Danh sách các bài báo đăng trên tạp chí PCSR số 01(90) năm 2016  6/20/2016 8:33:05 AM

1.  Thực trạng và yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột ở trẻ em từ 12 - 60 tháng tại thanh hoá và hà giang năm 2015. 
Nguyễn Thu Hương1, Nguyễn Lương Tình1, Nguyễn Thị Liên Hương2 và cộng sự
1Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương
2Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế
Tóm tắt
Tổng số 606 trẻ từ 12-60 tháng tuổi thuộc 02 huyện của 02 tỉnh Hà Giang và Thanh Hóa được xét nghiệm phân bằng phương pháp Kato-Katz. Tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ 12-60 tháng tại 2 tỉnh Hà Giang và Thanh Hóa là 26,9%. Tỷ lệ nhiễm giun ở Hà Giang là 30,9%; tại Thanh Hóa là 22,8%. Nhiễm giun đũa cao nhất với 18,8%, tiếp đến là giun tóc 13,5%, giun kim 0,8% và giun móc 0,5%; có 123/163 trường hợp đơn nhiễm (75,5%) và 40/163 trường hợp nhiễm từ 2 loại giun trở lên chiếm 24,5%. Có 2 trường hợp nhiễm giun đũa ở mức độ nặng, 45 trường hợp nhiễm giun đũa và 4 trường hợp nhiễm giun tóc ở mức độ trung bình, còn lại hầu hết các trường hợp nhiễm giun cường độ nhẹ. Trẻ em người dân tộc H’Mông nhiễm giun cao nhất với 35,1%. Nghề nghiệp, trình độ văn hóa của bố mẹ trẻ và việc sử dụng nhà tiêu của hộ gia đình có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ trong độ tuổi 12-60 tháng tuổi.
Từ khóa:nhiễm giun, trẻ 12-60 tháng, trẻ em dân tộc; nghề nghiệp, văn hóa

Abstract

A total of 606 children aged 12-60 months in Ha Giang and Thanh Hoa had stools tested by Kato-Katz method. The results showed that the overall infection rate was 26.9%, in which the infection rate in Ha Giang was higher than that in Thanh Hoa (30.9% vs. 22.8%). Roundworms were responsible for the highest infection rate of 18.8%, followed by whipworms (13.5%), pinworms (0.8%) and hookworms (0.5%). Of 163 cases, there were 123 single infections (75.5%) and 40 mixed infections (24.5%). Most of the cases got lightly infected, except for two severe cases of roundworms, 45 mild cases of roundworms and four mild cases of Trichuris trichiura. Hmong children were most affected by helminths with 83.4% of the cases. Occupation, parents' education level and the use of latrines had a close relationship with the helminth infection in 12-60 month children.

Keywords: helminth infections, children aged 12-60 months, ethnic minority children, occupation, culture 
 
2.  Đánh giá mức độ và tỷ lệ nhiễm vi khuẩn hiếu khí tổng số, escherichia colistaphylococcus aureus trong một số nhóm thực phẩm   tươi sống tại chợ đầu mối long biên, hà nội, năm 2015 
 
Phạm Thị Hằng, Nguyễn Hồng Hải, Nguyễn Thu Hương,
Trịnh Thị Tuyết, Lê Thùy Dung, Vũ Thị Hiền
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương
 
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện trên 09 mẫu thực phẩm tươi sống thu tại chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội năm 2015. Các chỉ tiêu vi sinh gồm vi khuẩn hiếu khí tổng số, E. coli và S. aureus. Kết quả cho thấy: 100% mẫu thực phẩm tươi sống đều bị nhiễm cả 03 nhóm vi khuẩn hiếu khí tổng số, E. coli và S. aureus. Nhiều mẫu có số lượng vi khuẩn vượt quá tiêu chuẩn cho phép hàng trăm thậm chí hàng nghìn lần. Tỷ lệ đánh giá ô nhiễm các nhóm vi khuẩn như sau: Chỉ tiêu vi khuẩn hiếu khí tổng số có 4/9 mẫu đạt (44,4%); 3/9 mẫu không đạt (33,3%) và 2/9 mẫu cảnh báo (22,2%); Chỉ tiêu E. coli có 1/9 mẫu đạt (11,1%); 7/9 mẫu không đạt (77,9%) và 1/9 mẫu cảnh báo (11,1%); Chỉ tiêu S. aureus có 2/9 mẫu đạt (22,2%); 6/9 mẫu không đạt (66,7%) và 1/9 mẫu cảnh báo (11,1%); Duy nhất chỉ có 01 mẫu cá (MKP2) có cả 03 chỉ tiêu vi khuẩn đều dưới mức cho phép, chiếm tỷ lệ 11,1%. Sự chênh lệch về số lượng vi khuẩn trước và sau khi rửa trong khoảng từ 1,4 lần đến gần 40 lần, tùy thuộc vào từng loại thực phẩm và từng chỉ tiêu vi khuẩn.
Từ khóa: Vệ sinh an toàn thực phẩm,thực phẩm tươi sống, vi khuẩn hiếu khí tổng số, E. coli, S. aureus

Abstract

The study was conducted on 09 fresh food samples collected from Long Bien market in 2015. Microbiological criteria included total aerobic bacteria, E. coli, and S. aureus. The results showed that 100% of the fresh food samples were infected with E. coli and S. aureus. The number of bacteria in many samples exceeded the permissible limit. Evaluation results of bacterial contamination were as follows: Regarding total aerobic bacteria, there were 4/9 samples passed (44.4%); 3/9 samples failed (33.3%) and 2/9 samples at the warning level (22.2%); Regarding E. coli, only 1/9 sample (11.1% ) passed; 7/9 samples failed (77.9 %) and 1/9 sample was at the warning level (11.1%); Regarding S. aureus, 2/9 samples (22.2% ) passed; 6/9 samples failed (66.7%) and 1/9 sample was at the warning level (11.1%); The only one fish sample met all three bacterial criteria that were below the permitted level, accounting for 11.1%. After washing, the number of bacteria in the samples decreased by 1.4 times to 40 times, depending on the type of food and each bacterial criterion.
             Keywords: Food safety, fresh foods, total aerobic bacteria, E. coli, S. aureus 


3.Tình hình sốt rét tại 2 xã Đắk Nhau và Đắk Ơ giai đoạn 2012 - 2015 và sự liên quan giữa sốt rét với đi rừng ngủ rẫy
Vũ Đức Chính, Trần Quang Phục, Bùi Lê Duy,  Hoàng Thị Ánh Tuyên và cs
Viện Sốt rét -  Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
Tóm tắt
Nghiên cứu đã đánh giá được tình hình sốt rét ở xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng và xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước năm 2012 đến năm 2015 diễn biến phức tạp và không ổn định. Hàng năm ký sinh trùng sốt rét thường tăng cao từ tháng 11 đến tháng 4, có đỉnh vào tháng 1.
Cụ thể tỷ lệ người đi rừng, rẫy năm 2015 nhiễm ký sinh trùng sốt rét của xã Đắk Nhau là 4,55% và Đắk Ơ là 21,66%. Tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét nhiễm do đi rừng rẫy so với tổng số của toàn xã Đắk Nhau là 97,68% và Đắk Ơ là 94,74%.
Tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét  năm 2015 ở xã Đắk Nhau nhiễm tại rừng rẫy của địa phương là 59,68%, (trong đó có 20,16% nhiễm người nơi khác đến); tại xã lân cận tỉnh Đăk Nông là 17,74%; tại Căm pu chia là 20,16%; tại thôn bản 2,42%. Khả năng mắc sốt rét đối với người đi rừng ngủ rẫy ở Dawk Nhau cao hơn so với người không đi rừng ngủ rẫy là 128,64 lần.
Tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét  năm 2015 ở xã Đắk Ơ nhiễm tại rừng rẫy của địa phương là 78,39%, (trong đó có 17,23% nhiễm người nơi khác đến); tại Căm pu chia là 16,35%; tại thôn bản 5,26%. Khả năng mắc sốt rét đối với người đi rừng ngủ rẫy ở Đăk Ơ cao hơn so với người không đi rừng ngủ rẫy là 71,72 lần.
            Từ khóa: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, đi rừng ngủ rẫy.

Abtracts

The study was conducted from 2012 to 2015 to assess the malaria situation in Dak Nhau commune, Bu Dang district and Dak O commune, Bu Gia Map district, Binh Phuoc province. The results showed a complicated and unstable malaria situation. Plasmodium infections often rose from November to April, with the peak in January. The infection rate among forest goers in 2015 was 4.55% in Dak Nhau and 21.66% in Dak O. In comparison with total populations, this rate was 97.68% in  Dak Nhau and 94.74% in Dak O. Local infections at forest fields in Dak Nhau accounted for 59.68%, in which 20.16% were immigrants. The risk of malaria for forest goers in Dak Nhau was 128.64 times higher than those who did not. In Dak O, local infections at forest fields shared 78.39%, including 17.23% from other areas; 16.35% from Cambodia; 5.26% at village. The risk of malaria for forest goers in Dak O commune was 71.72 times higher than those who did not.

Keywords: parasite infection rate, malaria, forest goer. 


4.  Một số nhận xét về kết quả sử dụng test miễn dịch Crag lateral flow assay (LFA) phát hiện nấm Cryptococcus neoformans, trong dịch não tủy và huyết thanh ở bệnh nhân viêm màng não, tại khoa truyền nhiễm bệnh viện. bạch mai, năm 2015.
Nguyễn Văn Tiến và CS
Bệnh viện Bạch Mai
Tóm tắt
Đánh giá kết quả bước đầu của test thử miễn dịch xác định nhiễm vi nấm Cryptococcus neoformans ở dịch não tủy và huyết thanh trên bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não, tại khoa truyền niễm bệnh viện Bạch Mai, từ năm 2014 – 2015.
Kết quả: Trên tổng số 135 mẫu dịch não tủy và huyết thanh, được tiến hành làm cùng một thời gian với 2 xét nghiệm chẩn đoán nấm Cryptococcus neoformans, thấy tỷ lệ nhiễm nấm của test thử CrAg cao hơn phương pháp nhuộm mực tàu, là (12,6 % so với 11,9 %), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05, nhưng so với mẫu thử huyết thanh thì tỷ dương tính của test cao hơn là (15,6 % so với 11,9 %), thì khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Kiến nghị: có thể áp dụng cho chẩn đoán sàng lọc nhanh bệnh nhân viêm màng não nước trong sớm, tránh bỏ sót, do phương pháp nhuộm mực tàu DNT có thể bị bỏ sót do số lượng tế bào nấm quá ít.
 
Từ khóa: vi nấm Cryptococcus neoformans, viêm não màng não, test CrAg.

Abstract

Evaluation of the initial results of Crag lateral flow assay to identify C.neoforman infections in cerebrospinal fluid (CSF) and sera of patients with meningitis was conducted at the department of infectious diseases, Bach Mai hospital from 2014 – 2015. The results showed that in total 135 samples of CSF and sera which were tested at the same time with two C.neoforman diagnostic tests, the percentage of fungal infections by Crag test was higher than that by staining methods (12.6% vs. 11.9%); there was no statistically significant difference (p>0.05). However, the positive rate of the test was higher in comparison with the serum sample test (15.6% vs. 11.9%); the difference was statistically significant at p <0.05. It is recommended that rapid screening diagnosis tests can be applied for meningitis patients to avoid omission because DNT staining methods may not detect the small fungal cell count.

Keywords: fungi C.neoformans, meningoencephalitis, Crag test.

5.  Đánh giá độ bền, hiệu lực tồn lưu và sự chấp nhận của cộng đồng với màn tẩm hóa chất có tác dụng tồn lưu dài YORKOOL, tại vùng sốt rét lưu hành nặng tỉnh Bình Phước, năm 2015

Vũ Đức Chính, Trần Quang Phục,
 Bùi Lê Duy, Hoàng Thị Ánh Tuyên, Lê Ngọc Tuyến và cs.
Viện Sốt rét -  Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
          Tóm tắt
          Kết quả điều tra về sử dụng màn tẩm hóa chất có tác dụng tồn lưu dài Yorkool ở trong thôn và ở nhà rẫy, sau 3 năm sử dụng cho thấy: Tỷ lệ màn bình quân có trong dân năm 2015 ở xã Đắk Nhau là 1,65 người/màn và xã Đắk Ơ là 1,56 người/màn, số màn tự mua tương ứng là 34,59% và 30,32%; còn lại là màn tồn lưu lâu được cấp. Tỷ lệ màn được giặt cao 93,15%;  Chủ yếu các hộ dùng bột giặt để giặt chiếm 91,78%, và chỉ có 2,13% hộ gia đình phơi màn đúng cách ở nơi mát. Số hộ có màn Yorkool bị rách chiếm tỷ lệ cao là 64,22%; trong số màn bị rách tỷ lệ rách nhỏ (<0,5cm) chiếm 31,97%, 0,5 - 2 cm chiếm 30,57%, 10-25 cm chiếm 9,4% và  >25 cm chiếm 3,3%.
          Có sự chấp nhận của cộng đồng đối với màn tẩm hóa chất có tác dụng tồn lưu dài Yorkool® LN. Tuy nhiên, có một số hộ không sử dụng loại màn này chủ yếu là do màn bị rách. Màn Yorkool® LN sau 3 năm sử dụng vẫn còn hiệu lực với muỗi An.dirus chủng nhạy phòng thí nghiệm đạt tỷ lệ trung bình 82%.
            Từ khóa: Màn tồn lưu dài Yorkool,

Abstract

A survey on the use of Yorkool long lasting insecticidual bed nets in fields and villages after 3 years of use was conducted in high transmission areas of Binh Phuoc province in 2015. The results showed that the coverage rate was 1.65 persons per net in Dak Nhau commune, and 1.56 persons per net in Dak O. The purchased nets in Dak Nhau and Dak O accounted for 34.59% and 30.32% respectively, the rest were granted. The ratio of washed nets was 93.15%; Most of the nets were washed with detergents sharing 91.78%, and only 2.13% of the households dried nets appropriately in a cool place. The number of households with torn be nets occupied 64.22%; in which 31.97% were with small holes <0.5cm, and 30.57% with holes of 0.5-2 cm, and 9.4% with holes of 10-25 cm and 3.3 % with holes > 25 cm. Yorkool® LN long lasting insectidual bed nets were accepted by the community. However, some families did not use these nets mainly because they were torn. Yorkool® LN after 3 years of use still have good effect to laboratory sensitive An.dirus mosquito strain, with the average killing rate of 82%.

          Key words: Yorkool LN. 


6. Tương quan giữa các chỉ số muỗi, lăng quăng aedes và bệnh sốt xuất huyết dengue tỉnh Tiền Giang năm 2012
                        Cao Bá Lợi¹, Lê Ngọc Tuyến², Nguyễn Văn Lành3 
                                                     1 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương
2Bệnh viện răng Hàm Mặt Trung ương
3 Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tiền Giang
Tóm tắt
Tiền Giang là vùng lưu hành bệnh sốt xuất huyết Dengue; Giám sát các chỉ số của muỗi và lăng quăng Aedes định kỳ hàng tháng tại các điểm cố định ở 10 huyện, thị, thành nhằm theo dõi, dự báo dịch.Véc tơ truyền bệnh tại Tiền Giang là Aedes aegypti, không có sự hiện diện của Aedes albopictus;Các chỉ số về muỗi, lăng quăng ở mức nguy cơ dịch trong tất cả các huyệncác tháng trong năm; gia tăng từ tháng 5 đến tháng 10, cao nhất từ tháng 6 đến tháng 9; 2) Bệnh sốt xuất huyết Dengue lưu hành ở tất cả 10 huyện, thị xã, thành phố, gia tăng từ tháng 5 đến tháng 11, đạt đỉnh vào tháng 8 và giảm dần ở mức cao đến tháng 12; 3) Tương quan thuận và chặt chẽ giữa các chỉ số mật độ muỗi (DI), chỉ số nhà có muỗi (HI), chỉ số Breteau (BI), chỉ số nhà có lăng quăng (HILQ), chỉ số vật chứa có lăng quăng (CI) và số mắc sốt xuất huyết Dengue (hệ số tương quan r từ 0,76 – 0,89, p<0,01).
Từ khóa: Aedes spp,bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Abstract

Tien Giang is an endemic area of dengue hemorrhagic fever (DHF). Monitoring of Aedes adult and pupa indices was conducted monthly at 10 districts in order to monitor and forecast the outbreak of the disease. The correlation between adult mosquito and pupa indices of Aedes with Dengue Hemorrhagic Fever cases in Tien Giang province in 2012 was described and identified. The vector found in Tien Giang was Aedes aegypti, without the presence of Aedes albopictus. Adult mosquito and pupa indices were at the high level from May to October, with the peak from June to September. DHF was endemic in all 10 districts and increased from May to November, reaching the peak in August and gradually decreased from December. There was a strong correlation between adult mosquito density index (DI), House index (HI), Breteau index (BI), Larval and pupa house index (HI), Container index (CI) and the incidence of DHF (correlation coefficient r: 0.76 - 0.89, p<0.01). Thus, regular surveillance of Aedes needs to be maintained at fixed points to monitor and forecast the DHF epidemic.

Keywords: vector, Aedes, dengue hemorrhagic fever. 


7. Đánh giá hiệu quả biện pháp phun tồn lưu hóa chất fendona 10sc trong phòng chống sốt xuất huyết chủ động tại huyện cái bè, tỉnh tiền giang năm 2015
                        
Vũ Đức Chính1, Trần Thanh Dương1, Hồ Đình Trung1, Nguyễn Văn Dũng1,
Nguyễn Văn Tuấn1, Lê Trung Kiên1, Lê Thành Đồng2,  
Nguyễn Minh Hằng3, Trần Đắc Phu3, Nguyễn Thị Liên Hương4
                                    1Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
      2Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP Hồ Chí Minh
3Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế
4Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế
 
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2015 tại 2 xã Mỹ Đức Đông (xã thử nghiệm) và xã An Thái Đông (An Thái Đông) huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Tại xã Mỹ Đức Đông 1054 hộ gia đình đã được phun tồn lưu trong (IRS) bằng hóa chất Fendona 10SC. Nhà của các hộ này đều có cấu trúc tương đối giống nhau tường gạch sơn. Trong quá trình thử nghiệm biện pháp IRS, các biện pháp giám sát thường quy của quốc gia vẫn được thực hiện thường xuyên như vệ sinh môi trường, phun không gian (ULV) nếu xảy ra dịch... Sau khi can thiệp các chỉ số muỗi, bọ gậy xã thử nghiệm đều giảm sau 3 tháng  và giảm nhiều nhất sau khi phun 7 ngày: Chỉ số mật độ muỗi, chỉ số nhà có muỗi, BI trước can thiệp tương ứng 0,35, 32, 40 sau can thiệp 7 ngày 0,08, 4, 15. Từ tháng thứ 4 sau phun IRS các chỉ số bắt đầu tăng dần, đến tháng thứ 5 các chỉ số cao tương đương so với thời điểm trước khi phun. Hiệu quả phun hóa chất tồn lưu Fendona 10SC trên tường gạch với chủng muỗi Aedes aegypti chủng phòng thí nghiệm cho thấy hóa chất có hiệu lực tồn lưu trong vòng 5 tháng. Hóa chất Fendona 10SC có hiệu lực diệt tốt với chủng muỗi thực địa trong 3 tháng sau khi phun từ 87,05% sau 7 ngàyxuống 56,25% sau 3 tháng can thiệp.
Từ khóa: Aedes aegypti, phun tồn lưu trong nhà, sốt xuất huyết

Abtracts

The study was carried out from June to December 2015 at  My Duc Dong (intervention) and An Thai Dong (control) commune, Cai Be district, Tien Giang province. Indoor residual spraying (IRS) with Fendona 10SC was conducted in 1054 households in My Duc Dong commune. These houses were mainly made of painted brick walls. During the test period, national routine monitoring measures such as environmental sanitation, ultra-low volume spraying were still conducted in case of epidemic... After intervention, mosquito and larvae index in the intevention commune decreased after 3 months, especially after 7 days. Mosquito density index, house index, and Breteau index (BI) before intervention was 0.35, 32, and 40 respectively. After 7 days of intervention, these indices were 0.08, 4, and 15 respectively. From the 4th month after spraying, the indices began to increase gradually, and they were as high as those before spraying in the 5th month. The effectiveness of residual spraying with Fendona 10SC on brick walls to laboratory Aedes aegypti strains was within 5 months. Fendona 10SC was effective in killing field mosquito strains within 3 months after intervention, from 87.05% after 7 days of spraying to 56.25% after 3 months of spraying.

8.  Đặc điểm dịch tễ bệnh tay chân miệng Tỉnh Tiền Giang
        Cao Bá Lợi¹ , Lê Ngọc Tuyến², Nguyễn Văn Lành3 
 1Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
3 Trung tâm Y tế dự phòng Tiền Giang          
Tóm tắt
Bệnh Tay chân miệng bùng phát và gây tử vong tại Tiền Giang trong năm 2011 có 32 ca bệnh ; Bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin dự phòng. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh được tiến hành nhằm định hướng cho hoạt động phòng chống. Mô tả đặc điểm dịch tễ bệnh Tay chân miệng tỉnh Tiền Giang năm 2011.
Bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm tỉ lệ 91,38%; Số mắc ở nam cao 59,54%  so với 40,46% , gấp 1,47 lần so với nữ; Tất cả 10 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh đều có ca mắc;  Bệnh xuất hiện tất cả các tháng trong năm; Số mắc gia tăng từ tháng 5 đến tháng 12, đỉnh bệnh vào tháng 7 với số mắc chiếm tỉ lệ 21,16%; 4) Tác nhân gây bệnh do Enterovirus, trong đó EV 71 chiếm tỉ lệ 59,18%;Cần thực hiện và duy trì các biện pháp vệ sinh cá nhân, môi trường thường xuyên hàng ngày để phòng bệnh cho trẻ.
Từ khóa: bệnh tay chân miệng    

Abstracts

The outbreak of Hand Foot Mouth Disease occurred and caused deaths in Tien Giang in 2011 with 32 cases in total. There haven't been specific treatments and preventive vaccines for this disease. An epidemiological study on epidemiological characteristics of the disease was conducted in Tien Giang in 2011 aiming to orient control activities. The results showed that the disease was common in children under 5 years old, sharing 91.38%. Male patients outnumbered females (59.54% vs. 40.46%); None of 10 districts, towns and cities in the province was excluded from the disease. The disease occurred all year round with the peak in July. It was caused by Enteroviruses, in which EV 71 accounted for 59.18%. Preventive measures such as daily personal hygiene and environmental sanitation should be implemented and maintained to prevent children from the disease.

Keywords: Hand Foot Mouth Disease 


9.  Cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực trạm y tế và nhận thức của bệnh nhân sôt rét ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình điều trị sốt rét quan sát trực tiếp (dot)
Đặng Việt Dũng, Nguyễn Xuân Xã, Tạ Thị Tĩnh, Ngô Đức Thắng
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương
 
Tóm tắt
 
Nghiên cứu điều kiện cơ sở hạ tầng y tế và nguồn nhân lực trạm y tế đang thực hiện mô hình điều trị quan sát trực tiếp, tại các xã Ia R’mok và Ia R’sai huyện Krong Pa tỉnh Gia Lai và xã Đắk rông và Eatling huyện Cư Jut tỉnh Đắk Nông cho thấy. 
Nhân lực của các trạm y tế này còn thiếu và yếu: Tỷ lệ cán bộ được biết về mô hình DOT tại các trạm y tế chỉ đạt 67,9%  và biết cơ sở mình đang áp dụng mô hình DOT 82,1%. Số cán bộ được tập huấn về mô hình DOT chỉ chiếm 46%; chỉ có 53,6% cán bộ y tế xã tham gia mô hình DOT. Đặc biệt là cán bộ làm công tác xét nghiệm kỹ năng soi phát hiện KST mới đạt 50%.
4/4 xã trạm y tế không có phòng xét nghiệm riêng, không đạt tiêu chuẩn làm ảnh hưởng đến công tác phát hiện và điều trị BNSR, dẫn đến việc xét nghiệm và trả lời kết quả chưa kịp thời.
Thuốc điều trị sốt rét tại các cơ sở y tế không đầy đủ theo tiêu chuẩn chương trình PCSR QG yêu cầu.
Thói quen tìm đến nơi có thể điều trị của BNSR tỷ lệ chiếm đa số đến trạm y tế điều trị chiếm 86%. Gần 30% trả lời không thể tuân thủ hết liều điều trị theo mô hình DOT, lý do vì thấy đã khỏi bệnh 78%. Chỉ có 3% biết điều trị theo mô hình DOT để không bị kháng thuốc.
Từ khóa: Sốt rét, Xét nghiệm, Cơ sở hạ tầng, mô hình DOT, Cán bộ y tế, BNSR.

Abtract

A study on the condition of health infrastructure and human resources in the Communal Health Centres where DOT was being carried out was conducted in Ia R’mok and Ia R’sai communes, Krong Pa district, Gia Lai province and Dak Nong and Eatling communes, Cu Jut district, Dak Nong province. The results showed that communal health workers were not adequate and did not meet the requirements. The rate of health workers knowing about DOT method was 67.9% and 82.1% of the staff knew that DOT was being applied in their health centres. 46% of the staff were trained on DOT, and only 53.6% were involved in this therapy.  Especially, only 50% of the staff handling laboratory tests for detecting parasites were accepted. There were 4 communal health centers having no laboratory, affecting malaria diagnosis and treatment in the way that test results were not delivered in a timely manner. Anti-malaria drugs in these communal health centers did not follow the standards of National Malaria Control Programs. 86% of the malaria patients sought the treatment in communal health centers. Almost 30% of the patients gave the answer that they could not follow the treatment by DOT method because they felt recovered 78%. Only 3% of the patients respected DOT to avoid drug resistance.

Keywords: Malaria, examination, infrastructure, DOT. 

 
10.  Thực trạng bệnh truyền nhiễm tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 – 2010
 
Nguyễn Thị Liên Hương1Nguyễn Văn Dậu
1Cục Quản lý môi trường y tế ,
2Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
 
Tóm tắt
Bằng phương pháp mô tả kết hợp hồi cứu, nghiên cứu “Đánh giá thực trạng tình hình bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010” đã đạt được kết quả như sau: Số bệnh truyền nhiễm được ghi nhận trong 5 năm có 20 bệnh, trong đó bệnh truyền nhiễm nhóm A có 2 bệnh là cúm A(H5N1), tả; Số bệnh truyền nhiễm nhóm B thường sảy ra hàng năm có 13/20 bệnh; Bệnh truyền nhiễm gây tử vong trong 5 năm có 4 bệnh, 1 bệnh thuộc nhóm A là cúm A(H5N1), 3 bệnh thuộc nhóm B (dại, cúm, lỵ trực trùng). Bệnh truyền nhiễm có tỷ suất mắc cao hàng năm là cúm, tiêu chảy, hộ chứng lỵ, thủy đậu, quai bị, phơi nhiễm dại, tay chân miệng. Đề xuất, kiến nghị: tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý toàn diện từ tỉnh đến cơ sở; Củng cố, kiện toàn tổ chức mạng lưới hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ tỉnh đến cơ sở; Đầu tư, hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị, kỹ thuật cao trong chẩn đoán sớm tác nhân gây bệnh; Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ hoạt động phòng chống một số bệnh nguy hiểm thường gây tử vong cao trong cộng đồng, đặc biệt là bệnh dại; Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa hệ thống y tế dự phòng và điều trị trong giám sát, phát hiện sớm ca bệnh/ ổ dịch; Tăng cường tuyên truyền, giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng chống bệnh truyền nhiễm.
 
Từ khóa:

Abstract

A retrospective cross-sectional study on communicable diseases was conducted in Yen Bai province from 2006 to 2010. The results were as follows: There were 20 diseases recorded in 5 years, in which 2 communicable diseases in group A were influenza A (H5N1) and diarrhea; 13/20 group B diseases occurred annually; there were 4 deadly diseases in 5 years, including 1 group A disease (H5N1) and 3 group B diseases (rabies, influenza, dysentery bacillus). The diseases with a high annual morbidity were influenza, diarrhea, dysentery, chickenpox, mumps, rabies, and hand foot and mouthn disease. It is recommended that disease monitoring and management systems should be enhanced from the provincial level to communal level; More investment and support should be placed to upgrade equipment with high technology in early diagnosis of pathogens; deadly diseases such as rabies should be prioritized; close and effective coordination between preventive medicine and treatment and early detection of cases/outbreaks needs more attention; and health education and communication is necessary to raise people's awareness of disease prevention.


11. Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thực hành về bệnh dại của người dân huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái năm 2013
 
Nguyễn Thị Liên Hương1Nguyễn Văn Dậu
1 Cục Quản lý môi trường y tế,
2Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
 
Tóm tắt
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut dại gây ra, bệnh lưu hành chủ yếu ở động vật máu nóng (chó, mèo...) lây sang người qua đường da bị tổn thương và niêm mạc. Bệnh lưu hành địa phương, đã từng gây nên những vụ dịch lớn hoặc tản phát tại Yên Bái. Những năm gần đây, bệnh dại trên đàn chó đã lan ra diện rộng. Từ 2011 – 2013, đã có 32 người lên cơn dại và tử vong do bị chó cắn. Tình trạng chó chạy rông, cắn người,cắn chủ nhà tăng đột biến, năm 2012 có trên 3000 người, năm 2013 có trên 6000 người phải đi tiêm phòng dại. Do bệnh dại trên dàn chó chưa thể kiểm soát, việc tiêm vắc xin phòng dại cho người và phối hợp các biện pháp phòng chống không đặc hiệu khác đang là biện pháp hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại ở người. Diễn biến khó lường của bệnh dại, việc đánh giá kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh dại của người dân nơi lần đầu xuất hiện bệnh dại trên diện rộng và sau một thời gian can thiệp là rất cần thiếp và duy trì.
Từ khóa: Bệnh dại, động vật, người dân, Văn Chân, Yên Bái

Abstract

Rabies is an acute infection caused by rabies virus. The disease mainly occurs in warm-blooded animals (dogs, cats ...) and infects humans through damaged skin and mucous membranes. It is locally endemic and has caused sporadic and epidemic outbreaks in Yen Bai. In recent years, rabies in dogs has spread widely. There were 32 death cases of rabies from dog bites from 2011 to 2013. The fact of dogs running, dog biting, and dog biting owners spiked with more than 3000 people having vaccinated against rabies in 2012 and 6000 people in 2013. Due to uncontrolled rabies in dogs, rabies vaccination for humans in combination with other unspecific measures is currently the most effective way to reduce human rabies mortality. Before the unpredictable development of rabies, an assessment of knowledge and practices about rabies prevention and control among residents of Van Chan district where rabies first appeared on a large scale was conducted after a period of active interventions.


12. Ứng dụng cột lọc protein vivaspin2 trong tinh chiết kháng nguyên chất tiết sán lá gan lớn tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương 
 
Nguyễn Thu Hương 1, Trần Thanh Dương 1, Lê Ngọc Tuyến2
1 Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương
2Viện Răng hàm mặt Trung ương
Tóm tắt
Chẩn đoán miễn dịch bệnh sán lá gan lớn trên người hiện vẫn đang được sử dụng rộng rãi. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán sớm và dễ thực hiện tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, chất lượng các bộ sinh phẩm và kháng nguyên đặc hiệu sử dụng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của xét nghiệm. Nhằm nâng cao chất lượng tinh khiết kháng nguyên đặc hiệu trong quá trình sản xuất bộ sinh phẩm chẩn đoán phát hiện kháng thể kháng sán lá gan lớn lưu hành trong máu  Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương (NIMPE)đã tinh khiết kháng nguyên chất tiết (ES) và kháng nguyên thô (CW) sán non Fasciola gigantica qua cột tinh lọc Protein Vivaspin2 có màng siêu lọc 30kDa và 50kDa. Kết quả, bộ sinh phẩm FAS-NIMPE ES có độ nhạy là  94,5%, độ đặc hiệu là 100%. Tỷ lệ dương tính giả 0%. Tỷ lệ âm tính giả 4,8%. Giá trị dự đoán dương tính 100%. Giá trị dự đoán âm tính 95,2%. Tỷ lệ phù hợp giữa ELISA ScimexFAS-NIMPE ES phát hiện kháng thể SLGL hợp rất cao với KAPPA=0,89. Bộ sinh phẩm FAS-NIMPE CW có độ nhạy là 91,9% và độ đặc hiệu là 100%. Tỷ lệ phù hợp giữa ELISA ScimexFAS-NIMPE phát hiện kháng thể SLGL  rất cao với KAPPA=0,83. Có thể ứng dụng rộng rãi cột lọc Protein Vivaspin2 trong sản xuất bộ sinh phẩm FAS-NIMPE và các bộ sinh phẩm khác chẩn đoán ký sinh trùng.
Từ khóa:Fasciola gigantica, Protein Vivaspin2, FAS-NIMPE, ELISA

Abstract

Immunodiagnostic tests for Fasciola detection in humans are still being widely used. This is a technique for early diagnosis and easy to use in health facilities. However, test results are highly affected by the quality of biological products and used specific antigens. This study was conducted targeting to improve the quality of antigen-specific antibody purification in the production of biological products for liver fluke detection at the Laboratory in National Institute of Malariology, Parasitology and Entomology (NIMPE). Excretory-secretory antigen (ES) and crude antigen (CW) of Fasciola gigantica juveniles were purified through Protein Vivaspin2 with the ultrafiltration membranes of 30kDa and 50kDa, respectively. The study results showed that the FAS-NIMPE ES had a sensitivity of 94.5% and a specificity of 100%. False positive rate was 0% and false negative rate was 4.8%. Positive predictive value was 100% and negative predictive value was 95.2%. The matching coefficient between ELISA Scimex and FAS-NIMPE ES for the detection of antibodies against Fasciola flukes was very high with KAPPA = 0.89. For FAS-NIMPE CW, the sensitivity and specificity were 91.9% and 100%, respectively. The matching coefficient between ELISA Scimex and FAS-NIMPE for the detection of antibodies against Fasciola was very high with KAPPA = 0.83. Thus, Protein Vivaspin2 can be widely applied in the production of FAS-NIMPE and other biological products for the diagnosis of parasitic infections.  

Keywords: Fasciola gigantica, Protein Vivaspin2, FAS-NIMPE, ELISA.

13. Bệnh giun móc Ancylostoma ceylanicum trên người: một bệnh ký sinh trùng mới nổi 
 
Trần Thị Kim Chi1, Nguyễn Thu Hương2, Lê Ngọc Tuyến3 và Nguyễn Thị Liên Hương4
1Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn Trùng Trung ương
3 Bệnh Viện Răng Hàm mặt Trung ương
 4Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế
Tóm tắt
Năm 1913, Lane tìm thấy giun móc Ancylostoma ceylanicum trên người. Tuy nhiên trong vòng thế kỷ qua, Ancylostoma ceylanicum vẫn là một ký sinh trùng hiếm gặp và thường bị bỏ qua trong các cuộc điều tra về giun sán ở người. Bằng nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử tại Châu Á gần đây đã chứng minh Ancylostoma ceylanicum là loài giun móc phổ biến thứ 2 nhiễm ở người, với tỉ lệ phát hiện 6 – 23 % các trường hợp người nhiễm giun móc/mỏ. Gây nhiễm thực nghiệm cho thấy Ancylostoma ceylanicum cũng có triệu chứng lâm sàng giống với bệnh giun móc/mỏ của người. Trong tự nhiên Ancylostoma ceylanicum là loại giun móc thường gặp trên chó, mèo. Giống như các loài giun móc/mỏ ở người khác, Ancylostoma ceylanicum trưởng thành có thể ký sinh tại hỗng tràng, gây tình trạng nhiễm mạn tính và gây thiếu máu nếu nhiễm cường độ cao. Ngoài ra, Ancylostoma ceylanicum còn có thể hoạt động như Ancylostoma ceylanicum và tìm thấy ở vị trí thấp hơn trong đường tiêu hóa, gây tình trạng đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, có máu lẫn trong phân kèm theo tăng bạch cầu ái toan. Liệu Ancylostoma ceylanicum có khả năng gây hai bệnh cảnh: nhiễm giun móc/mỏ cổ điển và bệnh liên quan đến các cơ chế dị ứng ở người hay không? Trong tương lai, việc nghiên cứu phối hợp chẩn đoán sinh học phân tử với lâm sàng, bệnh học sẽ làm sáng tỏ hơn vai trò gây bệnh ở người của Ancylostoma ceylanicum.
Từ khóa: giun móc/mỏ, Ancylostoma ceylanicum, chó, mèo, bệnh ký sinh trùng

Abstract

Although Ancylostoma ceylanicum is known one of hookworm of dogs and cats in Asia, its contribution to human morbidity as a potentially zoonotic hookworm remains largely unexplored. Its discovery by Lane (1913) as a ‘new parasite’ of humans and largely overlooked in surveys of human parasites. Recent molecular-based surveys in Asia, however, have demonstrated that A. ceylanicum is the second most common hookworm species infecting humans, comprising between 6% and 23% of total human hookworm infections. In experimentally induced infections, A. ceylanicum clinical symptoms also resemble hookworm. Natural infections with A. ceylanicum in humans have been reported in almost all geographical areas in which the hookworm is known to be endemic in dogs and cats, however for the majority of reports, no clinical data are available. Much like the anthroponotic hookworm species, patent A. ceylanicum adults can isolate within the jejunum to produce chronic infections that on occasion, may occur in high enough burdens to produce anaemia. In addition, the hookworm can act much like A. caninum and be found lower in the gastrointestinal tract leading to abdominal distension and pain, diarrhoea and occult blood in the faeces accompanied by peripheral eosinophilia. Whether A. ceylanicum is capable of producing both classical hookworm disease and and diseases associated with allergic mechanisms in humans. Future investigations combining the use of molecular diagnostic tools with clinical and pathological data will shed further light on its role as a human pathogen Ancylostoma ceylanicum. The control of this zoonosis necessitates an integrated and inter-sectorial “One Health” approach be adopted in communities. 

Key word: hookworm, Ancylostoma ceylanicum, dog, cat, human

 

 

Thống kê truy cập

Đang online: 37

Số lượt truy cập: 21,483,786