DANH SÁCH CÁC BÀI BÁO ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ PCSR SỐ 04 NĂM 2011  1/10/2012 12:40:10 PM

1.      NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH “ĐIỂM PHÁT HIỆN VÀ QUẢN LÝ BỆNH SỐT RÉT” CHO CỘNG ĐỒNG DÂN DI CƯ ĐẾN MỘT VÙNG SỐT RÉT LƯU HÀNH NẶNG Ở TÂY NGUYÊN
Lê Xuân Hùng, Nguyễn Quý Anh và CS Viện Sốt rét KST-CT TƯ
Tóm tắt
Mô hình “Điểm phát hiện và quản lý SR” đã được nghiên cứu năm 2006 tại các cụm dân di cư tự do đến các vùng sốt rét nặng ở tỉnh Daknông. Kết quả cho thấy mô hình thí điểm ở 15 cụm dân đã đáp ứng được nhu cầu thực tế về theo dõi bệnh sốt rét cho người dân di cư hiện nay trong thực tế không có y tế thôn bản và xa các cơ sở dịch vụ y tế. “Điểm phát hiện và quản lý SR” đã nắm được tình hình bệnh tật của dân di cư, phát hiện, điều trị sớm bệnh nhân mẵc và nghi SR, giới thiệu bệnh nhân nặng lên tuyến trên, theo dõi dân di biến động đân và tham gia các hoạt động PCSR khác. Mô hình này được cộng đồng dân di cư hoan nghênh và chấp nhận. Nhân viên tình nguyện sẵn lòng tham gia lâu dài và mong muốn được trở thành vhân viên y tế thôn bản. Chi phí để xây dựng và duy trì hoạt động một “điểm phát hiện và quản lý SR” trong 1 năm ước tính là 6.300.000VND. Tiêu chuẩn tuyển chọn tình nguyện viên phù hợp, đảm bảo cho họ tiếp thu được kiến thức cơ bản về SR, hiểu và nắm được các nhiệm vụ của mình và hoạt động lâu dài.
 
2.      THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỐT RÉT HUYỆN BÁC ÁI TỈNH NINH THUẬN QUA 5 NĂM (2006-2010)
 
Trần Văn Cư, Phạm Văn Ký
Trung tâm Phòng chống Sốt rét KST-CT Ninh Thuận
Tóm tắt
Theo dõi bệnh nhân sốt rét trong 5 năm tại huyện Bắc Ái Ninh thuận rút ra:
Tình hình sốt rét tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, trong 5 năm (2006-2010) tuy có giảm, nhưng còn nhiều biến động. Bệnh nhân sốt rét (BNSR) chiếm 49,38% toàn tỉnh. Trung bình mỗi năm có khoảng 736 trường hợp mắc sốt rét (SR). Tỷ lệ mắc SR hàng năm giảm không đáng kể từ 32,44/1.000 dân (2006) xuống 31,63/1.000 dân (2010). Tỉ lệ KSTSR chiếm 45,28% toàn tỉnh, tỷ lệ nhiễm P.falciparum chiếm 78,59 % so KSTSR toàn huyện. Số ca chết do SR giảm dần và từ năm 2008-2010 không có ca tử vong do sốt rét, nhưng tình hình SR vẫn còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt tình hình sốt rét tại 2 xã Phước Thành và Phước Thắng còn tỉ lệ mắc SR cao chiếm 58,79%, KSTSR chiếm 73,28% toàn huyện.
 
3.      ĐÁNH GIÁ  KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT KHÁNG THUỐC SULFADOXINE-PYRIMETHAMINE BẰNG KỸ THUẬT PCR VỚI CÁC ĐÔI MỒI ĐẶC HIỆU TẠI MỘT SỐ TỈNH VÙNG SỐT RÉT LƯU HÀNH
 
Bùi Quang Phúc1, Lê Đức Đào1, Nguyễn Văn Tuấn1, Trương Văn Hanh1,
Nguyễn Đức Giang1, Nông Thị Tiến, Lê Thị Thu Hương2
 
1. Viện Sốt rét-KST-CT TƯ
2. Trường Đại học Dược Hà Nội
Tóm tắt
Sử dụng kỹ thuật phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase (Polymerase Chain Reaction - PCR) với những đôi mồi đặc hiệu để nghiên cứu ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) P.falciparum kháng với  thuốc phối hợp sulfadoxin và pyrimethamin (SR2) tại các tỉnh Quảng Trị, Gia Lai, Ninh Thuận, Bình Phước  vùng sốt rét lưu hành. Nghiên cứu được tiến hành trên 179 mẫu máu thu thập trên bệnh nhân sốt rét do P.falciparum trước khi điều trị. Xác định các điểm đột biến trên gen dihydrofolate reductase (DHFR) và gen dihydropteroate synthase (DHPS) của ký sinh trùng sốt rét  P.falciparum bằng phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase với các đôi mồi đặc hiệu. Các điểm đột biến được xác định là 16, 51, 59, 108, 164 trên gen DHFR liên quan đến tính kháng thuốc pyrimethamin, và các điểm 436, 437, 540, 581, 613 trên gen DHPS liên quan đến tính kháng thuốc sulfadoxin. Kết quả 87,7% (157/179) mang gen kháng với thuốc pyrimethamin, và 26,8% (48/179) mang gen kháng với thuốc sulfadoxin.
4.      HÌNH THÁI GIAO LƯU VÀ HÀNH VI  PHÒNG, CHỐNG SỐT RÉT CỦA NGƯỜI  DÂN TẠI HUYỆN  BIÊN GIỚI A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2005-2007          
 
Nguyễn Võ Hinh 1, Lương văn Định 1, Lê Quang Phú 2, Thân Nguyên Tám 2, Nguyễn Cao Vĩnh Uyên 2, Đặng Văn Hướng 3, Nguyễn Dung 4, Dương Quang Minh 4, Hoàng Hữu Nam 4 và cs.
1. Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Thừa Thiên Huế 2. Trung tâm Y tế huyện A Lưới. 3. Ban Quân y Bộ đội Biên phòng. 4. Sở Y tế Thừa Thiên Huế
Tóm tắt
A Lưới là một huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Thừa Thiên Huế; sau những năm tác động các biện pháp can thiệp phòng chống bệnh, tình hình sốt rét tại đây  không ổn định. Số người mắc sốt rét từ năm 2003 đến năm 2006 có biến động và gia tăng, sốt rét thể ác tính vẫn xảy ra ở một số thời điểm nhưng không có tử vong, dịch sốt rét được khống chế nhưng vẫn có nguy cơ. Kết quả công tác phòng chống bệnh sốt rét tại đây duy trì chưa được bền vững do tình trạng  biến động dân khá phức tạp với nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao. Điều tra  từ tháng 07/2005 đến tháng 06/2007 tại huyện A Lưới ghi nhận số người đi rừng 71,36%, ngủ rẫy 17,02%, đi qua Lào 11,62%;  công nhân xây dựng 66,52%, dân đồng bằng, thành phố lên ở lại đêm 21,92%, người Lào ngủ lại qua đêm 6,44%, dân ở thôn bản qua Lào về 5,12%. Biện pháp sử dụng màn ngủ để phòng bệnh chiếm 52,11% (đi) và 65,75% (đến), các biện pháp khác có tỷ lệ thấp. Sự giao lưu, biến động phát triển nhiều trong mùa nắng nóng, trùng hợp với mùa truyền bệnh nên nguy cơ bị mắc bệnh sốt rét cao. 
 
5.      NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MUỖI  ANOPHELES TRUYỀN BỆNH SỐT RÉT Ở MỘT SỐ VÙNG CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
 
Dương Văn Bảo, Hoàng Xuân Thuận, Đoàn Văn Ngư, Lê Tự An,  Nguyễn Thị Tâm,  Phan Thị Hưng, Hồ Ngọc Điệu
Trung tâm phòng chống sốt rét & các bệnh nội tiết Bình Định
 Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2010, tại 8 xã của tỉnh Bình Định đại diện 4 vùng dịch tễ sốt rét. Kết quả: Có 15 loài Anopheles với 2.104 cá thể, trong đó 2 véc tơ chính là An. dirus và An.minimus, các véc tơ phụ là: An. aconitus, An jeyporiensis, An. maculatus. An. dirus có mặt vào mùa mưa, An. minimus có mặt cả vào mùa khô và mùa mưa.Vùng sốt rét lưu hành (SRLH) vừa có thành phần loài và mật độ véc tơ cao hơn các vùng sốt rét khác. Phương pháp bẫy đèn trong nhà có mật độ véc tơ cao nhất, ở phương pháp này thu thập đầy đủ 5 loài véc tơ. Mật độ của các véc tơ truyền bệnh sốt rét ở mùa mưa cao hơn mùa khô. Mật độ véc tơ sốt rét vào nhà ở phương pháp bẫy đèn cao gấp 1,92 lần so với ngoài nhà.Số lượng bệnh nhân sốt rét tăng cao vào tháng 10, giảm thấp nhất vào tháng 6. Vùng SRLH nặng có số bệnh nhân sốt rét cao nhất.
 
6.      ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ NHIỄM VÀ CƯỜNG ĐỘ NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT TẠI 4 XÃ TỈNH LÀO CAI
 
Trần Thị Thanh Bình,  Hán Đình Trọng, Phạm Thị Hạ, Đặng Thị Chải và CTV
Trung tâm PCSR-KST-CT tỉnh Lào Cai
Tóm tắt
Điều tra với 1.053 mẫu phân tại 4 xã thuộc 4 huyện của tỉnh Lào Cai cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung là 56,41%, trong đó tỷ lệ nhiễm giun đũa là 36,7%, tỷ lệ nhiễm giun móc là 19,85%, tỷ lệ nhiễm giun tóc là 13,58%, tỷ lệ nhiễm sán dây là 0,19%, tỷ lệ đa nhiễm giun sán là 11,87%. Tỷ lệ nhiễm giun ở học sinh tiểu học, trẻ em mầm non, mẫu giáo đã giảm nhiều sau 3 năm tẩy giun hàng loạt, tỷ lệ nhiễm giun ở ba nhóm nghiên cứu vẫn còn cao, đặc biệt là nhiễm giun móc ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ.
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để giúp cho việc hoạch định kế hoạch phòng chống các bệnh do ký sinh trùng những năm sau này.
 
7.      XÁC ĐỊNH LOÀI SÁN DÂY DÂY TAENIA SPP, ẤU TRÙNG SÁN LỢN Ở NGƯỜI BẰNG KỸ THUẬT PHẢN ỨNG CHUỖI POLYMERASE ĐA MỒI
 
Hà Viết Viên, Lê Đức Đào, Nguyễn Đức Mạnh. Hoàng Văn Tân,
 
Vũ Thị Nhung, Đoàn Hạnh Nguyên.
Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng Trung Ương
Tóm tắt
Sử dụng gen Cytochrome Oxydase Subunit I (COX1) từ  ngân hàng gen để thiết kế 4 mồi xuôi và 1 mồi ngược, áp dụng kỹ thuật phản ứng chuỗi Polymerase Chain Reaction (PCR). Kết quả đã nhân bản thành công 4 đoạn gen có kích thước 269 bp, 827 bp, 720 bp và 984 bp. Đó là sản phẩm theo thứ  tự  chứng tỏ các loài sán dây Taenia asiatica, Taenia saginata, và Taenia solium.
Đã phân tích 76 mẫu sán, trong đó có 65 mẫu sán dây, 11 mẫu ấu trùng sán lợn từ những bệnh nhân ở các tỉnh khác nhau thuộc Miền Bắc cho kết quả: có 38 mẫu sán dây   Taenia asiatica (58,46%), 27 mẫu sán dây Taenia saginata (41,54%), 11 mẫu ấu trùng sán lợn đều là Taenia solium (100%). Kết quả cũng cho thấy 3 loài sán trên cùng có mặt và phân bố ở nhiều tỉnh Miền Bắc.
 
8.      TÁI NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT Ở HỌC SINH TIỂU HỌC SAU
6 THÁNG TẨY GIUN HÀNG LOẠT TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI
 
Nguyễn Văn Đề1, Phạm Ngọc Minh1, Đỗ Dương Thắng1, Phạm Ngọc Duấn1,
 
Đỗ Thuỳ Trang2, Phùng Đắc Cam2
1. Bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y Hà Nội; 2. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Tóm tắt
Theo dõi tái nhiễm giun đường ruột tại 2 trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009-2010 bằng kỹ thuật xét nghiệm phân Kato-Katz cho thấy: ban đầu tỷ lệ nhiễm giun đường ruột chung là 62,66%, trong đó nhiễm giun đũa 41,43%, nhiễm giun tóc 38,80% và nhiễm giun móc 9,81%; sau 6 tháng có tỷ lệ nhiễm giun đường ruột chung là 37,37%, trong đó nhiễm giun đũa 27,47%, nhiễm giun tóc 14,71% và nhiễm giun móc 6,91%; sau 12 tháng có tỷ lệ nhiễm giun đường ruột chung là 58,11%, trong đó nhiễm giun đũa 47,02%, nhiễm giun tóc 16,52% và nhiễm giun móc 9,52%.
Ban đầu cường độ nhiễm giun đũa 2.395,75 trứng/gam phân, nhiễm giun tóc 362,53 trứng/gam phân và nhiễm giun móc 72,72 trứng/gam phân; sau 6 tháng cường độ nhiễm giun đũa 1.378,21 trứng/gam phân, nhiễm giun tóc 97,48 trứng/gam phân và nhiễm giun móc 35,38 trứng/gam phân và sau 12 tháng cường độ nhiễm giun đũa 898,67 trứng/gam phân, nhiễm giun tóc 57,00 trứng/gam phân và nhiễm giun móc 69,78 trứng/gam phân.
 
 
Đỗ Mnh Cư­ng, Nguyn Th Hng
Trung tâm Y tế Dự phòng - Hải phòng
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành tại khu vực nội thành Hải phòng ở đối t­ượng từ 30- 69 tuổi nhằm xác định tỷ lệ rối loạn dung  nạp glucose (RLDNG), đái tháo đ­ường (ĐTĐ), và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ cho kết quả
Tổng số 3.500 đối t­ượng đ­ược điều tra, trong đó nam chiếm  28,5% và nữ 71,5%. Tỷ lệ RLDNG chung là 12,1 %, tỷ lệ ĐTĐ chung là 6,1%, tỷ lệ rối loạn dung nạp đường huyết lúc đói (RLĐHLĐ) là 24,4% trong đó RLDNG ở nam là 9,1% và nữ là 13,3%, Tỷ lệ ĐTĐ ở nam và nữ t­ương ứng là 6,2% và 6,1%. Các yếu tố BMI, tăng huyết áp, hoạt động thể lực, và tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ có liên quan có ý nghĩa thống kê với RLDNG và ĐTĐ, với p < 0,05.
 
10. HIU QUĐIU TR  SÁN LÁ GAN LN BẰNG TRICLABENDAZOLE TẠI PHÒNG KHÁM VIỆN SỐT RÉT-KÝ SINH TRÙNG-CÔN TRÙNG QUY NHƠN
 
Nguyn Văn Chương, Triu Nguyên Trung
Nguyễn Xuân Thiện, Nguyễn Văn Khá
Tóm tắt
Theo dõi và điều trị 100 bệnh nhân sán lá gan lớn bằng thuốc triclabendazole theo 2 phác đồ 10 và 20mg/kg cân nặng, chúng tôi nhận thấy rằng:
- Triệu chứng đau vùng hạ sườn phải tăng lên sau ngày thứ nhất uống thuốc ở nhóm I (tăng 6%), nhóm II (tăng 10%); triệu chứng này giảm dần vào ngày thứ 2 và thứ 3 sau khi uống thuốc.
- Các triệu chứng đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hoá, sốt đều giảm từ ngày thứ nhất đến những ngày tiếp theo sau khi uống thuốc
- Triệu chứng ngứa, nổi mẩn đều tăng dần từ ngày thứ 2 và thứ 3 trở đi:  ngày thứ 3 tăng 9,52% ở nhóm I, tăng 22,22% ở nhóm II
- Sau 3 tháng điều trị, các triệu chứng lâm sàng giảm từ 77,5-100% ở nhóm I, giảm từ 76,92-100% ở nhóm II.
- Số lượng hồng cầu trước và sau 3 tháng điều trị cả nhóm I và II đều bình thường
- Sau 3 tháng điều trị số bệnh nhân có số lượng bạch cầu tăng ở nhóm I giảm 61,90%, nhóm II là 73,91%; số bệnh nhân có tăng tỷ lệ BCAT giảm 80% ở nhóm I; giảm 65,62% ở nhóm II.
- Các xét nghiệm về chức năng gan: SGOT, SGPT, bilirubin toàn phần ở cả 2 nhóm trước và sau 3 tháng điều trị thay đổi không đáng kể.
- Tác dụng phụ của triclabendazole ở cả 2 nhóm I và II bao gồm: đau tăng vùng hạ sườn phải, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, ngứa nổi mẩn. Tác dụng phụ của nhóm II có tỷ lệ cao hơn nhóm I; tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân có tác dụng phụ tương đối thấp, thường mất đi sau ngày điều trị thứ 2,3 và không cần xử trí gì.
- Thuốc triclabendazole dùng liều 10mg/kg/24 h uống liều duy nhất và liều 20mg/kg cân nặng chia 2 lần cách nhau 4-6 h cho kết quả về lâm sàng và cận lâm sàng tương đương nhau. Tuy nhiên kết quả theo dõi đánh giá ở 2 nhóm mới ở thời điểm sau 3 tháng điều trị.
 
11.  ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR (POLYMERASE CHAIN REACTION) PHÁT HIỆN NẤM CANDIDA SPP. GÂY BỆNH Ở NGƯỜI
 
Đỗ Ngọc Ánh1, Nguyễn Khắc Lực1, Nguyễn Duy Bắc2,
Nguyễn Thị Huyên3, Dương Thùy Linh3  1 Bộ môn Ký sinh trùng, Học viện Quân y,2 Bộ môn Giải phẫu, Học viện Quân y  3 Sinh viên DH39, Học viện Quân y
Tóm tắt
Chọn 9 mẫu nấm men dương tính từ kết quả nuôi cấy dịch âm đạo để tách DNA và thực hiện phản ứng PCR. Kết quả cho thấy 6/9 mẫu nhân được đoạn gen đặc hiệu và đã chọn 01 mẫu nấm để pha thành các dung dịch có nồng độ khác nhau để kiểm tra độ nhạy của phản ứng PCR. Kết quả kiểm tra độ nhạy cho thấy, với cặp mồi ITS1 và ITS4 phản ứng PCR có khả năng phát hiện nấm Candida spp. ở ngưỡng ≥ 0.5x105 CFU/ml.
Từ khóa: Candida spp., độ nhạy, PCR

Thống kê truy cập

Đang online: 509

Số lượt truy cập: 21,479,990