Đức Ngân( nguyên chủ nhiệm Bm KST Đại học y Thái Nguyên).

- Nghiên cứu cây thanh hao hoa vàng điều trị sốt rét đã được GS Ngữ nêu lên từ trước, sau được GS Đỗ DươngThái chỉ đạo triển khai, nhóm nghiên cứu có GS.TS Nguyễn Văn Đề thực hiện( Khi đó GS Đề đang là SV nội trú KST) , BS Đề và  tôi đã vào  BV nhiễm Chợ Quán ngay sau ngày giải phóng miền Nam để tiếp tục nghiên cứu đề tài này..V.v…

Chúng ta học được ở GS: KST cần phải kết hợp vơi YH cổ truyền trong NC điều trị bệnh do KST.

Phần 5

GS Ngữ Một nhà kỹ thuật, một người nhiều sáng kiến, sáng chế khắc phục khó khăn để làm NC

Phương châm/ quy trình làm NCKH của GS ĐVN nói chung là:(1) Đặt ra các giả thuyết/ viết đề cương; (2) Đi tìm bằng cớ để chưng minh: Qua: Thực nghiệm, thí nghiệm, điều tra ở labo & ở cộng đồng ; (3) Kiểm định/ áp dụng thực tế/ thực địa rồi đánh giá.

Trong quy trình làm việc – NC đó GS rất coi trọng tìm bằng cớ để chứng minh, đưa ra kết luận trung thực… Vì vậy GS rất chú trọng làm thí nghiệm, thử nghiệm, rất chú ý tới điều kiện / phương tiện để làm kỹ thuật.                     

Chúng ta nói nhiều về Nhà khoa học Đặng Văn Ngữ, thực ra Khoa học & Kỹ thuật lống ghép làm một. Nhưng ở đây tôi muốn  nhận mạnh một chút ở khía cạnh kỹ thuật, khắc phục khó khăn, tìm tòi, sáng kiến, sáng chế tạo ra công cụ NC. Nhất là trong kháng chiến chống thực dân Pháp, và trong những năm sau hòa bình được lập lại, các labo, các phòng thí nghiệm, … lạc hậu và vô cùng thiếu thốn trang bị.

Vài vi dụ về phát triển kỹ thuật và sáng chế của GS ĐVN:

- GS Ngữ chú trọng đến Mô bệnh học trong  bệnh ký sinh trùng, và cấu tạo mô của KST: Tại Bộ môn KST ĐHYD HN, GS đã lập một nhóm chuyên cắt cúp( microtome) để xem thay đổi gan, tụy, tạng  trong bệnh giun sán, cắt các thiết đồ ngang của giun sán để NC hình thái của chúng. Thời thuộc Pháp GS còn chú ý cả mổ xác để nghiên cứu về KST, qua đó thấy tổn thương giảI phẫu bệnh lý do ký sinh trùng. Cũng qua mổ xác GS tìm thấy sán lá nhỏ trong tụy, tìm được con giun kim đực( đó là con giun kím đực duy nhất ở miền Bắc được lưu giữ tại Bộ môn KST YHN.

- Dùng ngô, sắn và cả lương khô để điều chế môi trường nuôi cấy nấm, đó là một trong các điều kiện quyết định điều chế Penicillin thành công tại labo kháng chiến.

-  GS Đặng Văn Ngữ là một nhà vi trùng học( Ông nghiên cứu rất nhiều về vi trùng ở Hà nội, ở Nhật, ở Khu 4, ở Việt Bắc…),GS Nghĩ ra phương pháp vaporisator – phun vi khuẩn bằng bơm kím nhỏ trên môi trường thay cho kỹ thuật ria cấy truyền thống nhờ vậy có được lớp vi khuẩn nhiều và đều khắp trên mặt môi trường thuận tiện cho việc thử thuốc kháng sinh.

- GS Ngữ đã dùng thủy tinh kéo thành kim thủy tinh làm tiêu bản cắm kim muỗi thay cho kim bằng kim loại hay dỉ

- Trong khi VN chưa có bộ thử tác dụng của hóa chất với côn trùng – muỗi, thử tác dụng tồn lưu của hóa chất,  GS đã thiết kế và cho làm thành công để thay thế, dụng cụ này đã được áp dụng nhiều năm.

- Để nghiên cứu tác dụng của các hóa chất, thuốc, dược liệu đối với KST (như giun đũa )  trong phòng thí nghiệm, GS đã cho làm thành công dụng cụ dùng điện ghi “cơ ký”( kimographi ) để theo rõi hoạt động của giun trong môi trường thuốc thử nghiệm thuốc.

- Để nghiên cứu hiện tượng giun đũa cuộn lại gây tắc ruột, giun đũa chu ống mật chủ, chui ống tụy…GS đã cho ra đợi một dụng cụ bằng ống thủy tinh được thiết kế thích hợp để nghiên cứu với các môi trường khác nhau, các độ pH khác nhau ở ruột,…

- Phân ngành KST y học đều biết tác giả của phg pháp XN tìm trứng giun kim ở hậu môn bằng băng dính dính mà tác giả là GS ĐVN, rất tiện dụng so với phương pháp dùng tăm bông. Phương pháp này được quốc tế thừa nhận là phương pháp ĐVN.

- Phương pháp tính mật độ ấu trùng giun chỉ trong máu,

Chúng ta đếu biết mật độ ấu trùng giun chỉ trong máu ảnh hưởng tới độ nặng nhẹ của bệnh, và nhất là môt trong các yếu tố quyết dịch tễ của bệnh, GS đã dùng buống đếm máu để tính mật độ ấu trùng . Phương pháp này được quốc tế công nhận ( Langeron) và lấy tên GS đặt cho phương pháp này.

Và còn nhiều phát kiến nữa…

Các phát kiến này đã được áp dụng có hiệu quả một thời dài tại nhiều nơi: ĐH YDược kháng chiến, Viện Penicillin, Viện Vi trùng Quân khu 4, ĐH YHN, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương, và nhiều nơi khác…

Với trình độ cao, uyên thâm, uyên bác, nghiêm túc về nhiều lĩnh vực khoa học cơ sở và khoa học y học, được các nhà khoa học trong nước và một số  nhà khoa học quốc tế:  Pháp, Nhật, Mỹ, Liên xô… thừa nhận,   tôi xin phép mạnh dạn nghĩ rằng  : cùng với một số Nhà y học khác , GS Đặng Văn Ngữ ở tầm BÁC HỌC về y học ở Việt Nam

Qua phần trên chúng ta có thể học từ GS: sự say sưa, suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, khắc phục khó khăn, để làm NC, để đi tìm bằng cớ, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn

Phần 6.

GS Đặng Văn Ngữ, một nhà giáo khả kính, một nhà sư phạm rất sư phạm , một học viên tôn sư trọng đạo.

GS Đặng Văn Ngữ - một thày giáo mẫu mực,

Mô phạm ,thị phạm từ giảng đường đến ngoài đời, từ làm việc đến sinh hoạt. Ở bất ký môi trường giảng dạy nào thì hình ảnh, tác phong, hành vi, ngôn ngữ của Nhà giáo khả kính  vẫn toát lên ở GS Đặng Văn Ngữ, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công việc đào tạo( chuẩn bị bài giảng chu đáo, cẩn thận, đúng giờ, ngôn ngữ và thuật ngữ khoa học chuẩn, chú ý các kênh thông tin: chữ & hình ảnh chính xác, trang phục gọn gàng,  luôn lấy phản hồi từ người học…). GS Ngữ rất chú ý đến thực hành, thực tập của học viên.

GS Đặng Văn Ngữ một người Thày ra Thày, ( cổ nhân nói: Thày phải hơn trò ít nhất một cái đầu), Thày Ngữ hơn các trò nhiều , rất nhiều cái đầu...

Qua thày Ngữ học trò nếu chăm chú , quan sát  và chăm học thi không chỉ học được Chữ, mà còn học được Nhân,   Lễ ,  Nghĩa,    Trí,     Tín, học được phong cách và tác phong làm việc khoa học…

- GS Đặng Văn Ngữ một nhà giáo nhà khoa học rất trung thực, khách quan, dũng cảm bảo vệ lẽ phải

Một thí dụ: Chúng ta đều biết : Vào khoảng những năm trước năm 1960 học thuyết Morgan – Manden bị các nước Xã hội chủ nghĩa phản đối…GS bằng trí tuệ và thực tiễn của mình  Ông không nghĩ vậy. Ông không tranh luận ồn áo, nhưng tôn trọng những điều khách quan, khoa học…của  học thuyết này, Thày vấn đàng hoàng giảng giải học thuyết này cho sinh viên chúng tôi giữa trường ĐH YD Hà Nội( vào thời ấy thử hỏi mấy ai dám làm như vậy).

- GS ĐV Ngữ - một  học trò  tôn sư trọng đạo,” nhất tự vi sư.”

Minh chứng:

* Đặt tên muỗi: An.tonkinensis….

GS Galliard đặt tên : An. Tonkinensis, ngữ  et Galliard,(BS Đặng Văn Ngữ tìm thấy con muỗi này). Nhưng “ học trò” Đặng Văn Ngữ đặt tên : An. tonkinensis Galliard et ngữ, Sau quốc tế thống nhất đặt tên: An.tonkinensis ( tên nơi tìm thấy con muỗi).

Ở đây việc đặt tên con muỗi là chuyện rất nhỏ, nhưng tôn sư trọng đạo là chuyện lớn mà chúng ta học được từ GS.Đặng Văn Ngữ, và ta cũng học được sự đàng hoàng – trọng trò của Thày Galliard. 

* GS đã lấy tên thày thuốc, thầy giáo người Pháp là Lucas Champonnier tình nguyện sang dạy ở Trường ĐH Y Dược Đông Dương, được SV Việt Nam yêu quý, Thầy chết  ở VN vì bệnh truyền nhiễm để đặt tên cho BV nhỏ của một nhóm BS trẻ, để bày tỏ sự tưởng nhớ và biết ơn thày của mình

( Có người không hiểu vì sao lại lấy tên một Pháp đặt tên cho BV ở VN? )

 Phân 7.

GS Đặng Văn Ngữ một người làm việc rất nghiêm túc, nghiêm khắc nhưng dễ gần, tác phong bình dân – hòa đồng, sống thực tế, sinh hoạt điều độ,

-  GS Ngữ người thủ trưởng gương mẫu, nghiêm khắc, độ lượng, tế nhị, hòa đồng

- GS làm việc nói chung là rất nguyên tắc, nghiêm khắc, tỷ mỷ chính xác nhưng linh hoạt trong mọi công việc khi cần thiết. Vì vậy tuy rất mệt và rất sợ nhưng ai cũng nể trọng, thích làm việc trực tiếp với thày vì học được nhiều do thày dùng phương pháp cầm tay chỉ việc nên học được, làm được.

* Về sự nghiêm khắc:

Thí dụ khi nghe tiếng ô tô của GS đến Bộ môn là chúng tôi “chạy mất dép”….về bàn đá ngồi làm việc

GS quy định: Đến Bộ môn, đến labo là phải ngồi vào bàn đá để làm việc: soi kính, làm tiêu bản, định loại muỗi, pha môi trường, XN phân , XN máu,  làm thí nghiệm, cắt cúp, người nuôi giun, người thử thuốc,..

Khi Thày vắng Bộ môn, chúng tôi đôi khi tụ tập ngồi bàn gỗ, bàn nước nói chuyện tào lao…

GS Ngữ mỗi lần đến Bộ môn chủ yếu là ngồi bàn đá, đến các bàn đá nhân viên đang làm để hướng dẫn, kiểm tra,…Chúng tôi sai nhiều lắm, thày vị tha và uốn nắn. Tại Viện SR – KST – CT, GS cũng chủ yếu làm việc tại các labo, khoa  - phòng thí nghiệm, chứ không ngồi ở Phòng Viện trưởng là chính

Thí dụ về dùng DDT & 666: Nhà nước quy định DDT cho Y tế, 666 cho Nông nghiệp, Thú y,…Một lần BM KST, ĐHYHN dùng DDT tại nơi sơ tán phòng chống nạn bọ chét đốt SV ở nơi sơ tán tại Thái Nguyên. Thày phát hiện ra, chúng tôi chỉ còn cách “ độn thổ” hoặc “ thăng thiên”...

-  GS ĐVN, một người bạn, một người anh gần gũi hòa đồng:

GS cởi mở, gần gũi, bình đẳng trong sinh hoạt:

Ăn tập thể - “lính tráng có suất” : Không cho nhân viên cấp dưỡng ưu tiên thức ăn cho mình

Ở đây ta học được GS tính 3 cùng: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng nghiệp

- Tạo môi trường làm việc thoải mái, không quan cách:

GS Không cho học trò , đồng nghiệp gọi mình là” thày”

Hồi mới về BM: tôi thấy thày Thế - cô Tâm, gọi  GS là anh, tôi hoảng quá, hỏi ra mới biết là thày Ngữ bắt xưng hô như thế, vì…để gần gũi, thân mật, dễ trao đổi về chuyên môn và tâm tư, và để cho học trò sẵn sàng bộc lộ cái dốt của mình để Thày sửa ...

- GS là một người gần gũi, dí dỏm, pha trò,.

Một buổi sáng  Bộ môn đang họp ở nơi sơ tán, đang lúc đói quá một bác thổ dân bán bánh sắn đi ngang, thày cho gọi và mua cho mỗi người 2 cái. Mọi người ăn hết bay trừ PGS Tâm mới ăn hết 1 cái. Thày Ngữ mời cô Tâm ăn tiếp.

Thày Ngữ vừa dứt lời  thì thày Phạm Hoàng Thế nói ngay: .“ chị Tâm người to nhưng bụng bé”, 

Thày Thế vừa dứt lời thì GS cầm chiếc bánh của PGS Tâm đặt vào chố thày Thế và nói: “ cậu ăn đi cho đối xứng” ….(ý là “ Cậu bé nhưng bụng to”)

- Tác phong bình dân, lấy hệu quả làm trọng, tôn trọng cá tính, sở thích các nhân

Một thí dụ:

GS Ngữ nêu nguyên tắc: ai hút thuốc lá thi cứ tự nhiên, nhưng xin mời xuống sân trường hút.

GS Đỗ Dương Thái: “Vâng, vậy xin phép anh cho tôi ở sân trường cả ngày ạ” (GS Đỗ DươngThái thường hút hết điếu nọ làm mồi sang điếu kia).

Vụ này GS Ngữ đành “thua”  GS Thái  vì tôn trọng cá tính/ sở thích của GS Thái).

- GS ĐVN một người rất thực tiễn, không hình thức

 

 

Một tỉnh nọ xin đổi ô tô sang đẹp hơn lấy chiệc com măng ca tàng tàng của thày…Thày từ chối vì ô tô của thày là để đi nông thôn chủ yếu leo rừng núi, vì hồi đó GS tập trung chủ yếu cho Chương trình Tiêu diệt bệnh sốt rét.
Phấn 8:

Khen thưởng : 

Suốt đời lao động khoa học không mệt mỏi với nhiều công trình NC nổi tiếng rất hiệu quả, tận tụy với Nước, với Dân, chiến đấu hy sinh quên mình…GS đã được Nhà Nước tặng thưởng rất nhiều phần thưởng cao quý, Huân/ huy chương, danh hiệu.  Tiêu biểu là:

- Hai huân chương kháng chiến

- Anh hùng liệt sỹ

- Giảỉ thưởng HỒ CHÍ MINH về khoa học lần thứ nhất

Phần 9:

NHỮNG BÀI HỌC CHÍNH TỪ CUỘC ĐỜI LAO ĐỘNG & HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CỦA GS ĐẶNG VĂN NGỮ

Năm 1973 GS Đỗ Dương Thái & GS Vũ Phong trao đổi với nhau tại Bộ môn KST ĐHYHN về việc tổ chức cuộc họp/ gặp mặt để tưởng nhớ GS Đặng Văn Ngữ. Tôi được gọi vào làm thư ký. Hai nhà đồng sáng lập Hội nghị KST YH nêu 3 Mục đích của Hội họp, gặp măt / họp/ Hội nghị này là

(1)   Kỷ niệm ngày hy sinh của Anh hùng LS Đặng Văn Ngữ, qua đó trao đổi nêu những điều học tập từ tấm gương của GS( giờ gọi là Bài học từ GS ĐVN)

(2)   Trao đổi về Khoa học

(3)  Trao đổi chia sẻ giữa các Trường về đào tạo và nghiên cứu KST

(  Hội nghị Khoa học và Đào tạo KST)

Tôi xin phép nói rất tóm tắt về một trong các Mục đích chính của Hội nghị(tôi nghĩ những người làm KST Y học đã tự mình rút ra bài học và đã làm theo GS Đặng Văn Ngữ ít nhiều…..)

 Ở trên tôi đã nêu vài cụ thể về học tập gì ở GS ĐVN qua các nội dung trình bày, theo tôi có thể cô đọng về những bài học lớn có thể học tập và quan trọng là làm theo GS ĐVN là:

1. Khi làm nhiệm vụ Khoa học:

Đề tài nghiên cứu có thể nhiều hay ít, có thể to hay nhỏ,  vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng đã làm nghiên cứu chúng ta đều học được từ Nhà khoa học Đặng Văn Ngữ là: Say xưa nghiên cứu, suy nghĩ kỹ, cẩn thận, Nghiêm túc thực nghiệm, kiểm nghiệm, tỷ mỷ; sáng tạo; trung thực, khách quan. Nhìn vào thực trạng hiện nay, cho phép tôi đươc nhấn mạnh lại 2 cụm từ khóa là: Tính trung thực &  tính khách quan trong khoa học.

2. Khi làm nhiệm vụ giáo viên: Chúng ta học được ở thày giáo Đặng Văn Ngữ:  trước hết chuyên môn phải vững / thật vững; tính sư phạm/ mô phạm / thị phạm phải cao. Thày ra thày  

3. Khi làm nhiệm vụ chữa bệnh cho người nhiễm, người bị bệnh KST- đa số trong họ là những người yếm thế, người nghèo khó:  Chúng ta học được ở thày thuốc Đặng Văn Ngữ: tính nhân ái  và tính  nhân văn

Phần 10

GS Đặng Văn Ngữ- một chiến binh áo trắng thực thụ:

(1)  Từ bỏ nơi đủ điều kiện nghiên cứu phát minh, vật chất đủ đầy, gian nan  tìm đường về nước  tham gia cuộc kháng chiến vĩ đại, tôi nghĩ GS biết gian khổ, nguy hiểm như thế nào, dũng cảm về nước, nhưng không về Hà Nội, không về Huế mà về vùng kháng chiến.

        (2)  Đi “ B” công tác năm 1967:

Ngay khi xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch Tiêu diệt bệnh sốt rét ở miền Bắc nước ta, ngay trong thời Hòa bình - chưa có chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, kết quả rất khả quan, bằng sự hiểu biết sâu sắc và thực tế của mình, GS đã nói trong nội Bộ mộ môn chúng tôi rằng: Loại trừ một bệnh nào đó ra khỏi đời sống cộng đồng là một việc rất khó nếu không có vaccine. GS lấy thí dụ về bệnh đậu mùa, bệnh bại liệt. Bây giờ chiến tranh lan rộng và ác liệt, phòng chống sốt rét càng khó khăn gấp bội

Ấp ủ có thêm giải pháp miễm dịch từ lâu lại thôi thúc GS.

Đây là chuyến đi thực hiện nghiên cứu mà GS đã manh nha từ lâu, đã xây dựng về giả thuyết nghiên cứu, đã đọc và suy nghĩ rất kỹ, đã qua vài đợt nghiên cứu thăm dò, tôi nhớ là hai lần vì  mỗi lần đi công tác lâu lâu, GS đều họp Bộ môn dù ở nơi sơ tán. Nghiên cứu thăm dò đã thực hiện tại Quảng Binh và Vĩnh Linh. Trong thư gửi cho con gái sau mỗi chuyến đi nghiên cứu thăm dò này, GS có nhắc tới những trận bom đạn ác liệt của Mỹ và cũng có  lời tỏ ra hài lòng một phần về kết quả nghiên cứu ban đầu, nên GS tin tưởng và quyết tâm tiếp tục phát triển.

Khi dự định chọn địa điểm (x) - nơi GS tin rằng cơ hội tìm thấy nhiều vật liệu chính cho nghiên cứu sẽ lớn hơn, nghiên cứu về vấn đề (y) đều là bí mật, ( tương đối),

Về địa điểm nghiên cứu  đã được nhiều cấp, nhiều người( kể cả Trung ương, Chính phủ) cảnh báo về mức độ ác liệt của  chiến tranh tại đây. GS biết rõ điều nguy hiểm - rủi do đó nhưng chấp nhận, và xin đi bằng được vì sự tin tưởng vào chuyên môn, sự nóng lòng tìm giải pháp hữu hiệu phòng chống bệnh sốt rét đang hàng ngày đang cướp đi bao sinh mệnh người lính và đồng bào, vi sự dũng cảm phi thường và vì… TRÍ LỚN.

Trong chuyên đi công tác nghiên cứu định mệnh này: vì bom đạn quân thù: tiếc thay…, trí lớn… chưa thành…!

Nhà khoa học lớn - Người chiến binh áo trắng kiên cường ngã xuống LÚC:  đang làm nghiên cứu, TẠI:  labo dã chiến, GIỮA:  chiến trường ác liệt,  TRÊN:  mảnh đất quê nhà… SAU:  mấy mươi năm xa cách! …         

Lời kết

“ Lá đã rụng về cội” trên nửa thế kỷ nay,…. Nhưng hình ảnh về cuộc đời TRONG SÁNG – THANH BẠCH,  SỰ NGHIỆP VẺ VANG  với những CỐNG HIẾN ĐỒ SỘ & GIÁ TRỊ VỀ KHOA HỌC & THỰC TIỄN, những TRI THƯC SÂU RỘNG  và NHÂN CÁCH LỚN của GS Đặng Văn Ngữ đã… và vẫn đang ảnh hưởng rất tích cực cho đến tận… ngày nay và sẽ trường tồn… mãi mãi..

                                                            PGS.TS Phạm Văn Thân

 
(Nguyên Trưởng BM KST ĐHY HN) 
 

Thống kê truy cập

Đang online: 554

Số lượt truy cập: 23,111,538