Y tế công cộng Việt Nam: Thực trạng và định hướng tương lai  4/28/2016 10:40:41 AM

Thực trạng và định hướng tương lai" do Trường Đại học Y tế cộng đồng, Hội Y tế công cộng Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 25/4, tại Hà Nội.GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế; TS Lokky Wai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam; GS.TS Lê Vũ Anh, Chủ tịch Hội Y tế công cộng Việt Nam chủ trì Hội nghị.

 Đây là nội dung chính của Hội nghị khoa học y tế công cộng toàn quốc với chủ đề: "Y tế công cộng Việt Nam: Thực trạng và định hướng tương lai" do Trường Đại học Y tế cộng đồng, Hội Y tế công cộng Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 25/4, tại Hà Nội.GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế; TS Lokky Wai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam; GS.TS Lê Vũ Anh, Chủ tịch Hội Y tế công cộng Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Hội nghị thu hút đông đảo các đại biểu là các nhà khoa học, các chuyên gia trong nước và quốc tế trong lĩnh vực y tế công cộng cùng các nhà quản lý, hoạch định chính sách về y tế Trung ương, địa phương.



GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh, Hội nghị là cơ hội để các đại biểu trao đổi về những vấn đề y tế công cộng cần giải quyết trong tương lai; giải quyết câu hỏi làm thế nào để tăng cường khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu trong việc hoạch định và thực thi chính sách về y tế công cộng.

Kết quả Hội nghị sẽ được sử dụng cho việc định hướng các nghiên cứu về y tế công cộng nhằm hỗ trợ hoạch định chính sách trong các vấn đề y tế công cộng đang tồn tại ở Việt Nam hiện nay như các bệnh không lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ; các vấn đề về sức khỏe người cao tuổi, già hóa dân số; các bệnh dịch mới nổi hoặc tái xuất hiện; các vấn đề về sức khỏe liên quan đến biến đổi khí hậu; các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm; sức khỏe vị thành niên và phát triển hệ thống chính sách y tế, bảo hiểm y tế; các vấn đề về công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân…

Tại Hội nghị, các tham luận đã tập trung làm rõ toàn cảnh các nghiên cứu trong lĩnh vực y tế công cộng được triển khai tại Việt Nam thời gian qua như các phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý hệ thống y tế, quản trị bệnh viện, chi phí và bảo vệ tài chính tại Việt Nam, vấn đề sức khỏe người cao tuổi, việc lạm dụng rượu bia, tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe…

Hội nghị cũng nghe bài trình bày của các chuyên gia quốc tế đến từ Tổ chức Y tế Thế giới, Ngân hàng Thế giới, các Trường đại học Mỹ, Hàn Quốc về các vấn đề y tế công cộng ở một số nước châu Á, sức khỏe và hệ thống y tế tại Việt Nam; một số kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Hàn Quốc và Cuba…

Trong những năm qua, Việt Nam đã có kinh nghiệm đáp ứng với những dịch bệnh mới nổi như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm A (H1N1). Điều đó cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong các lĩnh vực giám sát, năng lực chẩn đoán và lập kế hoạch cho tình trạng y tế công cộng khẩn cấp. Những tiến bộ quan trọng cũng được ghi nhận trong các lĩnh vực khác như đáp ứng nhanh, đánh giá nguy cơ và việc thành lập Trung tâm Điều hành khẩn cấp để điều phối các hoạt động quốc gia đáp ứng với tình trạng y tế công cộng khẩn cấp.

Tuy nhiên, những mối đe dọa kéo dài khác như cúm gia cầm A (H7N9), các bệnh truyễn nhiễm mới nổi như Ebola, Zika, Mers tiếp tục cho thấy Việt Nam vẫn là điểm nóng về các bệnh truyền nhiễm và các tình trạng y tế công cộng khẩn cấp. Các vấn đề về các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, tiểu đường… và các yếu tố nguy cơ như rượu, bia, thuốc lá, các hành vi, lối sống không lành mạnh; các vấn đề về già hóa dân số; mất an toàn thực phẩm; ung thư gia tăng; các vấn đề về quản lý hệ thống y tế; công bằng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe vẫn còn nhiều bất cập, là những thách thức lớn đối với ngành y tế công cộng trong giai đoạn tới.


Quang cảnh hội thảo

Trong khuôn khổ Hội nghị khoa học y tế công cộng toàn quốc với chủ đề: "Y tế công cộng Việt Nam: Thực trạng và định hướng tương lai" diễn ra 7 phiên họp chuyên đề với các chủ đề như nghiên cứu hệ thống y tế, phòng chống tác hại thuốc lá, công bằng sức khỏe, phòng chống lạm dụng rượu bia, quản lý bệnh viện, phòng chống HIV/AIDS – vai trò của yếu tố xã hội, kinh tế, y học và hợp tác toàn cầu./.

 

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế



Thống kê truy cập

Đang online: 128

Số lượt truy cập: 21,367,998