“Hội thảo liên ngành vận động đầu tư cho công tác phòng chống và loại trừ sốt rét ở Việt Nam”  6/7/2016 3:36:32 PM

Ngày 31/5/2016, được sự tài trợ của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế đã tổ chức “Hội thảo liên ngành vận động đầu tư cho công tác phòng chống và loại trừ sốt rét ở Việt Nam” tại khách sạn Fortuna, Hà Nội. Chủ trì Hội thảo: PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng.

Ngày 31/5/2016, được sự tài trợ của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế đã tổ chức “Hội thảo liên ngành vận động đầu tư cho công tác phòng chống và loại trừ sốt rét ở Việt Nam tại khách sạn Fortuna, Hà Nội. Chủ trì Hội thảo: PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng.


Toàn cảnh Hội thảo

Dự Hội thảo gồm các Đại biểu của Uỷ ban các vấn đề xã hội, Vụ Lao động, Văn hoá, Xã hội và Vụ Tài chính tiền tệ - Bộ kế Hoạch và Đầu tư; Lãnh đạo Bộ Y tế, Lãnh đạo các Cục, Vụ trực thuộc Bộ Y tế, Lãnh đạo các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng; Đại diện Y tế các Bộ/Ngành: Giao thông vận tải, Xây dựng, Công an, Quốc phòng, Bộ đội biên phòng, Nông nghiệp và PTNT, Bộ LĐ-TB-XH; Tổ chức Y tế thế giới, đại diện các tổ chức quốc tế CHAI, NAMRU; Các Cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội.

  Tại Hội nghị, PGS. TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã báo cáo kết quả thực hiện chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét giai đoạn 2011 - 2015 và kế hoạch, nhu cầu kinh phí cho công tác phòng chống và loại trừ sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự tham gia tích cực của các Bộ/ngành và đơn vị liên quan, công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2011 - 2015 ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Sau 5 năm, số BNSR giảm 57,8% từ 45.588 trường hợp năm 2011 xuống còn 19.252 trường hợp năm 2015. Tỷ lệ BNSR/1000 dân số chung giảm 59,9%. Số KSTSR giảm 43,9%, từ 16.612 xuống còn 9.331. Số trường hợp tử vong do sốt rét giảm 78,6%, từ 14 trường hợp xuống còn 3 trường hợp. Trên toàn quốc không có dịch sốt rét xảy ra trong giai đoạn 2011 - 2015.

Giai đoạn 2011 - 2015, các chỉ số về sốt rét đều giảm, tuy nhiên, sốt rét tại một số tỉnh thuộc khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ diễn biến phức tạp, đặc biệt là 2 tỉnh Gia Lai và Bình Phước. Tuy nhiên, bệnh sốt rét có nguy cơ quay trở lại, gia tăng số mắc và tử vong và có thể gây thành dịch do:

- Sự biến động lớn dân cư giữa các vùng trong nước và với các quốc gia láng giềng từ vùng không còn sốt rét vào vùng sốt rét lưu hành để làm kinh tế ngày càng phức tạp khó quản lý vì vậy làm gia tăng nguy cơ mắc và lan rộng ký sinh trùng sốt rét.

- Đã xuất hiện ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc ở 5 tỉnh (Bình Phước, Đăk Nông, Quang Nam, Gia Lai, Khánh Hòa) và có nguy cơ lan rộng tới những địa phương khác trên toàn quốc.

- Muỗi truyền bệnh sốt rét they đổi tập tính đốt người, kháng hóa chất diệt muỗi ở nhiều vùng làm giảm hiệu quả của các biện pháp phòng bệnh sốt rét.

Vì vậy, để chủ động trong công tác phòng chống sốt rét đảm bảo thực hiện thắng lợi của mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ sốt rét giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, Chương trình phòng chống sốt rét rất cần được Nhà nước và các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế cũng như chính quyền địa phương các cấp tiếp tục đầu tư cho công tác phòng chống sốt rét để:

- Triển khai thực hiện quyết liệt Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 27/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Thực hiện đầy đủ cam kết của Chính phủ Việt Nam với Liên Hợp quốc về thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ về phòng chống sốt rét đó là: Giảm mắc, giảm chết và duy trì ổn định thành quả phòng chống sốt rét trong những năm tới; cam kết và khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về chiến lược phòng chống sốt rét và phòng chống sốt rét kháng thuốc; cam kết trong Liên minh các nhà Lãnh đạo khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APLMA) về loại trừ sốt rét vào năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Úc đồng chủ trì.

- Tăng cường phối hợp đa ngành trong công tác phòng chống sốt rét (Quốc phòng, Công an, Xây dựng, Giao thông, Lâm nghiệp, Thuỷ điện,...), đặc biệt ở các địa phương có sốt rét lưu hành và sốt rét lưu hành nặng.

- Huy động nguồn lực từ các Bộ/ngành, chính quyền địa phương và các thành phần kinh tế để đảm bảo cho các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét được triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả.

Ban biên tập website 

Thống kê truy cập

Đang online: 54

Số lượt truy cập: 21,373,583