Đánh gía dự án ADB: “Thực trạng khả năng sẵn sàng đáp ứng với bệnh sốt rét tại y tế cơ sở các tuyến trong giai đoạn phòng chống và loại trừ sốt rét tại Việt Nam”  9/7/2018 9:22:23 AM

Đánh gía dự án ADB: “Thực trạng khả năng sẵn sàng đáp ứng với bệnh sốt rét tại y tế cơ sở các tuyến trong giai đoạn phòng chống và loại trừ sốt rét tại Việt Nam”

Theo kế hoạch đã được Viện trưởng phê duyệt, sáng ngày 10/7/2018 đoàn đánh giá dự án ADB do ông Dirk Mueller làm trưởng đoàn gồm 2 chuyên gia và 1 chuyên viên Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Việt Nam đã đến chào PGS. TS. Trần Thanh Dương Viện trưởng Viện Sốt rét KST-CT TƯ. Sau đó, đoàn đã làm việc tại Khoa Dịch tễ sốt rét với mục đích đánh giá hiệu quả của dự án do ADB tài trợ về hoạt động “Thực trạng khả năng sẵn sàng đáp ứng với bệnh sốt rét tại các cơ sở y tế các tuyến trong giai đoạn phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét tại Việt Nam”

Đoàn chuyên gia ADB làm việc tại Khoa Dịch tễ sốt rét


Thay mặt Khoa Dịch tễ sốt rét và nhóm công tác BS. Hồ Quang Phúc trình bày tóm tắt các hoạt động chính do dự án ADB tài trợ bao gồm:

Cung cấp các trang thiết bị cần thiết cho công tác điều tra như máy tính cá nhân, máy chiếu, công cụ thu thập số liệu tại thực địa (Service Availability and 
Readiness Assessment (SARA), Survey 123) và phần mềm vẽ bản đồ (ArC GIS).

Hoạt động điều tra thu thập số liệu thực trạng cơ sở y tế các tuyến sẵn sàng đáp ứng với bệnh sốt rét có sử dụng bộ công cụ SARA, Survey 123. Kết quả sơ bộ cho thấy mức độ sẵn sàng đáp ứng với bệnh sốt rét tại 129 cơ sở y tế các tuyến tại 5 tỉnh bao gồm: Thanh Hoá, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Phước và Đăk Nông là khác nhau về nhiều mặt như: xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, phòng chống vector. Để có cở sở lập kế hoạch nâng cao các điểm chưa đạt tiêu chuẩn sẵn sàng của các cơ sở y tế, công cụ Costing tool được đưa vào sử dụng để tính toán kinh phí cần thiết và đưa ra quyết định nhằm đưa các cơ sở đều đạt chuẩn sẵn sàng cho công tác phòng chống và loại trừ sốt rét. Đây là một công cụ hữu ích sử dụng cho việc lập kế hoạch cho cơ sở y tế trong lộ trình tiến tới loại trừ sốt rét.

Kết quả trên cũng được thể hiện trên bản đồ theo dòng thời gian với mục đích giúp các cán bộ y tế dễ hiểu và nắm bắt kịp thời thực trạng sẵn sàng đáp ứng với bệnh sốt rét tại từng thời điểm nhất định. Từ đó có cơ sở đưa ra các quyết định phù hợp trong phòng chống và loại trừ sốt rét tại địa phương.

BS. Hồ Quang Phúc trình bầy kết quả các hoạt động thuộc dự án ADB


Đại diện Khoa Dịch tễ sốt rét TS. Ngô Đức Thắng cùng các chuyên gia thảo luận một số các khó khăn, thách thức trong lộ trình tiến tới loại trừ sốt rét tại Việt Nam như hệ thống thông tin trong phòng chống và loại trừ sốt rét, lây truyền sốt rét trong nhóm di biến động dân cư và giao lưu biên giới. Các chuyên gia cũng thống nhất các hoạt động dự kiến sẽ tiến hành trong thời gian tới như: sử dụng mô hình Metcap nhằm tính toán một cách toàn diện các chi phí cần thiết tại từng thời điểm trong lộ trình tiến tới loại trừ sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030; ứng dụng mã nguồn mở DHIS 2 trong phòng chống và loại trừ sốt rét tại một số tỉnh có chung biên giới với Lào.  

Kết thúc 
buổi làm việc, các chuyên gia đánh giá cao và ghi nhận các kết quả dự án đã triển khai hợp tác với NIMPE trong thời gian qua. Các chuyên gia cũng sẽ có báo cáo phản hồi đánh giá hiệu quả với nhà tài trợ ADB và qua đó mong muốn sẽ tiếp tục được hợp tác, hỗ trợ NIMPE trong thời gian tới nhằm đạt mục tiêu loại trừ sốt rét theo đúng lộ trình.
TS. Ngô Đức Thắng, ThS. Phạm Vĩnh Thanh

Thống kê truy cập

Đang online: 46

Số lượt truy cập: 21,323,560