Bệnh sốt rét: Muỗi vector đang liên tục thích nghi.  1/14/2013 10:58:55 AM

Theo báo ScienceDaily (ngày 5 tháng 11 năm 2012) – Muỗi mang mầm bệnh sốt rét liên tục thích nghi, một số đã phát triển khả năng đề kháng, số khác đã thay đổi hành vi của chúng. Muỗi Anopheles, là các vectơ truyền sốt rét, luôn luôn tìm ra những cách để làm thất bại nỗ lực của con người bảo vệ mình khỏi căn bệnh này.

Các nhà nghiên cứu của Viện nhiên cứu và phát triển (IRD) (Pháp) và các cộng sự (1) đã phát hiện khả năng thích nghi tuyệt vời của muỗi, đã làm giảm hiệu quả của các chiến lược chống lại sự hiện diện của chúng. Một thử nghiệm lâm sàng được tiến hành ở 30 ngôi làng  tại Benin đã chứng minh rằng, việc phối hợp hai biện pháp màn tẩm với hóa chất deltamethrin, và phun hóa chất tồn lưu trong nhà diệt côn trùng hiệu lực cao khác trong khoảng thời gian 18 tháng, đã không giảm được căn bệnh này. Số lượng ca bệnh và tỷ lệ mắc (2) ở trẻ em cũng đã không giảm khi so sánh với việc sử dụng màn chống muỗi đơn thuần. Tại một số địa phương, việc sử dụng màn đã dẫn đến một sự thay đổi trong thói quen săn mồi của các loài côn trùng thuộc giống Anopheles, loài mà thường đốt người vào ban đêm. Bây giờ chúng trú đậu ở bên ngoài nhà và đốt người lúc bình minh. 

Một câu hỏi được đặt ra là vậy về lâu dài hiệu quả của các biện pháp phòng chống muỗi sẽ như thế nào?. Các nhà khoa học một lần nữa sẽ cần phải có những sáng kiến trong công tác phòng chống đổi mới nếu chúng ta muốn một ngày nào đó loại trừ được căn bệnh này vĩnh viễn. 

Theo các khuyến cáo của WHO, có 290 triệu màn tẩm hóa chất diệt muỗi đã được phân phát ở khu vực cận Sahara (Châu Phi) từ giữa năm 2008 đến 2010, như vậy đã cung cấp các phương tiện bảo vệ cho 580 triệu người trong vùng sốt rét lưu hành. Đồng thời 80 triệu người, hay 10% dân số có nguy cơ, cũng được bảo vệ bằng phun hóa chất diệt côn trùng trong nhà. Tuy nhiên, với 200 triệu người bị nhiễm mỗi năm và hơn 700.000 ca tử vong trên toàn thế giới, trong đó 80% ở châu Phi, bệnh vẫn tiếp tục là một mối đe dọa chủ yếu đối với sức khỏe cộng đồng. Trở ngại lớn nhất trong công cuộc giảm gánh nặng bệnh sốt rét là do muỗi có khả năng thích ứng với các pyrethrinoids, hóa chất diệt côn trùng chính thức được khuyến cáo sử dụng. Như phát hiện bởi các nghiên cứu gần đây được thực hiện các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu và phát triển (IRD) và các cộng sự (1) ở Benin, vector chính  Anopheles gambiae, đang kháng với hóa chất diệt côn trùng và làm giảm hiệu quả các chiến lược của các quốc gia có Chương trình quốc gia về phong chống bệnh sốt rét. Vector chính khác ở Benin, Anopheles funestus, đã chọn chiến thuật khác: là tránh tất cả các tiếp xúc với thuốc diệt côn trùng bằng cách thay đổi thói quen săn mồi của nó.

a.-gambiae.jpga.-funestus.jpg

              Anopheles gambiae                                            Anopheles funestus

Sự kết hợp giữa các biện pháp 

Một loài với một khả năng riêng biệt mạnh mẽ cho sức đề kháng, An. gambiae đã thành công trong việc biến đổi gen di truyền để chịu được phơi nhiễm với các hóa chất pyrethrinoids. Để đối phó với hiện tượng này, trong nhiều năm Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo sử dụng kết hợp màn tẩm hóa chất có hiệu quả lâu dài, cùng với phun tồn trong nhà hóa chất carbamate, một nhóm hóa chất diệt côn trùng khác, Phun hóa chất là một cách khác tác động đến hệ thống thần kinh của côn trùng, và đã có hiệu quả rõ rệt. Phun các hóa chất diệt côn trùng này lên trên các bức tường nơi cư trú tạo đã làm chậm sự xuất hiện hoặc phát triển kháng, do ảnh hưởng của tiếp xúc với các sản phẩm khác nhau. 

Muỗi tiếp tục đột biến 

Để xác minh hiệu quả của phương pháp tiếp cận "2 trong 1" mới này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng trong vòng gần 30 làng ở Benin. Sau khi áp dụng tẩm màn chống muỗi bằng hóa chất pyrethrinoids và phun tồn lưu hóa chất carbamates trong nhà, các nhà khoa học đã theo dõi việc sự truyền bệnh và số trường hợp mắc sốt rét ở trẻ em dưới 6 tuổi đại diện cho 85% trong tổng số những người bị mắc. Họ quan sát thấy rằng sau 18 tháng kết hợp các biện pháp bảo vệ giảm được căn bệnh này, cả trên lâm sàng, ký sinh trùng hoặc côn trùng. Cả Plasmodium falciparum (là ký sinh trùng chính về lây nhiễm bệnh tại điểm nghiên cứu) đã không giảm ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, số lượng muỗi mang đột biến được biết đến như “kdr”, là gien làm tăng khả năng đề kháng, đã tăng lên đáng kể, từ 20% đến trên 75% trong vòng 18 tháng theo dõi. Chiến lược kết hợp hai biện pháp như trên, đã không làm chậm sự xuất hiện của đột biến gien ở muỗi Anopheles gambiae. Sự thất bại này một phần có thể được giải thích hiệu lực tồn lưu vào tường đất trong nhà chỉ tồn tại một thời gian ngắn (các bề mặt xốp hấp thụ hóa chất diệt côn trùng). 

Muỗi linh hoạt hơn 

Đáng ngạc nhiên, Anopheles funestus đã không kháng pyrethroids mạnh giống như người anh em họ của nó. Để đối mặt với sự ra đời của hóa chất diệt côn trùng, nó thay đổi hành vi của mình. Một nghiên cứu thứ hai cho thấy An.funestus, đốt người trong nhà, bây giờ chuyển sang đốt người bên ngoài nhà thường xuyên hơn. Chỉ một năm sau khi triển khai trên diện rộng màn chống muỗi đã được ngâm tẩm trong các ngôi làng đang được nghiên cứu, các nhà nghiên cứu quan sát thấy tỷ lệ muỗi đốt người ngoài nhà đã tăng từ 45% đến gần 70%. Hơn nữa, thay vì đốt người trong khi họ ngủ vào giữa đêm, nó lại chuyển sang đốt người vào ban ngày. Như vậy các lý thuyết về vectơ sốt rét chuyên sống về đêm bây giờ cần phải được xem xét lại, đặc biệt là khi những con muỗi được tiếp xúc với áp lực nặng nề từ hóa chất diệt côn trùng. 

Việc triển khai chiến lược phòng chống vector đã làm giảm được tỷ lệ trong mắc bệnh và tử vong do sốt rét ở châu Phi. Tuy nhiên, hai nghiên cứu gần đã đây đặt câu hỏi về hiệu quả lâu dài của các biện pháp này. Sự bất ngờ, tăng đột biến các trường hợp sốt rét  gần đây cũng đã được báo cáo ở các nước khác. 

Những nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển tạo ra các biện pháp thay thế để ngăn chặn sự lây truyền bệnh sốt rét bên ngoài nhà. Bẫy mùi, hiện nay vẫn còn ở giai đoạn thử nghiệm, hay kỹ thuật làm sai lệch hormone là hướng nghiên cứu triển vọng cho ​​các nhà nghiên cứu.

[ ghi chú]

[1] Những nghiên cứu này đã được tiến hành trong quan hệ đối tác với Trung tâm Nghiên cứu Enthomological tại Cotonou và Đại sứ quán Pháp tại Benin, Viện Pasteur ở Madagscar và Đại học Aix-Marseille.

[2] Tỷ lệ mắc bệnh tỷ lệ % trẻ em không triệu chứng lâm sàng nhưng có mang ký sinh trùng đặc hiệu, Plasmodium falciparum.

Theo ScieceDaily người dịch: Bs Đặng Việt Dũng

Thống kê truy cập

Đang online: 10

Số lượt truy cập: 21,370,252