Danh sách các bài báo đăng trên tạp chí PCSR số 04 năm 2012  1/22/2013 10:51:30 AM

1.     NGHIÊN CỨU MÔ TẢ VỀ KIẾN THỨC, HÀNH VI VÀ TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH SẢN Ở PHỤ NỮ NÔNG THÔN TẠI HUNCHUN, TRUNG QUỐC
Chunyu Li1, Hae-Ra Han2, Jong-Eun Lee3, Myungken Lee4, Youngja Lee5, Miyong T.Kim6
1Giáo sư, Khoa Cộng đồng, Đại học Điều dưỡng, Đại học Yanbian, Jilin, Trung Quốc
2 Giáo sư, Đại học Điều dưỡng, Đại học Johns Hopkins, Baltimore, Mỹ
3 Giảng viên chính, Đại học Điều dưỡng, Đại học Catholic Hàn Quốc, Seoul, Hàn Quốc
4 Giáo sư, Đại học Y tế Công Cộng, Đại học Johns Hopkins, Baltimore, Mỹ
5 Nghiên cứu viên, Đại học Điều dưỡng, Đại học Yonsei, Seoul, Hàn Quốc
6 Giáo sư, Đại học Điều dưỡng, Đại học Johns Hopkins, Baltimore, Mỹ 
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ mắc, kiến thức và hành vi về nhiễm khuẩn đường sinh sản của phụ nữ nông thôn Trung Quốc tại Hunchun.
Phương pháp: Đây là nghiên cứu sử dụng thiết kế điều tra cắt ngang và chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu 190 phụ nữ, được nhận hỗ trợ một khoản kinh phí nhỏ. Các cán bộ nghiên cứu đã qua tập huấn thu thập số liệu thông qua , họ phỏng vấn trực tiếp và khám cho các đối tượng
Kết quả: Cứ khoảng 1 trên 5 đối tượng nghiên cứu (20.3%) đã mang thai trên 5 lần và 26,7% đã từng phá thai từ 3 lần trở lên. Hơn 1 nửa (57.3%) số đối tượng nghiên cứu đang bị nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKĐSS) , và và 92.3% được thấy có ít nhất 1 triệu chứng NKĐSS. Gần 1 nửa (49.6%) số phụ nữ có triệu chứng của NKĐSS không sử dụng bất cứ một dịch vụ chăm sóc sức khỏe nào. Tuổi, số lần mang thai, kiến thức và hành vi về NKĐSS, và thực hành phòng chống NKĐSS được thấy là có mối tương quan có ý nghĩa trong nghiên cứu này.
Kết luận: Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn đường sinh sản trong nhóm phụ nữ Trung Quốc có thu nhập thấp cực kỳ cao, chỉ ra nhu cầu cấp thiết của việc giáo dục SKSS có hiệu quả, đặc biệt hướng tới nhóm dân cư nghèo tại nông thôn.
Download bản full tại đây :
2.     ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC XUA CỦA DOWNY XẢ VẢI VỚI MUỖI AEDES AEGYPTI   TRUYỀN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Phạm Thị Khoa
Viện Sốt rét KST-CT TƯ
Tóm tắt ; Hiệu lực xua muỗi của Downy chống khuẩn do công ty TNHH P&G sản xuất  theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ Y tế 2000, sản phẩm Downy chống khuẩn (mẫu gửi khảo nghiệm) có tác dụng xua muỗi trung bình. Hiệu lực xua muỗi Aedes aegypti (chủng phòng thí nghiệm) của mẫu PD là 66,5% (51,5 - 89,8) (So với đối chứng PC); mẫu VD là 72,8% (46,8 - 89,8) (So với đối chứng VC). Hiệu quả xua có sự thay đổi trong 6 người thử nghiệm là 51,5 – 95,4%

Download bản full tại đây :
 
3.     TÍNH ĐA HÌNH DI TRUYỀN QUẦN THỂ P.FALCIPARUM TẠI TỈNH NINH THUẬN
Lê Đức Đào1, Trương Văn Hạnh, Trần Văn Cư2 Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Trà.
1Viện Sốt rét, KST-CT TƯ
2Trung tâm Phòng chống sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Ninh Thuận 
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng kỹ thuật phản ứng chuỗi polymerase lồng (Nested PCR) để phân tích tính đa hình di truyền quần thể P. falciparum tại tỉnh Ninh Thuận dựa trên 3 gen có tính đa hình cao: MSP1 (Merozoite Surface Protein 1), MSP2 (Merozoite Surface Protein 2) và GLURP (Glutatmate Rich Protein). Phân tích 50 phân lập P. faciparum thu thập tại Ninh Thuận cho kết quả:
- Trên locus MSP1 tỷ lệ dòng gen K1 chiếm 26,56%, xác định đ­ược 10 biến thể alen; dòng gen MAD20 chiếm 57,81%, xác định đ­ược 5 biến thể alen; dòng gen RO33 chiếm 15,62%, chỉ có một alen duy nhất.
- Trên locus MSP2 tỷ lệ dòng gen FC chiếm 50%, xác định đ­ược 5 biến thể alen; dòng gen IC là 50%, xác định đ­ược 9 biến thể alen.
- Trên locus GLURP phát hiện đ­ược 6 biến thể alen.

Download bản full tại đây :
 
4.     SỐT RẾT QUAY TRỞ LẠI: XEM XÉT MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG VÀ TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN
JUSTIN M COHEN1, DAVID L SMITH2,3, CHRIS COTTER4, ABIGAIL WARD1, GAVIN YAMEY4, OLIVER J SOBOT1, BRUNO MOONEN1
1. Clinton Health Access Initative, Boston, MA, USA; 2. Johns Hopkins Malaria Research Institute and Department of Epidemiology, Baltimore, MD, USA; 3. The Center for Disease Dynamics, Economics & Policy, Washington, DC, USA; 4. The Global Health Group, University of California, San Francisco, San Francisco, CA, USA. 
Tóm tắt
Số mắc sốt rét (SR) giảm đáng kể từ năm 2000 đã phải đảm bảo bằng sự gia tăng chi phí cho công tác phòng chống, nhưng những thất bại mang tính lịch sử để duy trì các thành quả đã chỉ ra tính mong manh của những thành công này. Mặc dầu sự lan truyền SR có thể được kiềm chế bởi các biện pháp phòng chống hữu hiệu mà không cần một sự can thiệp chủ động, SR vẫn có thể quay trở lại trạng thái cân bằng nội tại được quyết định bởi các yếu tố liên quan đến sinh thái, hiệu lực của véc tơ truyền bệnh và những đặc điểm kinh tế- xã hội. Việc hiểu biết nơi nào và tại sao sốt rét đã từng quay trở lại (SRQTL) có thể giúp cho những Chương trình PCSR hiện tại và trong tương lai có thể tránh được những sai lầm trong quá khứ.
Phương Pháp: Một sự nhìn nhận có hệ thống các tài liệu đã được thực hiện để xác định những trường hợp SRQTL trong lịch sử. Tất cả những nguyên nhân có thể của các đợt SRQTL được phân loại tùy theo chúng có liên quan đến sự yếu kém của các Chương trình PCSR, sự gia tăng tiềm năng lan truyền bệnh SR hoặc những lý do kỹ thuật (như kháng thuốc) hay không.
Kết quả: Bài tổng quan này đã xem xét 75 đợt SRQTL ở 61 Quốc gia từ những năm 1930 đến những năm 2000. 91% (68/75) các đợt SRQTL ít nhất là do sự yếu kém của các Chương trình PCSR với những lý do đa dạng, trong đó, nguồn lực hạn chế là thường gặp nhất (39/68= 57%). Hơn một nửa (44/75 = 59%) do gia tăng tiềm năng lan truyền SR tại chỗ, trong khi chỉ có 24/75 (32%) được quy cho véc tơ kháng hóa chất diệt hoặc do kháng thuốc SR.
Kết luận: Quan niệm rằng hầu hết các đợt SRQTL có liên quan đến sự xuống cấp của các Chương trình PCSR, nên có một nhu cầu cấp thiết là phát triển những giải pháp thực tế đối với những mối đe dọa về mặt tài chính lẫn điều hành để những thành tựu của các Chương trình PCSR ngày nay đạt hiệu quả bền vững.

Download bản full tại đây :
5.     THỰC TRẠNG NHIỄM VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LÂY NHIỄM ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ Ở NGƯỜI TẠI MỘT SỐ ĐIỂM KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM
Trần Trọng Dương1, Nguyễn Khắc Thủy1, Nguyễn Văn Tùng 1, Nguyễn Thị Lựu2

 
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại khu vực miền Trung Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích trên 800 người (≥ 5 tuổi) ở 2 xã của tỉnh Bình Định, chọn ra những bệnh nhân bị bệnh là 120 người, năm 2011. Kết quả: Tỷ lệ xét nghiệm ELISA (+) trung bình là 15%, xã Nhơn Phong có tỷ lệ cao hơn (16,5%), xã Nhơn Hưng có tỷ lệ thấp hơn (13,5%). Tỷ lệ tăng bạch cầu ái toan trung bình là 10,3%. Tỷ lệ bị bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới (Nữ: 68,3%; nam: 31,7%). Nhóm bị bệnh gặp nhiều hơn là từ 31 - 60 tuổi ở cả 2 xã (52,5%). Nhóm đối tượng có trình độ học vấn cao (Đại học, cao đẳng) có tỷ lệ bị bệnh thấp hơn (7,7%) các nhóm còn lại (92,3%). Tỷ lệ bị bệnh chủ yếu ở các đối tượng có nuôi chó trong nhà chiếm 59%. Tỷ lệ bị bệnh có triệu chứng lâm sàng > 50% chủ yêu là ngứa, mề đay, đau đầu, rối loạn tiêu hoá…; 13% số bị bệnh là không có triệu chứng. Bàn luận: Tỷ lệ bị bệnh ở nữ cao hơn nam, thường gặp ở những ngời có trình độ học vấn thấp ở nhóm tuổi 31 - 60 tuổi, thường kèm theo có dấu hiệu ngứa, mề đay và tăng bạch cầu ái toan. Nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) tỷ lệ thuận với hành vi nuôi chó hoặc tiếp xúc với chó.
Từ khóa: Toxocara spp, Toxocara canis
Download bản full tại đây :

6.     MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC NHIỄM TOXOCARA TRÊN BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MÃN TÍNH NHIỄM TOXOCARA TẠI VIỆN 103
Lê Trần Anh1, Phạm Thị Mỹ Hằng2, Lê Thị Thu Hương3. 
 
Tóm tắt
Mày đay là một trong những bệnh thường gặp, nguyên nhân có thể do nhiễm ký sinh trùng trong đó có Toxocara. Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu trên 47 bệnh nhân mày đay mãn tính nhiễm Toxocara được chẩn đoán và điều trị tại viện 103 từ 1/2010 đến 6/2012 để xác định một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm Toxocara. Kết quả : tuổi bệnh nhân từ 9 – 66 tuổi, trung bình 32,66 ± 13,86 tuổi, nhóm tuổi 21 - 30 chiếm tỷ lệ cao nhất (36,67%). Nữ mắc nhiều hơn nam (chiếm 55,32%). Bệnh gặp nhiều ở nông dân (36,17%) so với các nhóm ngành, nghề khác. 17,02% có người trong gia đình hay người xung quanh bị tương tự. 21,28% có tiền sử dị ứng, hay gặp nhất là viêm mũi dị ứng (14,89%). Tỷ lệ nuôi/tiếp xúc với chó 57,44%, mèo 51,06%. 27,66% hay ăn rau sống, 29,79% hay ăn thịt sống.
Download bản Full tại đây :

7.     NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH NẤM Ở DA CỦA CÁC BỆNH NHÂN ĐẾN XÉT NGHIỆM TẠI KHOA KÝ SINH TRÙNG BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
 
Tôn Nữ Phương Anh, Ngô Thị Minh Châu,Nguyễn Thị Hoá,
Nguyễn Phước Vinh, Hà Thị Ngọc Thúy
BM. Ký sinh trùng- ĐHY Dược Huế
Tóm tắt
Nghiên cứu trên 415 bệnh nhân đến khám tại Phòng khám Da liễu Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 8/2011 đến tháng 8 năm 2012, được chẩn đoán theo dõi bệnh nấm ở da, tóc, móng dựa trên các triệu chứng lâm sàng và được chỉ định làm xét nghiệm trực tiếp trong môi trường KOH 20% tìm nấm chúng tôi thấy: Tỷ lệ bệnh có tổn thương lâm sàng ở da, tóc và móng của các đối tượng nghi nhiễm nấmchung là 51,81%, Các thể bệnh lâm sàng: Nấm thân 33,02%, nấm bẹn 29,30%, nấm da bàn chân 6,05%, viêm quanh móng – móng 5,58%, chốc đầu 3,72%, nấm móng 3,72%, da bàn tay – viêm kẽ tay 3,72%, thể bệnh phối hợp 14,88%. Các yếu tố nguy cơ có liên quan với tình trạng bệnh là: Tuổi 16 -25 có tỷ lệ nhiễm nấm cao hơn các độ tuổi khác (73,95%); Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới (71,16% so với 28,84%). Tỷ lệ nhiễm nấm của học sinh sinh viên (58,85%), nông dân (62,50%), công nhân (58,33%), thợ thủ công (62,50%) cao hơn các nhóm nghề nghiệp khác. Nơi sinh sống: Đối tượng sống ở nông thôn và thành thị sống tập thể có tỷ lệ nhiễm nấm cao hơn đối tượng sống thành thị có nhà riêng (63,13%, 57,44% so với 37,27%).Loại thuốc sử dụng trước khi đến khám: Tỷ Corticoide có tỉ lệ người sử dụng (87,50%). Môi trường sống và đặc điểm cá nhân: Thiếu nước, ra mồ hôi, thường xuyên hoạt động thể lực có sự liên quan chặt chẽ với tỷ lệ nhiễm nấm da, tỷ lệ nhiễm nấm da ở đối tượng có đặc điểm này lần lượt là 84,31%, 56,36% và 95,88% cao hơn so với nhóm đối tượng không có các yếu tố này (47,25%, 42,86% và 38,36%).
Từ khóa: bệnh nấm ở da và cơ quan phụ cận, thể bệnh lâm sàng, tinea.

Download bản full tại đây :

8.     ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TẨY GIUN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2004 - 2010. 
Nguyễn Văn Văn, Hoàng Xuân Tư và Cs.  
Tóm tắt
Chương trình Tẩy giun học sinh tiểu học toàn tỉnh (TGHSTH) đã chứng tỏ hiệu quả to lớn tại Quảng Nam. Sau giai đoạn thực hiện TGHSTH (2004- 2010), tình hình nhiễm giun truyền qua đất (GTQĐ) thay đổi đáng kể: Tỷ lệ nhiễm (TLN) chung và TLN riêng cho từng loại giun đũa, giun tóc và giun móc lần lượt là 26,6%, 0,6%, 0,6% và 25,9% so với 61,5%, 34,7%, 11,7% và 43% trước đó;
Vùng trung du có TLN chung và TLN giun móc cao nhất: TLN chung 41,5% so với 27% (miền núi) và 17,7% (đồng bằng); TLN giun móc 40,6% so với 26,7% (miền núi) và 16,9% (đồng bằng) và cao hơn có ý nghĩa so với trước khi TGHSTH (40.6% so với 31,5%);
TLN chung và TLN giun móc ở nhóm 15 tuổi trở xuống thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm trên 15 tuổi: 8% so với 29,7% (nhiễm chung) và 7,3% so với 28,9% (nhiễm giun móc).

Download bản full tại đây ;

9.     THỰC TRẠNG NHÀ VỆ SINH TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH LÀO CAI 
Phí Đức Toản1, Lã Kim Dung, Nguyễn Văn Thứ
Trung tâm PCSR Lào Cai 
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 đến thỏng 10 năm 2010 ở 883 các trường và điểm trường tiểu học trong toàn tỉnh Lào Cai. Tại 883 điểm điều tra với 886 công trình vệ sinh ; 735 trường, điểm trường có công trình vệ sinh, 151 trường, điểm trường không có công trình vệ sinh. trong đó 453/735 công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn chất lượng, 179 không đạt tiêu chuẩn học sinh vẫn phải sử dụng, 254 công trình vệ sinh không được sử dụng. Tại 3 huyện Bảo Thắng, Bảo Yên ,Văn Bàn cú 215/ 258 trường, điểm trường cú nhà vệ sinh (84,50%), 186/ 215 nhà vệ sinh được sử dụng (86,51%) với 19276 học sinh được sử dụng nhà vệ sinh (84,06%),106/ 215 nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh (49,30%) với 11800 học sinh được sử dụng (51,46%), 80/ 215 nhà vệ sinh không đạt tiêu chuẩn vệ sinh (37,21%) với 7476 học sinh phải sử dụng (32,60%), 72/ 258 trường, điểm trường không có nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh hỏng không sử dụng được (27,91%) với 3654 học.

Download bản full tại đây :
10.     VIẾT TẮT GIỐNG VÀ PHÂN GIỐNG MUỖI (DIPTERA: CULICIDAE)1 
John F. Reinert
(Mosquito Generic and Subgeneric Abbreviations
- Mosquito Systematics, Vol. 7(2) 1975: 105-110)
TÓM TẮT
Viết tắt 2 từ cho 34 giống và viết tắt 3 từ cho 119 phân giống cho họ muỗi Culicidae.
LỜI GIỚI THIỆU
Chữ viết tắt khác nhau đã đượcsửdụngđể đại diện chocùngmộtgiống tương tự một chữviếttắtđượcsửdụngđể mô tảcác giống khácnhaucủahọ Culicidae trong tài liệu đã được công bố.Tương tự như vậy,các tập hợp từkhácnhauđược sử dụng để viết tắt đối với phân giống. Với hy vọng rằngtiêu chuẩn hóachữ viết tắt cho từng giống và phân giống muỗi sẽđược thông qua,một danh sách 2 từ viết tắt cho số 34 giống Culicidae một danh sách 3chữ cáiviết tắt cho 119 phân giống (subgenera)đượctrình bày dưới đây. Sửdụng chữ viết tắt cho giống phân giống ngắn gọn, chuẩn hóa sẽtạo điều kiện thuận lợi cho việcnhận ra từng đơn vị phân loạigiảmkhông gianintrong các bảng, danh sách, mô tả, nhãn mẫu. Chữ viết tắttiêu chuẩn hóacũng sẽ là mộtlợi thế trong các nghiên cứu máytính. Cũng n giống  phân giống mới được xác định sẽ thuận cho tác giả để xuất bản một từ viết tắtcho mỗibằngcáchsửdụngthích hợp2 hoặc 3 từ.
Ngoài ra, nếumột giống hiện tại đã hạ xuống phân giống hoặc ngược lại, chữ viết tắt mớicó thể dễ dàngđược xác định đểphảnánhvịtrísửa đổi của nó.
Các cách phân loại giống vàphân giống dưới đâytheo Ston và Cs.(1959),  Stone (1961,1963,1967,1970), và các tác giảxuất bản giống, phân giống thay đổi kể từ khibổ sungcủa Stone năm 1970.  

Download bản full tại đây : 
 
 
 

Thống kê truy cập

Đang online: 190

Số lượt truy cập: 21,371,854