Mỗi gia đình là một cán bộ truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết   10/19/2015 9:11:28 AM

Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tại Chiến dịch mẫu diệt lăng quăng tại phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương sáng 16/10/2015.

  PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đã tham dự chỉ đạo và chủ trì chiến dịch diệt loăng quăng phòng chống sốt xuất huyết. Tham dự chiến dịch còn có sự tham gia của Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm y tế dự phòng, Sở Y tế, lãnh đạo các sở/Ban/Ngành của tỉnh Bình Dương, cùng đông đảo các nhóm tình nguyện viên, phóng viên báo đài trung ương và địa phương về dự và đưa tin cho hoạt động 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu chỉ đạo tại chiến dịch

Trong những năm qua, với sự tham mưu tích cực của ngành y tế, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp, công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết đã đạt hiệu quả cao. Bệnh sốt xuất huyết số mắc và tử vong giảm mạnh so với những năm trước đây. Năm 2014  bệnh sốt xuất huyết có số mắc, chết giảm thấp nhất trong vòng hơn 10 năm qua. Tuy vậy thành quả phòng chống sốt xuất huyết vẫn chưa bền vững, sốt xuất huyết vẫn có nguy cơ bùng phát làm ảnh hưởng đến an ninh y tế và sức khỏe của người dân nếu không quyết tâm ngăn chặn.

Phát biểu chỉ đạo tại chiến dịch Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết:  Bệnh sốt xuất huyết là do muỗi truyền, bệnh lưu hành không phải dịch bệnh mới nổi, theo chu kỳ 5 năm, hiện nay chưa có vắc xin và chưa có thuốc đặc trị. Tỉ lệ tử vong đặc biệt cao nếu không dùng đúng pháp đồ điều trị.

 
Bộ trưởng Bộ Y tế cùng các đội xung kích tham gia đổ các lu nước đọng

Năm 2015 với tính chất chu kỳ dịch, hiện nay là mùa mưa thời điểm bệnh sốt xuất huyết gia tăng đặc biệt là phía nam, việc phòng bệnh sốt xuất huyết chủ yếu hiện nay vẫn là giải quyết véc tơ truyền bệnh như phun thuốc hóa chất diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy. Bộ trưởng nhấn mạnh, để phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất, cần hành động nhỏ nhất như diệt loăng quăng, bọ gậy. Với mục tiêu không còn bọ gậy không có sốt xuất huyết.

Để công tác phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị:

1) Các cơ quan truyền thông cần tuyên truyền trên mọi phương tiện thông tin đại chúng để người dân tiếp cận được và biết về nguồn bệnh, cách truyền bệnh và cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Tuyên truyền cho người dân cách diệt loăng quăng vệ sinh sạch sẽ nơi ở;

2) Người dân cần chủ động trong việc phòng chống dịch bênh sốt xuất huyết bằng cách chủ động diệt loăng quăng, khơi thông các bể, người dân phải là những truyền thông trực tiếp cho việc phòng chống dịch sốt xuất huyết;

3) Chính quyền địa phương, các Ban/Ngành, đoàn thể cùng các tổ chức chính trị cần tạo nguồn lực bên cạnh đó tang cường đẩy mạnh các công tác truyền thông để các hội viên người dân hiểu và trực tiếp tham gia các hoạt động phòng chống sốt xuấ huyết, hoạt động diệt loăng quăng; 

4) Đối với ngành Y tế cần tham mưu cho chính quyền địa phương triển khai rộng rãi hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại địa phương nhằm nâng cao ý thức của người dân.

Ngay sau lễ triển khai chiến dịch mẫu diệt lăng quăng “Đội đặc nhiệm phòng chống Sốt xuất huyết” do Bộ Y tế, Viện Pasteur TPHCM và tỉnh Bình dương trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo thực hành chiến dịch tại phường An Phú, thị xã Thuận An với các hoạt động phong phú như: Tuyên truyền vận động, huy động sự chủ động tham gia phòng chống sốt xuất huyết trên các xe loa tuyên truyền, loa phát thanh …; Đến từng hộ gia đình hướng dẫn người dân cùngtham gia thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy, ngăn muỗi đẻ trứng phòng chống bệnh SXHD bao gồm loại bỏ vật chứa nguy cơ, diệt lăng quăng và bảo vệ vật chứa nước…


Nguồn: Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế

Thống kê truy cập

Đang online: 49

Số lượt truy cập: 22,970,548