Danh sách các bài báo đăng trên tạp chí PCSR số 04 (93) năm 2016  12/27/2016 9:40:31 AM

1. KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI SÁN LÁ KÝ SINH Ở NGƯỜI TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015
Nguyễn Thị Hợp1, Đỗ Trung Dũng1, Trần Thanh Dương1, Bùi Ngọc Thanh2,
 
Phạm Ngọc Doanh3, Nguyễn Văn Dũng1
1 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, 2 Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1
3 Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật
Tóm tắt
Cho đến nay, 12 loài sán lá thuộc 5 nhóm: sán lá gan lớn (Fasciola gigantica), sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini, Dicrocoelium dendriticum), sán lá ruột lớn (Fasciolopsis buski), sán lá ruột nhỏ (Haplorchis taichui, Haplorchis pumilio, Haplorchis yokogawai, Stellantchasmus falcatus, Centrocestus formosanus, Echinochasmus japonicus) và sán lá phổi (Paragonimus heterotremus) đã được phát hiện nhiễm trên người tại Việt Nam. Để thuận tiện cho việc định loại các loài sán lá ký sinh trên người, dựa vào các bản mô tả sán trưởng thành chúng tôi xây dựng khóa định loại theo phương pháp nhị phân sử dụng đặc điểm hình thái đặc trưng nhất như kích thước cơ thể, đặc điểm các giác bám, tinh hoàn, móc bám, gai… để tra cứu dễ dàng.
Từ khóa: Khóa định loại, sán lá  ký sinh ở người, sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán lá ruột lớn, sán lá ruột nhỏ, sán lá phổi.

Abstract
To date, 12 trematode species of five groups: large liver fluke (Fasciola gigantica), small liver flukes (Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini, Dicrocoelium dendriticum), large intestinal fluke (Fasciolopsis buski), small intestinal fluke (Haplorchis taichui, Haplorchis  pumilio, Haplorchis  yokogawai, Stellantchasmus falcatus, Centrocestus formosanus, Echinochasmus japonicus), lung fluke (Paragonimus heterotremus) have been reported from humans in Vietnam. To facilitate the identification of human parasitic trematodes, this paper provided an easy to use key to identification of these species based on the description of adults and used binary method. This key used diagnosistic characters such as body length, suckers, testes, hooks…, which are typical for species.
Keywords: Identification, large liver fluke, small liver flukes, large intestinal fluke, small intestinal fluke, lung fluke.

2. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA NGƯỜI DÂN ĐẢO CÁT BÀ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2015
Phan Lê Thu Hằng¹, Trần Thị Mai Oanh²
                                     1 Vụ Kế hoach Tài chính, Bộ Y tế
2 Đại học Y Dược Hải Phòng
Tóm tắt
Nghiên cứumô tả có phân tích 420 hộ gia đình có người ốm tại 3 xã đảo Cát Bà năm 2015. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ bệnh tật trong 4 tuần qua chiếm 16,3% trong đó độ tuổi trên 80 tuổi có tỷ lệ ốm cao nhất (48,6%), trẻ dưới 10 tuổi chiếm 29,9% và độ tuổi (10-19 tuổi) chiếm 10,4%. Tỷ lệ này ở nữ cao hơn nam (20,5% và 16,1%). Các chứng bệnh đường hô hấp có tỷ lệ cao nhất 48,0%; sốt 34,1%; đau đầu 30,9%; khó thở 19,4% và thấp nhất là đau xương khớp 7,5%. Đa số mắc bệnh cấp tính (57,5%), bệnh mạn tính (27,0%); bệnh khác, tai nạn, bỏng chiếm 15,5%.
Từ khóa: Bệnh tật, Cát Bà, Hải Phòng

Abstract
A descriptive cross-sectional survey was carried out among 420 households with illness in 3 communes of Cat Ba Island, Haiphong city in 2015. The results were as follows: The proportion of populations having been sick in the last 4 weeks was 16.3%, among whom people over 80 years of age had the highest rate of illness (48.6%), followed by children under 10 (29.9%) and children within 10-19 (10.4%). Females outnumbered males (20.5% versus 16.1%). The most frequently reported health problems were respiratory disease (48.0%); fever (34.1%); headache (30.9%); dyspnea (19.4%) and osteoarthritis pain (7.5%). Most of the diseases were acute (57.5%); 27.0% were chronic; and other illnesses, accidents, and burn issues fell into the rest of 15.5%.
Key words: disease, Catba, Haiphong

3. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI GIUN MÓC/MỎ TẠI ĐẮK LẮK BẰNG HÌNH THÁI HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ, NĂM 2015
 
Bùi Khắc Hùng1, Lê Văn Duyệt2, Dương Đình Chỉnh3,  Nguyễn Văn Đề4
1Bệnh viện huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lăk; 2Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ;
3 Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị Nghệ An,4Trường Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt
Tại Việt Nam, giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) lưu hành trên toàn quốc với tỷ lệ nhiễm cao, có nơi tỷ lệ nhiễm tới 85% (Lào Cai). Một số nghiên cứu ở miền Bắc cho thấy hầu hết nhiễm giun mỏ Necator americanus. Chưa có nghiên cứu nào xác định nhiễm giun móc hay giun mỏ ở các tỉnh phía Nam. Một nghiên cứu tại 4 trường tiểu học thuộc huyện Krông Păc, tỉnh Đắk Lắk năm 2015 được thực hiện. Với phương pháp thu thập và nuôi cấy 100 mẫu phân học sinh nhiễm giun móc/mỏ bằng kỹ thuật Harada Morivới 1.250 cá thể ấu trùng giun thu thập được để định loại bằng hình thái học và sinh học phân tử. Kết quả cho thấy 100% là giun mỏ Necator americanus.
Từ khóa: giun móc Ancylostoma duodenale, giun mỏ Necator americanus

Abstract
In Vietnam, hookworm (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) is distributed across the country with a high prevalence (the highest prevalence of 85% in Lao Cai). Some studies conducted in Northern Vietnam showed that most of the cases were infected with Necator americanus. There haven't been any studies on identification of hookworm species in the South of the country. Therefore, a study on hookworm infection was carried out in 4 primary schools in Krong Pac district, Dak Lak province in 2015. A total of 100 stool samples were collected and cultured using Harada Mori technique, and 1,250 hookworm larvae were taken for species identification by morphology and molecular method.  The results showed that all of the larvae were identified as Necator americanus (100%).
Keywords: hookworm, Ancylostoma duodenale, Necator americanus

4. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ VỊ ĐÔNG VÀ XÃ VĨNH TRUNG, HUYỆN VỊ THUỶ, TỈNH HẬU GIANG NĂM 2015
Nguyễn Văn Lành¹, Dương Đình Chỉnh²
1Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang
2 Bệnhviện Đa khoa Hữu nghị Nghệ An
Tóm tắt
Điều tra cắt ngang có phân tích, cỡ mẫu 416 người, đối tượng là bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Vị Đông và xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang từ 5-10/2015, về kiến thức thực hành phòng bệnh tay chân miệng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức đạt về phòng bệnh TCM là 79,1%, 83,7% bà mẹ thực hành đạt về phòng chống bệnh TCM, bà mẹ có nghề nghiệp là cán bộ - công nhân viên có tỷ lệ kiến thức đạt cao hơn gấp 9,29 lần bà mẹ làm những nghề khác; Bà mẹ có trình độ học từ cấp III trở lên có tỷ lệ kiến thức đạt cao hơn 3,47 lần bà mẹ có trình độ học vấn ở mức mù chữ, cấp I-II. 
Từ khóa: Bệnh tay chân miệng, Hậu Giang.

Abstract      
A total of 416 mothers having children under 5 years old in Vi Dong and Vinh Trung communes of Vi Thuy district, Hau Giang province were enrolled in a quantitative and cross-sectional study to evaluate their knowledge and practices about the prevention of hand-foot-and-mouth disease (HFMD). The study results showed that 79.1% of the mothers had adequate knowledge about HFMD prevention, and 83.7% of them had good practices. The knowledge of mothers who were officials and employees was 9.29 times higher than those doing other jobs. The mothers with high school education or higher had 3.47 times higher level of knowledge than those with elementary-secondary education and illiteracy.
Keywords: hand-foot-mouth-disease, Hau Giang.

5. KIẾN THỨC-THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ NUÔI CON DƯỚI 5 TUỔI  MẮC BỆNH TIÊU CHẢY CẤP TAỊ XÃ LẬP LỄ THỦY NGUYÊN HẢI PHÒNG NĂM 2015
Phan Lê Thu Hằng¹,  Trần Thị Mai Oanh²
1 Vụ Kế hoạch -Tài chính,  Bộ Y tế
2 Đại học Y Dược Hải Phòng
Tóm tắt
Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tử vong hàng đầu do mất nước-điện giải gây ra. Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 250 bà mẹ có con dưới 5 tuổi với tiêu chuẩn lựa chọn: Bà mẹ trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ bằng phương pháp phỏng vấn bà mẹ bằng câu hỏi. Số liệu được phân tích trên chương trình SPSS 20.0. Kết quả như sau: Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp còn thấp đặc biệt là cách xử trí và nuôi dưỡng trẻ dưới 5 tuổi khi mắc bệnh tiêu chảy cấp; 17,2% các bà mẹ không biết sử dụng dung dịch gì cho trẻ uống khi trẻ bị tiêu chảy; 66,8% số bà mẹ biết sử dụng ORS cho trẻ khi trẻ tiêu chảy, 12,8% biết sử dụng cháo muối; 3,2% cho rằng có thể dung được nước dừa, hồng xiêm, chuối ép; 56,4% số bà mẹ cho rằng khi trẻ tiêu chảy cần phải ăn uống bình thường; 38,1% cho rằng ăn uống ít hơn hoặc ăn kiêng khem; có 5,5% cho ăn nhiều hơn. Cần trang bị tủ sách về chăm sóc-nuôi dưỡng-xử trí trẻ ốm tại cộng đồng góp phần làm giảm tỉ lệ biến chứng và tử vong do tiêu chảy cấp gây ra.
Từ khóa: Kiến thức-thực hành, tiêu chảy cấp, xử trí, nuôi dưỡng

Abstract
Diarrhea is a common illness in young children, and among the leading causes of death due to dehydration and electrolyte losses. A cross-sectional study was conducted on 250 mothers having children under five years old and taking care of their children by themselves. By interviews and data analyzed on SPSS 20.0, the results showed that the knowledge of mothers about acute diarrhea was at the low level, especially the way they managed and took care of their under-five children with acute diarrhea. 17.2% of the mothers did not know what solution they should use for their children when they suffered from diarrhea. 66.8% knew to use ORS; 12.8% knew to use salted porridge; 3.2% said that coconut water, sapodilla, and banana could be used. There were 56.4% of the mothers saying that the children having diarrhea should eat normally; 38.1% thought of eating less or eating only certain foods; only 5.5% had their children eat more. Thus, making books about care and nutrition for a sick child available to the community is necessary to reduce the rate of complications and mortality caused by acute diarrhea.
Keywords: knowledge-practices, under-five children, acute diarrhea, care, nutrition

 
6. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NHIỄM ẤU TRÙNG SÁN LÁ TRÊN CÁ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC CHANH TƯƠI VÀ RƯỢU ETANOL TỚI KHẢ NĂNG SỐNG CỦA ẤU TRÙNG METACERCARIA SÁN LÁ GAN NHỎ Clonorchis sinensis
Đỗ Trung Dũng, Trần Thanh Dương, Hoàng Quang Vinh
Nguyễn Thị Hợp, Nguyễn Ngọc Hà
Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương
Tóm tắt
Môt nghiên cứu quan sát mô tả được tiến hành để xác định tình trạng nhiễm ấu trùng sán lá trên một số loài cá thu mua tại một số siêu thị, nhà hàng tại Hà Nội và tại Hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái trong năm 2015; và xác định sự ảnh hưởng của nước chanh tươi và rượu tới khả năng sống của ấu trùng metacercaria của sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis. Tất cả các mẫu cá Tép dầu, cá Thiều, cá Mương được xét nghiệm đều nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis và sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui. Tỉ lệ cá Rô phi nhiễm ấu trùng H. taichui là 20% với cường độ 0,007 ± 0,003 ấu trùng/1 gram cá. Cá Hồi, cá Ngừ, cá Nhệch, cá Mực được xét nghiệm không phát hiện nhiễm ấu trùng sán lá. Metacercaria của sán lá gan nhỏ C. sinensis thử nghiệm trong các nồng độ rượu 400, rượu 300, rượu 200, trong nước chanh nguyên chất, nước chanh 50%, nước chanh 25% sau 12h đồng hồ đều không bị thoái hoá. Rượu và nước chanh ở các nồng độ khác nhau không ảnh hưởng đến khả năng sống, không tiêu diệt được các ấu trùng metacercaria của sán lá gan nhỏ C. sinensis.
 
Từ khoá: Metacercaria, Clonorchiasis, rượu, nước chanh.

Abstract
An observational study was conducted to determine infection status of trematode larvae in fish species purchased in some supermarkets, restaurants in Hanoi and in Thac Ba lake, Yen Bai province in 2015; and determine the effect of fresh lemon juice and ethanol to the viability of the C. sinensis metacercariae. All the fish samples of Tep Dau, Thieu, Muong were identified to be infected with liver fluke larve of C. sinensis and small intestinal fluke of Haplorchis taichui. The infection rate of Ro Phi fish with H. taichui larvae was 20% with the intensity of 0.007 ± 0.003 larvae/1 gram of fish. Hoi fish, Ngu fish, Nhech fish and Muc fish were found not to be infected with larval trematodes. Metacercaria of C. sinensis tested in ethanol 400, 300, 200, and in pure lemon juice, lemon juice 50%, 25% after 12 hours were not degraded. Thus, ethanol and lemon juice in different concentrations did not affect the survival and could not destroy the larvae of C. sinensis metacercariae.
Keywords:  Metacercaria, Clonorchiasis, ethanol, lemon juice.

7. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT TẠI 28 TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM
Nguyễn Thị Hồng Phúc, Vũ Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thu Hương
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
Tóm tắt
Đánh giá chất lượng xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét tại Trung tâm phòng chống sốt rét/ Trung tâm Y tế Dự phòng trong những năm qua gặp nhiều khó khăn do hạn chế về kinh phí, nguồn lực. Kết quả đánh giá ngoại kiểm năm 2015 cho thấy: Tỷ lệ lam âm tính giả khá cao, độ nhạy đạt 90,6%; độ đặc hiệu 75,2 %. Tỷ lệ phát hiện sai loài ký sinh trùng sốt rét là 31,48%, Kỹ năng soi phát hiện ký sinh trùng sốt rét của các labo tuyến tỉnh qua đánh giá ngoại kiểm chỉ có 28,57% đạt yêu cầu.
Từ khóa:Kính hiển vi, ký sinh trùng sốt rét, đánh giá chất lượng

Abstract
Quality assessment of laboratory tests for malaria parasites at Centers for Malaria Prevention/Centers for Preventive Medicine in the last years has encountered many difficulties due to limited funding and resources. The results of external quality assessment in 2015 showed that the rate of false negative slides was quite high, reaching the sensitivity of 90.6% and the specificity of 75.2 %. Wrong species identification was 31.48%, and only 28.57% of the microscopists at the provincial level met the requirements.
Keywords:Microscopist, malaria parasites, quality assessment

8. NGHIÊN CỨU CHẾ PHẨM DIỆT BỌ GẬY, QUĂNG CỦA MỘT SỐ LOÀI MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT RÉT VÀ SỐT XUẤT HUYẾT
Lê Trung Kiên1, Trần Thanh Dương1, Nguyễn Thị Liên Hương2 và cs
1Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương
2Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế
Tóm tắt
Nghiên cứu chế phẩm diệt bọ gậy và quăng của muỗi được tiến hành tại phòng thí nghiệm và thử nghiệm tại thực địa hẹp. Chế phẩm nghiên cứu có thành phần và hàm lượng Diflubenzuron 3% và phụ gia tạo nên dạng hạt có cấu trúc ổn định, độ kết dính cao, tồn lưu lâu trong nước khi sử dụng. Chế phẩm thử nghiệm có hiệu lực ức chế tốt với một số loài muỗi Anopheles và Aedes như: ức chế 100% bọ gậy, quăng của muỗi Aedes aegypti sau 16 ngày thử nghiệm. Diflubenzuron 3% ức chế 100% bọ gậy, quăng của muỗi Aedes aegypti sau 13 ngày thử nghiệm. Hiệu lực ức chế tồn lưu trong nước đối với bọ gậy, quăng của muỗi An. epiroticus đạt trên 80% đến tuần thứ 12 (sau 84 ngày thử nghiệm). Hiệu lực tồn lưu của chế phẩm với hiệu quả ức chế cao hơn vớicủa muỗi Aedes aegypti đạt trên 80% đế tuần thứ 10 (sau 70 ngày thử nghiệm). Thử nghiệm tại Bắc Ninh cho thấy chế phẩm có hiệu lực ức chế tốt làm giảm chỉ số BI trong quá trình thử nghiệm. Chế phẩm dễ sử dụng, có hướng dẫn và khuyến cáo cụ thể, an toàn, không gây phản ứng phụ và được người dân chấp nhận sử dụng.
Từ khóa:  Diflubenzuron, chế phẩm, ức chế muỗi

Abstract
The efficacy of technical diflubenzuron was evaluated at the laboratory level against Aedes aegypti and Anopheles epiroticus, where we achieved adult emergence inhibition values of 3µg/l, respectively. We prepared granule formulations of diflubenzuron in the laboratory and evaluated 100% adult emergence inhibition with diflubenzuron 3% release sand formulations of diflubenzuron. Our results indicate that diflubenzuron 3% was effective in emergence inhibition (EI) of Anopheles epiroticus, also effective against Ae. Aegypti. In a simulated field study, the granular sand formulations of diflubenzuron remained active for over 12 weeks. The results suggest that diflubenzuron represents a potential tool for the control of disease vectors in public health.
Keywords: Aedes aegypti, insect growth regulators, diflubenzuron

9. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SỐT RÉT TẠI XÃ ĐĂK NHAU, HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC, NĂM 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Lê Hữu Hòa và cs
Trung tâm y tế huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
Tóm tắt
 Xã Đăk Nhau là 01 trong 16 xã  của huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước có tỷ lệ mắc sốt rét rất cao so với các xã còn lại, mặc dầu các biện pháp phòng chống sốt rét hàng năm vẫn triển khai như nhau ở tất cả các xã. Số trường hợp mắc sốt rét trong năm 2012 của xã Đăk Nhau là 137, chiếm 41,14 % tổng số bệnh nhân sốt rét toàn huyện. Nơi này, trong những năm gần đây có tình trạng người dân địa phương đi đến xã Đăk Ngo và Quảng Trực thuộc huyện giáp ranh để làm nghề rừng và làm rẫy, đây là 02 xã hiện có tỷ lệ mắc sốt rét cao nhất thuộc huyện Tuy Đức. Nghiên cứu xác định tỷ lệ mới mắc sốt rét và sốt rét ngoại lai trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của người dân xã Đăk Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Phước. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu (những trường hợp mắc sốt rét năm 2013), và tiến cứu (những trường hợp mắc sốt rét năm 2014. Đối tượng nghiên cứu bao gồm tất cả những trường hợp được chẩn đoán xác định sốt rét (có ký sinh trùng sốt rét dương tính qua xét nghiệm lam kính hoặc thử nghiệm nhanh,) trong thời gian từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2014. Nơi nhiễm sốt rét được xác định theo thời gian cư trú liên tục tại nơi có  cơn sốt đầu tiên được phát hiện. Tỷ lệ mắc số rét chung so với dân số Đăk Nhau năm 2013 là 0,93%; tương tự trong 6 tháng đầu năm 2014 là 0,28%. Tỷ lệ sốt rét ngoại lai (SRNL) năm 2013 là 0,61%, cao gấp 2,65 lần tỷ lệ sốt rét tại chỗ là 0,23%; Tỷ lệ SRNL 6 tháng đầu năm 2014 là 0,2%, cao gấp 4 lần tỷ lệ sốt rét tại chỗ là 0,05%. Tỷ lệ mắc sốt rét chung nhiều nhất ở những nhóm từ 15 tuổi trở lên, nam giới, dân tộc Kinh, học vấn trung học cơ sở và phổ thông, nhóm nghề làm rừng, làm rẫy, ở thôn Đăng Lang. Nguy cơ mắc SRNL cao ở nhóm dân từ 15-29 tuổi, hoặc làm nghề rừng, làm rẫy; nhưng sự khác biệt ở hai nhóm giới tính, các nhóm dân tộc, trình độ học vấn không có ý nghĩa thống kê. Thời gian trung bình cư trú liên tục tại nơi phát cơn sốt đầu tiên bên ngoài xã Đăk Nhau là 21 ngày cao hơn thời gian trung bình cư trú liên tục tại nơi phát cơn sốt đầu tiên ở xã Đăk Nhau (7 ngày), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,03). Chính số SRNL làm tăng tỷ lệ mới mắc sốt rét của xã Đăk Nhau.
Từ khóa: sốt rét ngoại lai, thời gian cư trú liên tục, nơi phát cơn sốt đầu tiên

Abstract
Dak Nhau was one of the sixteen communes of Bu Dang district that had a very high malaria incidence compared to other communes, although malaria control measures were implemented annually equally in all communes and priority of more resources was given to Dak Nhau. The number of malaria cases in Dak Nhau in 2012 was 137, accounting for 41.14% of total malaria patients in Bu Dang district. In recent years, local people in Dak Nhau have moved to Dak Ngo, Quang Truc – two communes of the adjacent district for forest clearance and cultivation. Dak Ngo and Quang Truc are the two communes that have the highest malaria incidence in Tuy Duc. This study was conducted todetermine the incidence of malaria and imported malaria in 2013 and the first 6 months of 2014 in Dak Nhau commune, Bu Dang district, Binh Phuoc province. The entire population of Dak Nhau were followed up both retrospectively (for malaria cases in 2013), and prospectively (for malaria cases in 2014). The study subject included all confirmed cases (positive parasite laboratory result by microscope slide or rapid test) residing in Dak Nhau from January 2013 to June 2014. Infection location was determined based on the continuous length of stay at the place where the first fever occurred in comparison with the incubation period of a specific malaria parasite.  The study results showed that the incidence of malaria among Dak Nhau populations was 0.93% in 2013; and 0.28% in the first half of 2014. Imported malaria incidence in 2013 was 0.61%, 2.65 times higher than the local malaria incidence; imported malaria incidence in the first half of 2014 was 0.2%, 4 times higher than the local malaria incidence. Malaria occurred mostly in the age group of 15 years or older; male; Kinh ethnic; at the secondary school education and high school education level; working as foresters and cultivators in Dang Lang village. The risk of imported malaria was high among 15-29 year-old populations, or those working in forestry, farming; but the difference in genders, ethnic groups, and education levels was not statistically significant. The median of continuous length of stay at the location of first fever occurrence outside Dak Nhau was higher than that inside Dak Nhau (21 days vs. 7 days); the difference was statistically significant (p = 0.03). Thus, it is imported malaria that increases the incidence of malaria in Dak Nhau commune.
Key words: imported malaria, continuous length of stay, place where the first fever occurred

10. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẺ VIÊM PHỔI DO Mycoplasma pneumoniae TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG, NĂM 2015-2016
Lê Thị Hồng Hanh, Nguyễn Duy Bộ
Bệnh viện Nhi Trung ương
Tóm tắt
Mycoplasma pneumoniae là một nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em. Nghiên cứu này nhằm xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi do M. pneumoniae trên trẻ 1-14 tuổi. Nghiên cứu tiến cứu mô tả trên 88 bệnh nhi mắc viêm phổi được chẩn đoán bằng X-quang và có xét nghiệm PCR M. pneumoniae dương tính trong dịch tỵ hầu/nội khí quản. Kết quả cho thấy, có 89,8% bệnh nhân từ 3 tuổi trở lên; tỷ lệ trẻ nam/ nữ = 1/1. Triệu chứng lâm sàng hay gặp sốt (95,5%); ho (98,9%); khó thở (9,1%) rale ẩm (72,7%); ran phế quản (10,2%); phát ban (9,1%); tiêu chảy (18,2%); đau ngực (3,4%). Triệu chứng cận lâm sàng hay gặp mờ thùy phổi (43,18%); mờ tập trung rốn phổi (34,1%); tổn thương phổi kẽ (22,7%); tràn dịch màng phổi (0%); tăng bạch cầu theo tuổi (18,2%); CRP tăng (73,9%). Kết quả đáp ứng điều trị, có dấu hiệu kháng của M. pneumoniae với kháng sinh nhóm Macrolide, không có trường hợp nào kháng với nhóm fluoroquinolone (levofloxacin). Cần  có những nghiên cứu theo dõi điều trị lâm sàng rộng hơn về Viêm phổi do M. pneumoniae  và các bằng chứng rõ ràng hơn nữa hiệu quả điều trị nhóm fluoroquinolone cũng như sự kháng của M. pneumoniae với kháng sinh nhóm Macrolide.
Từ khóa: viêm phổi, Mycoplasma pneumoniae, bệnh nhi, kháng Macrolide

Abstract
Mycoplasma pneumoniae is a common cause of community-acquired pneumonia in children. The aim of this study was to find clinical and radiological characteristics as well as laboratory and treatment outcome of M. pneumoniae. The study included 88 children aged between 1 and 16 years old with radiologically confirmed pneumonia and with RT-PCR Mycoplasma positive of a nasopharyngeal swab. The results were as follows: 89.77% of the patients ≥ 3 years old; male/female = 1/1; fever (95.45%); cough (98.86%); difficulty breathing (9.09%) crake rale (72.73%); rhonchi (10.23%); rash (9.09%); diarrhea (18.18%); chest pain (3.41%); lobar infiltrates (43.18%); airspace opacity around pleural hila (34.09%); interstitial infiltrate (22.73%); pleural infusion (0.0%); white blood cell  increase (18.18%); CRP increase (73.86%); 36.36% Macrolide resistance (33.33% resistant to Azithromycin, n=78; 50% resistant to Clarithromycin, n=10);  no resistance to fluoroquinolone (levofloxacin). Fever and cough were the most common symptoms (>90%). Macrolide resistance rate for M. pneumoniae was 36.36%. No fluoroquinolone (levofloxacin) resistant strains were observed.
Key words: pneumonia, Mycoplasma pneumoniae, children, Macrolide resistance

11. THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN XOẮN Ở NGƯỜI TẠI MỘT BỐN XÃ HUYỆN MƯỜNG LÁT TỈNH THANH HÓA NĂM 2015
Trần Thanh Dương1,3, Nguyễn Đức Giang1, Nguyễn Thị Hồng Liên1, Đỗ Thanh Tùng2,
 
Nguyễn Thị Hồng Ngọc1 và Nguyễn Thu Hương1,3
1Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương
2Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng và Côn trùng tỉnh Thanh Hóa
3Chương trình Dịch tễ học thực địa tại Việt Nam
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực trạng nhiễm giun xoắn trên cộng đồng huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Tổng cộng có 861 người tham gia nghiên cứu, trong đó có 188 người từ thị trấn Mường Lát nơi đã có dịch giun xoắn trên người năm 2012 và 673 người từ ba xã lân cận. Kết quả xét nghiệm ELISA phát hiện kháng thể kháng giun xoắn và phỏng vấn bộ câu hỏi cho thấy: Tỷ lệ dương tính với xét nghiệm ELISA trong nghiên cứu hiện tại là 1,7%, tại điểm đã từng có dịch tỷ lệ là 1,1% và các xã chưa từng có dịch là 1,7%. Nhóm người dưới 35 tuổi nhiễm thấp hơn nhóm trên 35 tuổi (1,1% so với 2,3%, p > 0,05). Nam giới nhiễm cao hơn nữ (3,6% so với 0,09%). Tại vùng điều tra dân tộc Thái nhiễm với tỷ lệ cao hơn người Kinh. Kết quả nghiên cứu không cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ mắc giữa các nhóm người có trình độ học vấn khác nhau. Một số yếu tố về thu nhập, điều kiện sinh hoạt, nuôi súc vật cũng không ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm bệnh. Nên tiếp tục thực hiện chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân, tập trung vào đối tượng là người dân tộc để nâng cao kiến thức về nguyên nhân gây bệnh của bệnh giun xoắn và cách phòng bệnh từ đó làm thay đổi thái độ và thực hành của họ.
Từ khóa: giun xoắn, cộng đồng, điều tra sau dịch, ELISA, phỏng vấn

Abstract
 
A total of 861 people, including 188 residents from Muong Lat town where the 2012 trichinosis outbreak occurred and 673 villagers from three neighboring communes were enrolled into a cross-sectional study to describe the current situation of trichinosis in Muong Lat district, Thanh Hoa province. By Trichinella Antibody ELISA and interview questions, the results showed that the positive rate of ELISA test in the present study was 1.7%, at the time of the outbreak was 1.1% and 1.7% in neighboring areas. Infection was less common in people under 35 years of age than in people above 35 (1.1% vs. 2.3%, p> 0.05). Males outnumbered females (3.6% vs. 0.09%). At study sites, Thai ethnic group got more infected than Kinh group. A high rate of positivity occurred among those raising pigs (2.7% - 1.2%) and those raising cats (2.6% - 1.4%). There was no difference in incidence between the groups with different educational levels. Some factors of income, living conditions, and raising animals did not affect the rate of infection. Implementing health education and communication for people, focusing on ethnic groups to increase their knowledge about the causes of the disease and how to prevent it can thereby change their attitudes and practices. The habit of eating undercooked or raw foods should also be removed from people's lifestyle.
Keywords: trichinosis, community, outbreak, ELISA, interview

12. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG – CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM MỦ MÀNG PHỔI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (2014-2015)
 
Thị Thanh Huyền1, Nguyễn Thị Yến2 và Lê Thị Hồng Hanh1
1Bệnh viện Nhi Trung ương, 2Trường Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt
Nghiên cứu tiến cứu trên 75 trẻ viêm mủ màng phổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2014 đến tháng 9/2015. Tuổi trung bình của bệnh nhi là 31,4±37,5 tháng (1,5 tháng - 14 tuổi), nhóm trẻ dưới 3 tuổi chiếm 82,7%; tỷ lệ nam/nữ là 1,7. Trẻ nông thôn bị bệnh chiếm 67%, và thành thị 33%. Số lượng bệnh nhi nhập viện thường gặp nhiều vào tháng 6-7 hàng năm. Triệu chứng hay gặp ho, sốt, khó thở.Thời gian khởi bệnh trước khi ngày nhập viện 8,5±5,9 ngày. Có đến 97,3% trường hợp phát hiện tổn thương trên Xquang phổi, tổn thương thường 1 bên, ưu thế bên phải. Nguyên nhân hay gặp do tụ cầu vàng.
Từ khóa: viêm mủ màng phổi, tụ cầu vàng, trẻ em

Abstract
Empyema is a contidion in which pus and fluid from infected tissue collects in a body cavity. Empyema may have a number of causes but is most frequently a complication of pneumonia. The aim of this study was to find epidemiology and causes of empyema in children. The study included 75 children aged between 1 month and 15 years, treated at the Respiratory Department of  Vietnam National Hospital of Pediatrics from January 2014 to September 2015. The results were as follows: patients under 3 years old (82.7%); male/female=1.7/1; countryside (67%), city (33%); season of the disease (summer); fever (93%); cough (95%); dificulty breathing (71%); WBC increase (88%); CRP increase (100%); culture pleural fluid of S.aureus (32,1%); Mycoplasma (24%). It was concluded that  cough and fever were the most common symtoms.
Keywords: empyema, children

13. SO SÁNH HÌNH THÁI CỦA SÁN LÁ GAN LỚN TRƯỞNG THÀNH THU THẬP Ở TRÂU VÀ BÒ TẠI VIỆT NAM

Đỗ Ngọc Ánh1, Lê Trần Anh1, Phạm Văn Minh1,
 
Trần Thanh Dương2, Nguyễn Khắc Lực1
                                                       1Học viện Quân y;2 Viện Sốt rét-Ký sinh trùn-Côn trùng Trung ương
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định và phân tích đặc điểm một số chỉ số hình thái của sán lá gna lớn trưởng thành thu thập ở trâu và bò tại 13 tỉnh Việt Nam. Các chỉ số hình thái chiều dài, chiều rộng, tỷ lệ chiều dài/chiều rộng và khoảng cách từ giác bụng tới cuối thân của 304 mẫu sán lá gan lớn trưởng thành thu thập từ bò (126 mẫu) và trâu (178 mẫu) ở 3 miền Bắc (120 mẫu), miền Trung-Tây Nguyên (125 mẫu) và miền Nam (59 mẫu) được đo đạc, tính toán. Các chỉ số này cũng được so sánh với các chỉ số của F. hepatica and F. gigantica chuẩn trên thế giới. Kết quả cho thấy, sán lá gan lớn ở bò và trâu Việt Nam có sự đa hình về hình thái. Sán lá gan lớn ở bò có kích thước lớn hơn ở trâu. Hình dạng bên ngoài của sán lá gan lớn ở Việt Nam đa số giống với F. gigantica nhưng khi so sánh các chỉ số hình thái với F. hepatica và F. gigantica chuẩn thì hầu hết các chỉ số lại thuộc nhóm của F. hepatica và dạng trung gian (Fasciola intermedia).
Từ khóa:Đặc điểm hình thái, sán lá gan lớn, Việt Nam

Abstract
The current study aimed to find out the morphometric divergences of the flukes isolated from different hosts in Vietnam. Adult Fasciola worms (n= 304) were obtained from cattle (n=126), buffalo (n = 178) in the North (n = 120), in the Middle and Highland (n = 125) and in the South (n = 59). All of the samples were determined four parameters of morphology as body length (BL), body width (BW), BL/BW ratios and the distance between ventral sucker and posterior end of body (VS-P). Vietnamese fasciolids were compared to standard F. hepatica and F. gigantica populations in the world. The results showed that Vietnamese fasciolidsdisplayed the great diversity in morphology. Morphological parameters of Fasciola sp. in cows were larger than buffaloes. When compared to the standard populations, the fasciolid species in Vietnam were identified mainly as F. hepatica-like and as Fasciola intermedia (intermediate form).
Keywords: Morphological charaterization, Fasciola sp., Vietnam

14.
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU DIỆT MUỖI CỦA DELTAMETHRIN 25%WG VÀ DELTAMETHRIN 62,5% SC PHUN TRONG NHÀ VỚI MUỖI Anopheles dirus VÀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA HÓA CHẤT Ở THỰC ĐỊA TRÊN DIỆN HẸP
 
Bùi Lê Duy, Hồ Đình Trung, Vũ Đức Chính và CS
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng - Trung ương
Tóm tắt
Thử nghiệm đánh giá hiệu lực tồn lưu diệt muỗi của deltamethrin 25% WG và deltamethrin 62,5% SC phun trong nhà trên tường gạch và gỗ tại xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, từ tháng 01-12 năm 2012, với muỗi Anopheles dirus chủng phòng thí nghiệm. Deltamethrin 25% WG liều 25 mg/m2, Deltamethrin 62,5% SC liều 15, 20, 25 mg/m2: Phun trên tường gỗ, hóa chất hết hiệu lực tồn lưu diệt muỗi ngay tuần đầu tiên sau phun. Trên tường gạch hiệu lực tồn lưu diệt muỗi kéo dài 8 tuần sau phun. Tuần đầu sau khi phun, một người (5%) ở trong nhà phun deltamethrin 25% WG thấy đau đầu, 4 người (20%) thấy có mùi khó chịu.
Từ khóa:deltamethrin 25% WG, deltamethrin 62,5% SC, Anopheles dirus, muỗi, phun tồn lưu

Abstract                                                                                                                                                          
Indoor residual spraying of deltamethrin 25% WG and deltamethrin 62.5% SC was conducted in brick and wood houses in Binh Thanh commune,Cao Phong district, Hoa Binh province from January to December 2012 to evaluate their residual activity to laboratory strains of An. dirus mosquitoes. The results showed that deltamethrin 25% WG and deltamethrin 62.5% SC sprayed on wood walls failed to stay after one week. On brick walls residual activity lasted 2 months. On wooden walls, residual activity of deltamethrin 25% WG was better than that of deltamethrin 62.5% SC at the same dosage of 25 mg / m2. In the first week of spraying deltamethrin 25% WG, one person living in the sprayed house (5%) had a headache, and its smell caused 4 other persons (20%) to feel unhealthy.
Keywords: deltamethrin 25% WG, deltamethrin 62.5% SC, An. dirus, mosquito, residual spraying

15.
THÀNH PHẦN LOÀI, MẬT ĐỘ MUỖI ANOPHELES VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỐT MỒI CỦA VÉC TƠ SỐT RÉT TẠI 2 XÃ, HUYỆN KRONG PA, TỈNH GIA LAI, NĂM 2015
Vũ Việt Hưng, Vũ Đức Chính, Phạm Đức Tùng, Nguyễn Anh Tuấn và CS
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
Tóm tắt
Ba đợt điều tra cắt ngang vào tháng 5, tháng 9 và tháng 11 năm 2015, tại xã Chư R Căm và xã Ia R Sai,huyện Krongpa, tỉnh Gia Lai. Kết quả đã thu thập được 2  loài Anopheles ở thôn và 10 loài Anopheles ở rẫy. Trong đó véc tơ sốt rét chính An. dirus và An. minimus chỉ thu thập được tại rẫy. Mật độ các loài Anopheles thấp vào tháng 5 và tăng vào tháng 9 và tháng 11 năm 2015. Thời gian đốt mồi của véc tơ sốt rét bắt đầu từ 18h-19h. Đỉnh hoạt động đốt mồi của muỗi An.minimus từ 18h-19h và của muỗi An. dirus từ 21h-23h.
Từ khóa: Muỗi Anopheles, An. minimus, An. dirus, hoạt động đốt mồi.

Abstract
Three surveys were conducted at Chu R Cam and  Ia R Sai communes, Krongpa district, Gia Lai province in May, September and November 2015. The objective of the study was to determine the composition and the density of Anopheles species and biting activity of malaria vectors. The results showed two Anopheles species collected in the village, and 10 Anopheles species collected in the farm. Two main vectors An. dirus and An. minimus were only collected in the farm. The density of Anopheles was low in May, and increased in September and November. Malaria vectors began biting at 18-19 o'clock. The biting peak of An. minimus was at 18-19 o'clock and of An. dirus was at 21-23 o'clock.
Keywords: Anopheles species, malaria vector, biting activity.
 

Thống kê truy cập

Đang online: 71

Số lượt truy cập: 21,482,635